Chủ Thể Của Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức

trình có tính hệ thống, thứ tự để đạt đến một số mục tiêu nào đó. Như vậy, thông qua cách tiếp cận trên có thể hiểu rằng phương pháp ĐTBD CBCC hiện nay chính là cách thức sử dụng các biện pháp để truyền đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ cho đội ngũ CBCC để giúp họ nâng cao thực thi công vụ trong nền hành chính nhà nước nói chung.

ĐTBD CBCC có rất nhiều phương pháp khác nhau, có thể kể đến một số phương pháp điển hình như sau:

Phương pháp truyền đạt kiến thức một chiều, thụ động: Trong ĐTBD CBCC trước đây và hiện nay một số cơ sở ĐTBD, một số cá nhân giảng viên vẫn sử dụng phương pháp này. Đó chính là cách thức một người giảng viên, báo cáo viên đứng trước số đông người học, số đông công chức giảng giải, phân tích về một vấn đề một cách thụ động, một chiều từ người nói mà không quan tâm, để ý tới người học, người nghe có tiêu thu hay không, có phản hồi lại hay không.

Phương pháp lấy học viên, người học làm trung tâm: Tức là khi giảng dậy, thuyết trình giữa người học là CBCC và người dạy có sự trao đổi hai chiều, có sự tác động lẫn nhau giữa người học và người dạy. Phương pháp này thể hiện sự tích cực có sự trao đổi hai chiều, quan tâm tới người học, sự tiếp nhận cũng như sự phản hồi tích cực của họ để từ đó mà người giảng có thể điều chỉnh làm sao cho phù hợp với người nghe để tạo được hiệu ứng tích cực và mang lại hiệu quả cao cho công tác bồi dưỡng.

Phương pháp cầm tay chỉ việc: là phương pháp thiên về tính thực hành, thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ bảo của người dạy. Phương pháp này có ưu điểm là giúp cho người học tiếp nhận nhanh và làm được việc ngay sau khóa ĐTBD, nó phù hợp với một số lĩnh vực đòi hỏi tính thực hành, thực tiễn cao, đảm bảo đúng yêu cầu, quy trình mà công việc đó cần phải thực hiện.

Qua các phương pháp ĐTBD nêu trên, có thể thấy ĐTBD CBCC hiện nay ở các quốc gia đã và đang sử dụng kết hợp cả ba phương pháp trên trong

việc ĐTBD CBCC, tùy thuộc từng quốc gia, từng địa phương và từng lĩnh vực mà có thể sử dụng phương pháp nào cho phù hợp nhất.

2.2.3. Chủ thể của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

2.2.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


- Cơ quan quản lý nhân sự của quốc gia.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 8

Tuỳ từng quốc gia khác nhau mà cơ quan quản lý nhân sự của quốc gia

có những tên gọi khác nhau như: Bộ Nội vụ (Lào, Việt Nam...), Viện nhân sự quốc gia (Nhật Bản), Ủy ban công vụ (Anh quốc)...

Cơ quan quản lý nhân sự của quốc gia của quốc gia là chủ thể QLNN về ĐTBD cho đội ngũ CBCC trên phạm vi cả nước. Thực hiện chức năng này, cơ quan quản lý nhân sự của quốc gia xây dựng chương trình, kế hoạch ĐTBD CBCC; chương trình, nội dung ĐTBD CBCC; đội ngũ giảng viên và cơ sở ĐTBD CBCC; kinh phí phục vụ ĐTBD CBCC; thanh tra công tác ĐTBD CBCC.

- Cơ quan quản lý tài chính quốc gia.

Cơ quan quản lý tài chính quốc gia thông thường có tên là Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thực hiện chức năng QLNN về tài chính trên phạm vi cả nước đối với các lĩnh vực. Theo đó, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch sử dụng, cấp và thanh tra kiểm toán đối với kinh phí dành cho ĐTBD đội ngũ CBCC.

- Chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn lãnh thổ theo sự phân chia của mỗi quốc gia. Theo đó, chính quyền địa phương được phân cấp quản lý đối với công tác ĐTBD đội ngũ CBCC.

2.2.3.2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Cơ sở ĐTBD CBCC là những đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động ĐTBD cho đội ngũ CBCC.

Cơ sở ĐTBD CBCC thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng các chương trình ĐTBD CBCC

- Tổ chức biên soạn tài liệu ĐTBD CBCC.

- Triển khai các khóa ĐTBD CBCC và đánh giá chất lượng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

- Cấp chứng chỉ ĐTBD CBCC.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC là hoạt động cần thiết đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong các cơ quan nhà nước nói riêng, trong hệ thống chính trị nói chung. Đây là một nội dung quan trọng của QLNN đối với đội ngũ CBCC, có phạm vi rất rộng, tính chất rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực công tác. Do đó, hoạt động này cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có thể chỉ ra một số nhân tố cơ bản như sau:

2.3.1. Nhận thức của lãnh đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Nhận thức về chức năng ĐTBD CBCC tác động trực tiếp đến toàn bộ quá trình ĐTBD CBCC. Nhận thức không đầy đủ và phiến diện về ĐTBD CBCC sẽ dẫn đến việc tổ chức ĐTBD không đi đúng mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC. Nếu quan niệm ĐTBD CBCC là chi phí, là hoạt động tiêu tiền, giải ngân thuần túy, không nhận thức được rằng đó chính là khoản đầu tư, đầu tư vào con người, vào phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức thì việc ĐTBD CBCC mang tính chất đối phó, thiếu định hướng trọng tâm, tầm nhìn chiến lược. Cần nhận thức được rằng, ĐTBD CBCC là quá trình tổ chức những cơ hội học tập cho họ nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc để họ thực hiện công việc được giao tốt hơn, hiệu quả hơn. ĐTBD CBCC cần hiện thực hoá các mục tiêu chính sau:

- Trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc thực tế theo từng vị trí công việc, việc làm của CBCC, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm việc hiện tại của cá nhân và tổ chức;

- Trang bị kiến thức, kỹ năng, cách thức làm việc đáp ứng yêu cầu tương lai của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch của công chức theo yêu cầu của tổ chức;

- Trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ và cách thức làm việc cần thiết để giúp CBCC làm quen, thích ứng với vị trí công việc, việc làm mới do luân chuyển, thuyên chuyển, biệt phái, đề bạt.

Nói cách khác, ĐTBD CBCC phải là công cụ để phát triển năng lực thực thi công vụ. Hoạt động ĐTBD phải xoay quanh mục tiêu trọng tâm này. Nếu lãnh đạo quan tâm đúng mức về công tác ĐTBD thì mọi hoạt động đều được đầu tư kỹ lưỡng, tổ chức thực hiện sẽ có hệ thống và mang lại hiệu quả cao cho tổ chức. Ngược lại, nếu lãnh đạo không quan tâm thì chắc chắn công tác này sẽ bị trì trệ không mang lại hiệu quả cao cho tổ chức.

2.3.2. Thể chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Khung thể chế về ĐTBD CBCC thể hiện toàn bộ quan điểm, chủ trương, chế độ, cách thức đối với ĐTBD CBCC. Tuỳ theo cách tiếp cận mà các hoạt động ĐTBD CBCC được thực hiện với những định hướng, những ưu tiên, những bước đi khác nhau. Ví dụ, các chính sách thể hiện ưu tiên ĐTBD để hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch, chức danh CBCC là một hướng đi đối với nền công vụ theo hệ thống chức nghiệp, mà ở đó công chức được phân theo ngạch. Việc ĐTBD theo tiêu chuẩn của ngạch đặt ra là yêu cầu tối thiểu để công chức đáp ứng được các tiêu chuẩn ngạch, còn việc họ có đủ năng lực thực hiện công việc ở một vị trí công việc của họ hay không lại là vấn đề khác. Tuy nhiên, với yêu cầu của nền công vụ theo vị trí việc làm, cũng cần có sự chú ý tới hệ thống việc làm, mà ở đó người ta chú trọng tới năng lực thực tế của công chức để làm ở một vị trí công việc được phân công.

