Bài Học Kinh Nghiệm Cho Tỉnh Savanakhet, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

hành chính nhà nước; vấn đề thời đại, yêu cầu công nghiệp hóa thời kỳ mới, hội nhập và quốc tế hóa…

Nội dung ĐTBD đội ngũ CBCC được phân cấp, phân loại và thiết kế khu chương trình, thời gian đào tạo theo nguyên tắc: Các đối tượng khác nhau phải có những chuyên đề khác nhau; chương trình càng cao thì học phần càng nặng, kiến thức càng sắc bén, chú trọng đến phát triển lý luận nhận thức; chương trình dành cho các đối tượng ở bậc thấp hơn thì phải thiết thực, phải được minh họa một cách cụ thể, sống động bằng các ví dụ, tình huống thực tiễn, học xong phải vận dụng được ngay vào công việc…

Thực tiễn từ giai đoạn cải cách ở Trung Quốc (1978) đến nay, hoạt động ĐTBD vẫn tập trung chủ yếu vào việc thiết kế các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn gắn với tham quan, học tập các mô hình thực tiễn phát huy được hiệu quả cao trong và ngoài nước, vừa đảm bảo CBCC được tham gia với số lượng lớn, nội dung học tập phong phú, các địa điểm mở lớp cũng tạo thuận tiện cho CBCC tham gia.

Thứ tư, tăng cường đổi mới về phương pháp giảng dạy của giảng viên, học tập nghiên cứu của học viên tại các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC. Khung chương trình ĐTBD ở Trung Quốc được thiết kế dành khoảng gần một nửa thời lượng cho việc trao đổi, thảo luận, thậm chí tranh luận về mọi khía cạnh liên quan đến nội dung bài giảng; tập trung vào việc xây dựng và giải quyết các tình huống thực tiễn; các bài giảng phải được minh họa bằng các ví dụ cụ thể nhằm giúp CBCC nắm bắt một cách nhanh chóng, sinh động các nội dung được đưa ra.

Song song với việc đổi mới phương pháp ĐTBD, các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC ở Trung Quốc cũng được quan tâm hỗ trợ để trang bị hệ thống các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập; chú trọng đến sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, thực hành ĐTBD qua mạng internet, ĐTBD từ xa; tăng cường khả năng tự học tập, tự nghiên cứu của

CBCC thông qua cung cấp hệ thống thư viện sách giấy, thư viện điện tử, cung cấp giáo án, bài giảng điện tử…

Thứ năm, thực hiện đổi mới về cơ cấu và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên tham gia ĐTBD đôi ngũ CBCC. Các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC ở Trung Quốc hiện nay đang thực hiện thay đổi về cơ cấu đội ngũ giảng viên theo đó giảm bớt số lượng giảng viên cơ hữu, mở rộng mạng lưới giảng viên thỉnh giảng, giảm số lượng giảng viên chuyên trách, tăng cường giảng viên kiêm chức, sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm chức là chủ yếu trong bồi dưỡng, thậm chí có cơ sở quy định bắt buộc sử dụng giảng viên thỉnh giảng/kiêm nhiệm đối với tối thiểu 80% đơn vị học phần.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đãi ngộ, chi trả thù lao giảng dạy đối với giảng viên cũng được thực hiện có hiệu quả theo nguyên tắc trả lương theo số giờ giảng dạy, nội dung giảng dạy, tính chất giảng dạy, các nội dung càng chuyên sâu, tính chất càng phức tạp thì thù lao càng cao và ngược lại, nội dung càng đơn giản thì thù lao sẽ thấp hơn.

Thứ sáu, Đảng và Nhà nước Trung Quốc thực hiện chế độ hóa việc học tập của CBCC lãnh đạo Đảng, chính quyền. Tùy theo nhu cầu từng thời gian thích hợp, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức các lớp nghiên cứu thảo luận chuyên đề tập trung cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của bộ ngành, cấp tỉnh về những thành quả mới nhất về lý luận và thực tiễn quan hệ đến toàn cục phát triển sự nghiệp của Đảng, Nhà nước. Đối với cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, cấp tỉnh, bộ, cục, huyện, quy định mỗi cán bộ phải có thời gian thoát ly công tác, tham gia bồi dưỡng lũy kế cứ 5 năm phải trên 3 tháng. Theo quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tăng cường trung tâm học tập lý luận của cấp ủy, đẩy mạnh học tập tại chức của cán bộ lãnh đạo là một nội dung có tính bắt buộc phải được xây dựng gắn với từng chương trình ĐTBD các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể ở tất cả các cấp.

Thứ bảy, Trung Quốc thực hiện ĐTBD gắn với tự đào tạo qua rèn luyện thử thách trong thực tiễn. Điều đó thể hiện ở chế độ luân chuyển chức vụ, địa bàn công tác và chế độ đan xen nhận chức. Chế độ này được Trung Quốc ban hành năm 1990 nhằm mở rộng phạm vi bồi dưỡng rèn luyện cán bộ lãnh đạo, chính quyền. Thông qua thực tiễn, các bộ trưởng trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề xảy ra đột xuất nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh lớn... Qua đó rèn luyện, thử thách năng lực, bản lĩnh lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo ứng phó với các vấn đề đột xuất xảy ra cho các cán bộ lãnh đạo.

