Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đối Với Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức

Tỉnh có thể nghiên cứu và áp dụng phương pháp tổ chức lớp học dựa trên mục tiêu ĐTBD như sau:

Bảng 15 Lựa chọn phương pháp ĐTBD dựa trên mục tiêu


Nguồn Birkenholz R J 1999 tr 47 4 2 3 Tăng cường công tác quản lý đối với 1

(Nguồn: Birkenholz, R.J,1999, tr. 47)

4.2.3. Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Tham gia vào quá trình ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh gồm nhiều cơ quan, do vậy cần kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh; xây dựng đội ngũ CBCC có đủ năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC một cách khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Sở Nội vụ Savanakhet là cơ quan QLNN về ĐTBD CBCC của tỉnh, UBND tỉnh Savanakhet quyết định công tác ĐTBD CBCC từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, thanh tra, kiểm tra.

Sở Nội vụ cần chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan như Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính, Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Savanakhet xây dựng cơ chế phối hợp từ việc xây dựng kế hoạch, công tác tuyển sinh sinh, mở lớp đến việc quản lý, đánh giá các khóa ĐTBD đội ngũ CBCC. Trong quá trình ĐTBD đội ngũ CBCC, việc xây dựng kế hoạch cần phải cập nhật những kiến thức; về mục tiêu ĐTBD gắn với tiến trình cải cách hành chính; về hệ thống các cơ sở và quy trình ĐTBD… Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CBCC quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC cho cơ quan, đơn vị. Bảo đảm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức ĐTBD đội ngũ CBCC cho Trường Chính trị và Hành chính tỉnh.

Tăng cường công tác QLNN thông qua kế hoạch về ĐTBD đội ngũ CBCC. Kế hoạch đó phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

- Kế hoạch ĐTBD đội ngũ CBCC phải dựa trên yêu cầu chính trị, nhiệm vụ của chính quyền để xác định nhu cầu của CBCC trong tương lai.

- Kế hoạch ĐTBD đội ngũ CBCC cần gắn quy hoạch về đào tạo với sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện trẻ hóa đội ngũ CBCC, tuy nhiên CBCC trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ còn lớn.

- Kế hoạch ĐTBD đội ngũ CBCC phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của nhà nước. Đồng thời đảm bảo dân chủ, công khai, tránh tình trạng bè phái, mất đoàn kết.

Để tăng cường quản lý về công tác ĐTBD đội ngũ CBCC thì đội ngũ những người làm công tác quản lý phải nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác ĐTBD đội ngũ CBCC; nắm được các bước trong quy trình ĐTBD và có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức công tác ĐTBD đội ngũ CBCC một cách bài bản, khoa học và hiệu quả.

Trên cơ sở các văn bản của trung ương, tỉnh cần cụ thể hóa thành các văn bản về ĐTBD đội ngũ CBCC sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với công tác ĐTBD.

Tỉnh Savanakhet cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ĐTBD đội ngũ CBCC. Để thực hiện tốt công tác này, tỉnh cần tập trung vào một số nội dung như: kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản do các cấp có thẩm quyền ban hành; công tác kiểm tra, đánh giá về thực trạng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC; việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra, có kiến nghị phương hướng thực hiện trong thời gian tới.

ĐTBD đội ngũ CBCC có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Do vậy, phải có những chính sách, chế độ phù hợp để thúc đẩy hoạt động này có hiệu quả.

Trước hết cần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy cho CBCC, đây là đội ngũ “máy cái”. Chế độ đãi ngộ hợp lý là điều kiện quan trọng để đội ngũ giảng viên không ngừng rèn luyện, học tập và tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy. Muốn xây dựng đội ngũ giảng viên các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC cần đáp ứng về số lượng, bảo đảm về chất lượng. Tỉnh cần quy định mức hỗ trợ cụ thể bằng vật chất đối với những giảng viên khi tham gia các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ, chẳng hạn học cao học, nghiên cứu sinh ở trong nước và ngoài nước, tuy nhiên khi cử đi học, những người này phải cam kết phụ vụ tối thiểu 3-5 năm sau khi học xong. Tỉnh cũng nên có chính sách ưu tiên đối với những người về làm giảng viên ở các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC. Đồng thời có phụ cấp, trợ cấp cho giảng viên ở cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC để họ yên tâm công tác. Tuy nhiên, đi kèm với những chính sách ưu đãi thì tiêu chuẩn, chế độ làm việc của giảng viên của các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC phải cao hơn, chặt chẽ hơn.