Chính sách là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai CBCC. Chính sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác CBCC. Dựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách CBCC để xác định rò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan về ĐTBD CBCC. Đồng thời xây dựng chiến lược, kế hoạch ĐTBD phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu.

Khi đã xác định rò mục đích, hướng ĐTBD rò ràng thì các chính sách sẽ tập trung theo hướng đó và như thế mới phát huy được hiệu quả ĐTBD. Nếu như khuyến khích ĐTBD tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ, thì các chính sách chế độ phải tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện ĐTBD ngắn hạn dựa trên cơ sở năng lực làm việc cho CBCC. Cần thể chế hóa các vấn đề như: định hướng ĐTBD; phân cấp ĐTBD, tăng quyền tự chủ đối với các cơ sở ĐTBD; ban hành danh mục các kỹ năng cần thiết đối với các chức danh, nhóm công việc CBCC; chế độ riêng đối với giảng viên, học viên và cơ sở ĐTBD, vì việc bồi dưỡng không phải đào tạo cấp bằng theo chuyên ngành đào tạo có mã ngành đào tạo.

2.3.3. Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công

chức

Phân loại theo chủ thể, chương trình ĐTBD gồm 2 loại chủ yếu: một là chương trình khung do các bộ chủ quản xây dựng, ban hành; hai là chương trình ĐTBD cụ thể dành cho các khóa ĐTBD do cơ sở ĐTBD dự thảo và cơ quan quản lý thẩm định, phê duyệt.

Phân loại theo nội dung thì chương trình ĐTBD gồm chương trình chung và chương trình chuyên ngành, trong đó chương trình chung là chương trình áp dụng cho tất cả đối tượng CBCC, chương trình chuyên ngành là chương

trình áp dụng cho ĐTBD đội ngũ CBCC của từng ngành, từng lĩnh vực công tác khác nhau.

Nội dung của chương trình ĐTBD gồm đối tượng, mục đích, yêu cầu, phạm vi, phương pháp, chuyên đề và đề cương của từng chuyên đề ĐTBD làm căn cứ để triển khai biên soạn chi tiết tài liệu ĐTBD.

Chương trình ĐTBD là xương sống của hoạt động ĐTBD CBCC, có vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả của việc ĐTBD CBCC bởi chương trình ĐTBD gắn với mục tiêu ĐTBD. Vì thế, chương trìnhĐTBD phải được xây dựng trên nền tảng cách tiếp cận khả năng thực thi công vụ cho CBCC với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của hoạt động công vụ đã được quy định rò ràng từng chức danh và ngạch, bậc CBCC trong các văn bản liên quan của nhà nước. Chương trình phải đạt được yêu cầu thiết thực, phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau. Điều này sẽ giúp cho học viên tích cực học tập để nâng cao kiến thức, năng lực công tác và phát huy được thực tiễn công việc hàng ngày.

Chương trình ĐTBD cần được thiết kế phù hợp với yêu cầu công việc của CBCC, chú trọng việc ĐTBD những kỹ năng cụ thể cho mỗi loại đối tượng CBCC. Thời gian cho mỗi khóa ĐTBD phải hợp lý, không nên quá dài gây ảnh hưởng đến thời gian cho công việc của CBCC.

Trên cơ sở chương trình, sẽ xây dựng giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác ĐTBD. Tài liệu học tập không chỉ phục vụ việc học tập, nghiên cứu, mà còn có thế như cuốn cẩm nang để CBCC tra cứu khi cần thiết. Đó chính là hiệu quả ĐTBD phản ánh qua nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu.

