Trình Tự Lập Kế Hoạch Đào Tạo, Bồi Dưỡng Của Tỉnh Sanavakhet

Bảng 11. Trình tự lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Sanavakhet


STT

Nội dung

Thời hạn


1

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây

dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của đơn vị gửi Sở Nội vụ thẩm định, tổng hợp;

Ngày 01/6 hàng năm


2

Sở Nội vụ thẩm định về chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng và tổng hợp dự toán kinh phí (tương ứng với chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng) gửi dự thảo kế hoạch xin ý kiến của Sở

Kế hoạch và Đầu tư, gửi Sở Tài chính thẩm định

Ngày 30/6 hàng năm


3

Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí, lồng ghép các nguồn kinh phí theo nhu cầu kế hoạch. Văn bản của Sở Tài chính,

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Sở Nội vụ

Ngày 15/9 hàng năm


4

Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, ý kiến tham gia của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ chỉnh lý, hoàn thiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức của tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp

Ngày 15/11 hàng năm


5

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính báo cáo UBND

tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Ngày 30/11 hàng năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 17

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2018) Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch ĐTBD CBCC hàng năm của UBND tỉnh, Sở Nội vụ có trách nhiệm thông báo các chỉ tiêu đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, QLNN; phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thông báo các chỉ tiêu ĐTBD về lý luận chính trị cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố để triển khai thực hiện. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBCC

cấp tỉnh, cấp huyện theo chức danh, vị trí việc làm và một số nội dung khác theo các chương trình, đề án của tỉnh. Dựa trên quyết định phê duyệt kế hoạch ĐTBD CBCC của UBND tỉnh và thông báo của Sở Nội vụ, Sở Tài chính có trách nhiệm gửi thông báo dự toán kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch ĐTBD CBCC.

Trên cơ sở nội dung trên, quy trình xây dựng kế hoạch ĐTBD tỉnh Sanavakhet có thể áp dụng như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng.

Đây là một khâu quan trọng của quá trình ĐTBD. Để tránh lãnh phí trong ĐTBD, Nhà nước cần tiến hành điều tra tổng thể về trình độ và nhu cầu đào tạo. Đây là hoạt động phân tích và đánh giá nhằm xác định mức độ chênh lệch giữa năng lực hiện có trong thực hiện nhiệm vụ thực tế (bao gồm: trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất, thái độ) với mức năng lực cần phải có cho mỗi vị trí công việc.

Nhu cầu ĐTBD chính là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và quan điểm mà học viên cần học để đáp ứng những nguyện vọng trong công việc và cuộc sống. Đánh giá nhu cầu ĐTBD là một quá trình mà trong đó nhà phân tích cố gắng hiểu rò về người tham gia và năng lực của họ trước khi ĐTBD. Đánh giá xác định nhu cầu ĐTBD quan tâm đến nhu cầu cần phải học, không phải quan tâm đến việc thích hay không thích của người học. Đánh giá nhu cầu ĐTBD giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học đang có với kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học cần phải có.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC mang tầm chiến lược, Nhà nước Lào nói chung và tỉnh Sanavakhet nói riêng cần phải tiến hành xác định nhu cầu ĐTBD ở 3 cấp độ: cấp tổ chức (cấp toàn tỉnh); cấp công việc và cấp cá nhân. Trong đó cần quan tâm nhất đến nhu cầu ĐTBD cấp tổ chức để qua đó có cái nhìn bao quát về năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC toàn tỉnh và

yêu cầu nâng cao năng lực qua các hoạt động ĐTBD của tỉnh nói chung. Tổng hợp dữ liệu phân tích nhu cầu đào tạo ở ba cấp cá nhân, công việc, tổ chức sẽ hình thành cơ sở dữ liệu nhu cầu ĐTBD của tỉnh Sanavakhet. Cụ thể như sau:

Phân tích cấp tổ chức (cấp toàn tỉnh): Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chính quyền tỉnh Sanavakhet và các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, cần tiến hành rà soát, phân tích tình hình thực tế về năng lực thực hiện công việc thực tế của đội ngũ CBCC. Qua đó để có thể xác định mức thiếu hụt và nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về kiến thức, kĩ năng, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CBCC toàn tỉnh.