Tỉnh cũng cần khuyến khích việc nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC, nhất là những công trình nghiên cứu khoa học giá trị đưa vào ứng dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Tỉnh cần quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC, để các cơ sở này đảm đảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách đãi ngộ đối với CBCC được cử đi ĐTBD. Những chính sách đãi ngộ như: tạo điều kiện về thời gian học tập; đãi ngộ trong việc bố trí, sử dụng sau khi hoàn thành việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn; chính sách đãi ngộ trong xét tuyển, thi tuyển nâng ngạch công chức... tạo động lực để CBCC không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4.2.4. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Nhìn chung, nội dung ĐTBD phải bảo đảm quán triệt đường lối, quan điểm đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước Lào; bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát huy những lợi thế so sánh của tỉnh. Đồng thời, chương trình ĐTBD phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và tiến trình hội nhập quốc tế của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Sanavakhet nói riêng. Cùng với đó, ĐTBD cũng cần đáp ứng được yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, cũng như yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CBCC các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh.

Xây dựng và đổi mới nội dung chương trình ĐTBD cần xuất phát từ việc xác định, khảo sát nhu cầu ĐTBD của đội ngũ CBCC, từ đó mới có thể lựa chọn được những nội dung kiến thức, kĩ năng cần thiết để đưa vào biên soạn chương trình ĐTBD, sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng CBCC.

Nội dung chương trình tập trung trả lời hai câu hỏi quan trọng là ở vị trí công việc đó, CBCC, viên chức được làm những gì và làm như thế nào để thực hiện công việc có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất? Nội dung chương trình cần hướng vào bồi dưỡng, phát huy tính chủ động sáng tạo, năng lực tổ chức thực tiễn, kỹ năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách, năng lực lãnh đạo nói chung của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Tỉnh cũng cần xây dựng chương trình ĐTBD cho một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cụ thể. Nội dung đào tạo lý luận chính trị hành chính cho cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần tăng cường lý luận; nội dung bồi dưỡng theo vị trí việc làm tăng tỷ lệ đáng kể nghiệp vụ mang tính tác nghiệp, cách thức quy trình, thủ tục, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và cách xử lý các tình huống chính trị xã hội. Vì vậy cần thống kê, phân loại cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị để nắm được số lượng, nhu cầu ĐTBD từ đó xây dựng kế hoạch mở lớp, xác định nội dung chương trình, tài liệu, chính sách cho phù hợp.

Đổi mới nội dung, chương trình ĐTBD phải gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó phải chuyển dần vai trò trung tâm từ người giảng sang học viên, tức là phải thực hiện phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học trong việc khai thác các kho tàng tri thức và không bị động trong tiếp thu các tri thức sẵn có, thậm chí chủ động khám phá ra những cái mới, đồng thời phải thay đổi vai trò truyền đạt sang vai trò hướng dẫn của người giảng viên đối với học viên.

Theo đó, việc tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu phải được tiến hành thông qua hoạt động xác định nhu cầu; bảo đảm sự tham gia của CBCC và đơn vị sử dụng CBCC, đặc biệt cần lưu ý biên soạn các chương trình ĐTBD như sau:

- Biên soạn mới các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí việc làm.

- Biên soạn các chương trình, tài liệu ĐTBD cho CBCC phù hợp với từng vị trí, chức danh.

- Biên soạn các chương trình theo vị trí việc làm.

- Tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu bảo đảm sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn.

Gắn với việc đổi mới chương trình ĐTBD là đổi mới phương pháp, phương thức ĐTBD. Đổi mới phương pháp dạy - học theo ba tiêu chí: Tăng cường tính chủ động của người học; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học; đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng bảo đảm tính chính xác, khách quan, tiếp cận với phương thức kiểm tra, đánh giá của các nước tiên tiến.

Với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ thông tin ở tỉnh Sanavakhet, việc chính quyền tỉnh nghiên cứu và tiến tới áp dụng các bài giảng trực tuyến E-learning có tính phù hợp cao. E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E- Learning, việc học là linh hoạt hơn. CBCC có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Phương pháp này có ưu điểm như sau:

- Đối với học viên, các bài giảng của giảng viên sẽ được quay phim, ghi hình lại và đăng tải lên trang thư viện học liệu mở thông qua mạng internet nhằm phục vụ cho người học là CBCC có thể dễ dàng theo dòi và xem lại các bài giảng đó. Lợi ích to lớn này cũng giúp cho nhiều đối tượng CBCC ở các

vùng miền nơi khó khăn đi lại có thể tiếp cận được các chương trình, khóa học nhằm cập nhật kiến thức cho bản thân để có thể thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ công vụ.