Trung Quốc xác định việc ĐTBD cho được người cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược phải có thời gian trên dưới 30 năm, kiên trì phấn đấu, rèn luyện thử thách liên tục qua các chặng đường chủ yếu: giai đoạn 1 khoảng 10 năm là học xong đại học, vào Đảng, làm công tác chuyên môn và tham gia công tác chính trị sơ cấp ở cơ sở; giai đoạn 2 (khoảng 7-8 năm) làm công tác chuyên môn kết hợp công tác chính trị trung cấp công tác lãnh đạo từ cơ sở, cục, vụ, cấp huyện, tỉnh, bộ; giai đoạn 3 (khoảng 7-8 năm) làm công tác chính trị cao cấp là chủ yếu như bí thư tỉnh ủy, bí thư tỉnh đoàn... Giai đoạn 3 có kết hợp với luân chuyển cán bộ 2-3 lần/cương vị, địa bàn công tác.

2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Từ thực tiễn ĐTBD đội ngũ CBCC của Việt Nam và Trung Quốc, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Savanakhet, CHDCND Lào như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò của công tác ĐTBD đội ngũ CBCC để tăng cường ý thức trách nhiệm, nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này.

Thứ hai, có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất đối với hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC từ Trung ương đến địa phương, đồng thời có sự phân công, phân

cấp rò ràng, hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác ĐTBD đội ngũ CBCC; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan phối hợp.

Thứ ba, trong ĐTBD đội ngũ CBCC, có những quy định cụ thể về các khóa ĐTBD bắt buộc mà CBCC phải trải qua trước khi nhận nhiệm vụ hay được thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên giữ các vị trí lãnh đạo cao hơn. Ngoài ra, cần gắn kết việc ĐTBD với các khâu khác trong công tác cán bộ như quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, đãi ngộ... tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả ĐTBD đội ngũ CBCC.

Thứ tư, có sự đổi mới, nâng cao hơn chất lượng mọi mặt trong hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC trong hệ thống chính trị ở các cơ sở ĐTBD. ĐTBD đội ngũ CBCC cần gắn chặt hơn với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn việc giảng dạy lý thuyết với thực hành trong thực tế.

Để nâng cao hơn chất lượng hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC ở các cơ sở ĐTBD, cần phải hệ thống hóa và nâng cao chất lượng nội dung chương trình, giáo trình. Việc xây dựng nội dung chương trình phải chú ý hơn tới nhu cầu của người học, phù hợp với các đối tượng CBCC và cần có tính hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cao như đối với vấn đề kỹ năng lãnh đạo, quản lý; giảm những phần kiến thức thiên về lý luận chung chung. Trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình ĐTBD cần tham khảo ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý của chính các đối tượng người học và cơ quan đơn vị cử cán bộ đi học để đảm bảo tính thiết thực, gắn với thực tiễn của việc ĐTBD đội ngũ CBCC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đội ngũ CBCC là những người có vai trò quan trọng, góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, bộ máy nhà nước nói riêng. Trong xu thế phát triển chung của nhân loại, các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa cũng phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp, đồng thời ngày càng có thêm những tiến bộ mới trong các

ngành khoa học… đặt ra yêu cầu đội ngũ CBCC cũng phải được nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng được đòi hỏi từ thực hiện đặt ra.

Một là, xây dựng được cơ sở lý luận về ĐTBD đội ngũ CBCC, đó là khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC. ĐTBD đội ngũ CBCC mang những đặc điểm riêng, phân biệt với hoạt động ĐTBD những nhóm đối tượng khác, đồng thời chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau từ đó tạo nên chất lượng, hiệu quả khác nhau khi có những giải pháp phù hợp hay chưa phù hợp nhằm phát huy tác động của những nhân tố tích cực và hạn chế tác động của những nhân tố tiêu cực. Nội dung hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC gồm 3 hoạt động cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác ĐTBD đội ngũ CBCC.

Hai là, quá trình thực hiện hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC ở CHDCND Lào cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện so với những thời kỳ trước đây, đồng thời học hỏi từ kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó bao gồm những nước có chế độ chính trị tương đồng như Việt Nam, Trung Quốc. Việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước tạo điều kiện cho việc ĐTBD đội ngũ CBCC ở Lào rút ngắn thời gian, đồng thời có khả năng tránh được những điểm chưa phù hợp.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH SAVANAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. Khái quát tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào


3.1.1. Về điều kiện tự nhiên tỉnh Savanakhet

Nằm cách thủ đô Vien-chăn 487 km về phía Nam thuộc vùng Trung

Lào, Savannakhet (ສະຫວັ ນນະເຂດ) là tỉnh lớn thứ hai và được xem như thủ phủ kinh tế của Lào với diện tích 21.774 km² trong đó diện tích đồng bằng chiếm 59% và miền núi 41%. Tỉnh nằm ở 16.5° vĩ tuyến Bắc với phía Bắc

giáp tỉnh Khammuane, Nam giáp tỉnh Saravane, Đông giáp tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và Tây giáp tỉnh Mukdahan của Thái Lan. Sanavakhet là tỉnh có diện tích rừng chiếm 61% của tổng diện tích toàn tỉnh.