Phân tích cấp công việc là phân tích mức độ chênh lệch giữa yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần thiết để hoàn thành công việc ở một vị trí việc làm cụ thể ở mức lý tưởng so với mức hiện tại. Căn cứ để phân tích chính là Bản mô tả công việc theo từng vị trí việc làm và yêu cầu về năng lực, phẩm chất, chuyên môn của CBCC cho vị trí việc làm đó. Qua đó mới có sự so sánh, đánh giá được mức độ chênh lệch giữa vị trí việc làm và năng lực cần có của CBCC là người đảm nhiệm thực hiện công việc ở vị trí đó.

Phân tích cấp cá nhân CBCC: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực của họ đã đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại hay chưa? Các công cụ để phân tích ở cấp độ cá nhân gồm bản mô tả công việc; Bảng đánh giá hoàn thành nhiệm vụ công việc của thủ trưởng đơn vị; Bản đề nghị của cá nhân CBCC.

Việc tỉnh làm tốt việc xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ CBCC sẽ mang lại một số lợi ích như sau:

Thứ nhất, quyết định xem liệu ĐTBD có phải là giải pháp tốt hay không để nâng cao năng lực CBCC?

Thứ hai, giúp xây dựng chiến lược ĐTBD CBCC đáp ứng nhu cầu của CBCC, tạo sự hứng thú cho họ khi tham gia ĐTBD.

Thứ ba, giúp tỉnh đưa ra được chương trình ĐTBD hợp lý, được xây dựng trên kinh nghiệm, kiến thức và nhu cầu mong muốn của CBCC.

Thứ tư, giúp tỉnh xác định được nội dung và các phương pháp ĐTBD phù hợp với từng đối tượng CBCC.

Thứ năm, giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng của ĐTBD khi CBCC có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng được truyền đạt vào thực thị công vụ.

Bước 2: Xác định nội dung đào tạo bồi dưỡng

Nội dung ĐTBD CBCC cần có sự kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức và kĩ năng, và đảm bảo nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ và phẩm chất đạo đứa của đội ngũ CBCC của tỉnh. Để tỉnh Sanavakhet đánh giá được nhu cầu về nội dung ĐTBD của đội ngũ CBCC, có thể tiến hành điều tra thu thập thông tin theo các mẫu biểu rồi yêu cầu CBCC tích chọn theo mong muốn của mình. Bản tổng hợp đánh giá nhu cầu ĐTBD sẽ là căn cứ để đề ra khung chương trình ĐTBD phù hợp, đạt hiệu quả cao, đáp ứng đúng tâm tư nguyện vọng của CBCC nhằm nâng cao khả năng thực thi các hoạt động công vụ. Bảng minh họa như sau:

Bảng 12. Phiếu khảo sát nội dung ĐTBD CBCC tỉnh Sanavakhet


TT

TÊN LỚP - NỘI DUNG HỌC

Không

Rất

ít

Cần

thiết

Rất

cần

A

ĐÀO TẠO KIẾN THỨC





1

Trình độ Sau Đại học





2

Trình độ Đại học





3

Trình độ Cao đẳng





4

Đào tạo ngoại ngữ:






Tiếng anh cơ bản






Tiếng anh nâng cao







Tiếng Việt






Tiếng Dân tộc






Các thứ tiếng khác (Ghi rò):……..





B

BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG






1

Kỹ năng tham mưu, đề xuất giải quyết công việc; phương pháp tổ chức làm việc và kỹ năng làm việc nhóm





2

Kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng đề án






3

Kỹ năng phát ngôn, quan hệ công chúng và thông tin đối ngoại





4

Kỹ năng thuyết trình; điều hành cuộc họp và

hội thảo






5

Kỹ năng xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan đơn vị; đánh giá hiệu quả sau đào tạo,

bồi dưỡng






6

Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính





7

Bồi dưỡng nâng cao, chuyên sâu kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế






8

Bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong nâng cao kỹ thuật soạn thảo văn bản





9

Bồi dưỡng nghiệp vụ Tài chính - Kế toán





C

ĐTBD THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH, CHỨC DANH





1

Bồi dưỡng Lãnh đạo cấp phòng và tương đương







2

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp





3

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính





4

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên





(Nguồn: Tác giả tổng hợp,2018)

Bên cạnh việc xác định được nội dung ĐTBD, tỉnh Sanavakhet còn phải đánh giá, khảo sát nhu cầu về phương thức tổ chức ĐTBD thích hợp.

Bảng 13. Phiếu khảo sát nhu cầu về phương thức tổ chức ĐTBD



STT


Phương thức tổ chức ĐTBD


1


2


3


4


5

1

Đào tạo/bồi dưỡng ngắn hạn






2

Tự cải thiện thông qua công việc/tài liệu






3

Tham quan học tập mô hình/kinh nghiệm






4

Đào tạo/bồi dưỡng trung hạn







5


Hội thảo, seminar chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, nhà quản lý






6

Tham vấn chuyên gia trong nước và quốc tế






7

Khác (ghi rò):






(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2018)

Chú giải:

1) Lý luận chính trị

2) Kiến thức quản lý nhà nước

3) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho cán bộ, công chức, viên chức.

4) Cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế.

5) Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định; tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bước 3: Dự kiến kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

Đó là việc lên kế hoạch để triển khai các lớp ĐTBD phù hợp với từng chương trình ĐTBD cụ thể. Đây sẽ là cơ sở để chuẩn bị các nguồn lực cho việc tổ chức các khóa học ĐTBD. Vì thế dự kiến kế hoạch ĐTBD cần phải xác định được các khóa học các lớp học cụ thể.

Căn cứ vào nhu cầu ĐTBD của đơn vị của tỉnh và các cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh để thiết kế các khoa học phù hợp và cần phải xác định địa điểm không gian thực hiện khoa học nơi bố trí, nguồn lực thực hiện khoa học như thế nào. Kế hoạch ĐTBD cũng cần đưa ra thời gian dự kiến thực hiện các khóa đào tạo, lớp học như thời gian bắt đầu thời gian kết thúc. Cũng cần xác định được mức độ quan trọng và thứ tự yêu tiên trong việc tổ chức thực hiện các khóa học.

Mô hình Bảng Dự kiến kế hoạch ĐTBD như sau:

Bảng 14. Mô hình Bảng dự kiến kế hoạch ĐTBD tỉnh Sanavakhet



TT


Nội dung


Đối tượng


Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện và được giao dựtoán

Cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện; giảng viên, báo cáo

viên


Tổng số lớp


Tổng số học viên


Thời gian/1 lớp


Dự toán kinh phí thực hiện


Thời gian thực hiện


TỔNG CỘNG








I

Đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch công chức và chức

vụ lãnh đạo, quản lý







1










2





















II

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh,

cấp huyện theo vị trí việc làm







1










2



















III

Bồi dưỡng về hội nhập

quốc tế







1










2




















IV

Đào tạo lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ, công chức Đảng, đoàn

thể và đại biểu HĐND







1

Đào tạo cao cấp lý luận

chính trị







2

Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị














V

Các lớp bồi dưỡng







1










2



















(Nguồn: Tác giả, 2018)

Bước 4: Dự kiến phương thức tổ chức

Tỉnh cần lên các phương án tổ chức nội dung ĐTBD sao cho hiệu quả nhất phù hợp với nội dung và đối tượng CBCC cụ thể. Đó là sự lựa chọn các phương thức tổ chức các khóa ĐTBD như các khóa tập trung, không tập trung, tổ chức hội thảo, tọa đàm nghiên cứu khoa học, học trực tuyến…. Có thể căn cứ vào phiếu khảo sát phương thức tổ chức để đưa ra phương thức tổ chức thích hợp nhất.

Các phương thức này cần phù hợp với đối tượng ĐTBD cũng như nội dung ĐTBD cụ thể để đảm bảo sự phù hợp và đạt hiệu quả nhất đối với từng nhóm đối tượng CBCC.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022