- Tiết kiệm chi phí đi lại. Để đến được lớp học được tổ chức ở các trường, trung tâm, CBCC phải di chuyển từ nhà đến trường bằng nhiều loại phương tiện di chuyển khác nhau. Nay nhờ có thư viện học liệu mở, CBCC có thể ngồi ở nhà, nơi làm việc vẫn có thể tham gia các chương trình ĐTBD.

- Tiết kiệm chi phí tổ chức lớp học, in ấn tài liệu, giáo trình do các bài giảng đã được số hóa, cho phép người học dễ dàng truy cập và tải về để sử dụng.

- Tạo sự chủ động cho CBCC trong việc tham gia các bài giảng, khóa ĐTBD trực tuyến. Khác với môi trường học tập truyền thống, thay vì người học phải tham gia học tập tại các lớp học của trường, CBCC có thể học trực tuyến luôn linh hoạt học tập mọi lúc mọi nơi, tùy theo sự sắp xếp phù hợp với công việc của mình.

- Tạo sự kết nối cho CBCC không chỉ sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Sanavakhet tham gia được mà các địa phương khác cũng có thể tham gia vào các chương trình bồi dưỡng trực tuyến đó. Hơn nữa, sẽ tạo ra cộng đồng học tập, nâng cao trình độ và là nơi giao lưu trực tuyến, trao đổi kinh nghiệm với nhau trong quá trình áp dụng các kiến thức được ĐTBD vào trong việc thực hiện công việc.

4.2.5. Thay đổi phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công

chức


Thay đổi phương thức ĐTBD CBCC cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, đa dạng hình thức ĐTBD đội ngũ CBCC.

Trong điều kiện hiện nay ở Lào, để đáp ứng nhu cầu ĐTBC của CBCC

ngày càng tăng, cần đa dạng hóa các hình thức ĐTBD, kết hợp đào tạo chính quy tập trung với tại chức, ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn. Đối với số CBCC

trẻ, có triển vọng và trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, cần thiết phải đi học các lớp tập trung. Đồng thời, các cơ sở ĐTBD cũng có thể áp dụng mô hình ĐTBD linh hoạt:

+ Gắn học lý thuyết với đi khảo sát thực tế.

+ Phát triển các hình thức vừa học vừa công tác, kết hợp giữa quá trình học tập nâng cao trình độ ở trường lớp với quá trình thử thách trong thực tiễn để rèn luyện bản lĩnh, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.

+ Đào tạo qua trường lớp với rèn luyện qua thực tiễn và ngược lại. Trong quá trình ĐTBD CBCC, cần phải đưa những người CBCC trẻ, kế cận vừa được đào tạo chính quy vào phong trào quần chúng ở cơ sở, để họ được hoạt động, thử thách và rèn luyện trong phong trào của quần chúng. Tổ chức hay các cán bộ phụ trách phải giao nhiệm vụ công tác quan trọng cụ thể cho các CBCC trẻ, kế cận đã được đào tạo qua trường lớp, để họ chủ động phát huy trình độ và năng lực trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, đồng thời các cấp tổ chức hay cơ quan đơn vị quản lý những CBCC đó phải luôn quan tâm theo dòi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá sự trưởng thành của mỗi CBCC. Đây cũng là cách tốt nhất để những phẩm chất, bản lĩnh ở trong mỗi cán bộ trẻ kế cận được củng cố và phát triển.

Hai là, tăng cường sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực.

Phương pháp giảng dạy cũng có vai trò hết sức quan trọng. Khi đã xác định được mục tiêu, nội dung chương trình ĐTBD thì phương pháp giảng dạy sẽ quyết định chất lượng quá trình ĐTBD. Trong ĐTBD CBCC, phương pháp giảng dạy đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tích cực đối với chất lượng ĐTBD nhằm thực hiện tốt các mục tiêu ĐTBD. Phương giảng dạy chính là tổ hợp các cách thức hoạt động của giảng viên và học viên trong quá trình ĐTBD được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giảng viên, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu ĐTBD. Phương pháp giảng dạy với tư cách là tổng hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022