Tài liệu ĐTBD là công cụ để nâng cao năng lực cho CBCC tham gia ĐTBD. Tài liệu ĐTBD cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm lấp đầy khoảng cách giữa yêu cầu đối với vị trí việc làm và năng lực hiện tại của CBCC ở một vị trí việc làm. Tài liệu phục vụ ĐTBD theo yêu cầu vị trí việc làm cần được xây dựng khác với ĐTBD công chức theo ngạch, có tính cá

nhân hoá, cụ thể hoá. Thiết kế tài liệu ĐTBD cần xác định cụ thể mục tiêu, các cấp độ về mục tiêu cần đạt được, có sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kỹ năng.

2.3.4. Đội ngũ giảng viên

Trong hoạt đông động ĐTBD nói chung và động ĐTBD CBCC nói riêng, đội ngũ giảng viên và nhân viên phục vụ có vai trò quan trọng. Giảng viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất. Nhiệm vụ của học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm biện pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. CBCC là những người có trình độ, có thực tiễn và chuyên môn vững, do vậy để giảng dạy cho đội ngũ này đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có trình độ, chuyên môn rất sâu và rộng. Trình độ, kinh nghiệm công tác, xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy cho người đã có kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên quản lý nhà nước có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng ĐTBD CBCC.

Trên thực tế hiện nay, các cơ sở ĐTBD CBCC, ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức. Họ là cán bộ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các nhà quản lý đào tạo, giảng viên các trường đại học, có trình độ, năng lực và đặc biệt là giàu kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên, thời gian dành cho công tác giảng dạy không nhiều, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao, mặt khác, đội ngũ này có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn nhưng yếu về phương pháp sư phạm. Điều này vừa gây khó khăn cho các cơ sở ĐTBD CBCC trong việc sắp xếp lịch học, vừa khó truyền tải kiến thức, kỹ năng đến người học. Do vậy, các cơ sở ĐTBD CBCC phải trông cậy sức mình là chính. Nhưng đội ngũ giảng viên của các cơ sở ĐTBD CBCC vừa yếu vừa thiếu, yếu nhất là về kinh nghiệm công tác.

Để hoạt động ĐTBD CBCC đạt chất lượng, đội ngũ giảng viên cần được tuyển chọn kỹ lưỡng theo những tiêu chuẩn chặt chẽ, thường xuyên

được đào tạo nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên về những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, cần chú ý đưa đội ngũ giảng viên đi cơ sở, đi thực tế.

Nếu đội ngũ giảng viên có chất lượng sẽ góp phần tăng chất lượng ĐTBD. Chất lượng đội ngũ giảng viên lĩnh vực ĐTBD cũng có tính đặc thù và phải hội đủ 3 yếu tố: kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn. Ba yếu tố này phải được hòa quyện để có được những giảng viên có kiến thức uyên thâm, có phương pháp giảng dạy tốt và được đánh giá là am hiểu thực tiễn. Người có kiến thức lý luận tốt, nhưng không hiểu biết thực tiễn, lại không có phương pháp giảng dạy hiệu quả, thì chất lượng ĐTBD cũng lệch lạc. Còn nếu giảng viên có phương pháp nhưng không có kiến thức, không có thực tiễn thì cũng không để lại ấn tượng nào đối với người học. Trong thực tiễn rất nhiều giảng viên có trình độ lý luận và kiến thức tốt, phương pháp giảng dạy hợp lý nhưng thiếu thực tiễn, cũng khó đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo vị trí việc làm cụ thể. Rò ràng muốn nâng cao chất lượng ĐTBD, chất lượng đội ngũ CBCC thì cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên hội đủ những yếu tố như trên. Đây là một thách thức đối với hoạt động ĐTBD.

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng ĐTBD, vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm đạt chuẩn và kinh qua thực tế công tác. Bởi vì trong ĐTBD đội ngũ CBCC giảng viên là người hướng dẫn học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Một nguyên tắc của việc ĐTBD là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết, rèn luyện kỹ năng đến mức có thể. Cho nên, giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công ĐTBD đội ngũ CBCC mới thu được kết quả như mong muốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022