Bản đồ tỉnh Sanavakhet Lào Nguồn upload wikimedia org Về khí hậu Savannakhet 1

Bản đồ tỉnh Sanavakhet, Lào (Nguồn: upload.wikimedia.org)

Về khí hậu, Savannakhet có khí hậu nhiệt đới, được phân thành hai mùa rò rệt là mùa khô và mùa mưa. Thời gian nóng nhất quanh năm vào tháng Tư với nhiệt độ trung bình 29,5°C và lạnh nhất là tháng Mười Hai với nhiệt độ trung bình khoảng 21,7°C.

Tỉnh Savannakhet có nhiều con sông chảy qua như: sông Meekong, sông Sebanghieng, sông Sebangphay, sông Sebangquan, sông Sechamphon, sông Sesamsoi, sông Sepon, sông Sekok… là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cũng là nơi giàu tài nguyên khoáng sản như thạch cao, đá granit, vàng, bạc, đồng, muối… thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.

Về mặt hành chính, tỉnh Savannakhet ngày nay được phân bố thành 15 muang (đơn vị cấp huyện), trong đó ngoài tỉnh lỵ Kaysone Phomvihane và các huyện khác là Atsaphanthong, Atsaphone, Champhone, Khanthabouli, Nong, Outhoumphone, Phine, Seponh, Songkhone, Thapanthong, Thaphalanxay, Virabuly, Xayboury, Xayphouthong, Xonbury.

3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Savanakhet

Về dân số, theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015, dân số toàn tỉnh 969,697 người mât độ dân số 44.53/km². Sanavakhet là tỉnh có 73.6% dân số sống ở vùng nông thôn và vùng có điều kiện khó khăn là 4,2% và 22,2% dân số sinh sống ở đô thị.

Bảng 1 Biến động dân số tỉnh Sanavakhet từ 2005 - 2020


Tên

Chữ Lào

01/3/2005

01/3/2015

01/3/2020

Laos

ປະເທດລາວ

5,621,982

6,492,228

6,936,760

Savannakhet

ສະຫວັ ນນະເຂດ

825,902

969,697

1,024,496

Assaphone

ອາດສະພອນ

50,448

59,580

65,525

Atsaphangthong

ອາດສະພັ ງທອງ

39,102

46,029

48,886

Champhone

ຈໍ າພອນ

101,559

109,174

117,862

Kaysone Phomvihane

ໄກສອນພົ ມວິ ຫານ

112,915

125,622

126,202

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


Tên

Chữ Lào

01/3/2005

01/3/2015

01/3/2020

Nong

ນອງ

21,106

29,622

32,760

Outhoumphone

ອຸ ທຸ ມພອນ

80,516

90,945

95,049

Phalanxay

ພະລານໄຊ

31,734

40,097

42,976

Phine

ພິ ນ

50,784

65,085

65,779

Seponh

ເຊໂປນ

43,046

56,213

59,429

Songkhone

ສອງຄອນ

82,461

100,006

101,017

Thapangthong

ທາພັ ງທອງ

31,497

40,584

44,775

Vilabuly

ວິ ລະບູ ລີ

30,264

39,215

41,456

Xaybuly

ໄຊບູ ລີ

54,441

59,774

66,146

Xayphouthong

ໄຊພູ ທອງ

44,557

47,404

48,707

Xonbuly

ຊົ ນບູ ລີ

51,472

60,347

67,869

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu Tổng điều tra dân số Lào)

Nhìn chung, Sanavakhet chiếm 15% dân số của Lào, và là tỉnh đông dân thứ 2 sau thủ đô Viêng Chăn. Từ năm 2005 đến 2020, dân số Sanavakhet tăng 462,298 người tương đương tăng 14.4%. Trong đó tỉnh lỵ Kaysone Phomvihane - trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Sanavakhet là nơi cư dân tập trung cư dân đông đúc nhất với 125,622 người (2020), chiếm 12,9% tổng dân số của tỉnh. Huyện có số dân thấp nhất là Nong với 29,622 người (2020), chỉ chiếm 3% dân số Sanavakhet.

Savannaket là trung tâm hành chính kinh tế lớn thứ 2 của Lào sau Thủ đô Viêng chăn, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Trung Lào. Là thủ phủ của miền Trung, Savannakhet có nhiều lợi thế về giao thương đường bộ với Thái Lan, Việt Nam và các tỉnh lân cận trong Lào. Là tỉnh trung tâm của hành lang kinh tế Đông - Tây, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Savannakhet đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ phát triển kinh tế khá GDP tăng trưởng trung bình 10%/năm. Hiện nay Sanavakhet có các ngành sản xuất và

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí