Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 20

Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực ĐTBD CBCC. Tỉnh Sanavakhet nói riêng và CHDCND Lào nói chung có thể đẩy mạnh hợp tác quốc tế theo công thức: Hội nghị - hội thảo quốc tế; liên kết đào tạo.

Cần có tiêu chí để lựa chọn đối tác nước ngoài hợp tác với tỉnh Sanavakhet để triển khai các hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC. Theo đó, một số tiêu chí có thể được áp dụng để lựa chọn đối tác đó là: 1) Đối tác được công nhận và kiểm định tại nước sở tại; 2) Bằng cấp mà người học được nhận tương đương với bằng cấp tại nước sở tại và được công nhận tại nhiều nước trên thê giới; 3) Ưu tiên các quốc gia có cùng hệ thống chính trị, các nước XHCN và các nước nói tiếng Anh.

Để tiến hành hợp tác liên kết ĐTBD CBCC, tỉnh có thể tiến hành một số hoạt động như sau:

Bước 1: Tìm kiếm đối tác. Ở bước này, Tỉnh cần lên kế hoạch tìm kiếm và thu thập thông tin về đối tác, đánh giá theo một số tiêu chí đã đề ra. Đồng thời gửi thông tin và đàm phán các lĩnh vực hợp tác ĐTBD đội ngũ CBCC phù hợp với mục tiêu mà tỉnh đã xác định trước đó.

Bước 2. Triển khai liên kết ĐTBD. Sau khi đã lựa chọn được đối tác, đội ngũ phụ trách sẽ gửi công văn lên UBND tỉnh để chờ phê duyệt.

Bước 3. Lên kế hoạch tuyển sinh, tuyển chọn CBCC đủ điều kiện tham gia các khóa liên kết ĐTBD với các đơn vị đối tác.

Triển khai tốt các chương trình học bổng với các đối tác như: DAAD, CHUBU Singapore, GE, Fulbright,... đồng thời phổ biến thông tin tới đội ngũ CBCC, khuyến khích họ tham gia vào khóa học dài hạn thông qua các kì thi tuyển chọn của các trường đại học trên thế giới. Tích cực xây dựng và triển khai các học bổng đào tạo ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng cho đội ngũ CBCC sang thăm quan, học tập và làm việc tại các quốc gia khác như Việt Nam, Singapore, Thái Lan…. Tiếp tục phát triển các đối tác Đông Nam Á trong các chương trình trao đổi sinh viên, trao đổi giảng viên. Ngoài ra, chú

trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia, Nhật Bản dựa trên những mối quan hệ hợp tác thành công của Đại học Savannakhet với các trường như các đại học vùng Kyoto, Đại học Okayama, Đại học Champasak…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

ĐTBD CBCC là công việc mà đòi hỏi các cấp, các ngành phải thực hiện thường xuyên và liên tục, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và QLNN nhằm xây dựng đội ngũ CBCC thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu kiện toàn và nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Trong chương này, luận án đã đạt được những kết quả sau:

Một là, nắm bắt được các quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về ĐTBD đội ngũ CBCC. Đồng thời đề cập được phương hướng và mục tiêu ĐTBD đội ngũ CBCC tỉnh Sanavakhet. Đây là những định hướng cho việc đề xuất giải pháp tăng cường ĐTBD đội ngũ CBCC tỉnh Sanavakhet thời gian tới.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 20

Hai là, trên cơ sở thực trạng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC tỉnh Sanavakhet thời gian qua, đề xuất 7 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ĐTBD đội ngũ CBCC tỉnh Sanavakhet. Cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm có thể huy động được sức mạnh tổng hợp giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh. Có thể nói, phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ CBCC là yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Sanavakhet. Vì vậy, đầu tư các nguồn lực phù hợp với cách thức hợp lý là hướng đi đúng đắn và thích hợp nhằm nâng cao chất lượng của CBCC, qua đó nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động công vụ và nền hành chính của tỉnh.

KẾT LUẬN


ĐTBD đội ngũ CBCC là việc làm thường xuyên của các quốc gia nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC. CHDCND Lào nói chung và tỉnh Savanakhet nói riêng cũng luôn quan tâm ĐTBD đội ngũ CBCC. Với đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, luận án đã đạt được những kết quả sau:

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ rò những kết quả đạt được và phân tích những vấn đề còn bỏ ngỏ để cần phải dành thời gian nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn. ĐTBD CBCC là một vấn đề không mới, được nhiều tác giả nghiên cứu và đã có rất nhiều công trình đề cập về ĐTBD CBCC, từ việc ĐTBD CBCC nói chung đến ĐTBD CBCC theo vị trí việc làm, theo chức danh, từ việc nghiên cứu ĐTBD CBCC trên lý thuyết đến kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Nhờ việc tổng quan, tác giả đã kế thừa những kết quả đã được được, tìm khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu.

Hai là, xây dựng được cơ sở lý luận về ĐTBD đội ngũ CBCC. Theo đó, tác giả đã làm rò khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC. ĐTBD đội ngũ CBCC mang những đặc điểm riêng, phân biệt với hoạt động ĐTBD những nhóm đối tượng khác, đồng thời chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau từ đó tạo nên chất lượng, hiệu quả khác nhau khi có những giải pháp phù hợp hay chưa phù hợp nhằm phát huy tác động của những nhân tố tích cực và hạn chế tác động của những nhân tố tiêu cực. Hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC gồm 3 nội dung cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác ĐTBD đội ngũ CBCC.

Ba là, học tập kinh nghiệm trên cơ sở tổng kết thực tiễn ĐTBD đội ngũ CBCC từ một số quốc gia có chế độ chính trị tương đồng như Việt Nam, Trung Quốc. Việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước tạo điều

kiện cho việc ĐTBD đội ngũ CBCC ở Lào rút ngắn thời gian, đồng thời có khả năng tránh được những điểm chưa phù hợp.

Bốn là, đã đánh giá toàn cảnh về thực trạng ĐTBD đội ngũ CBCC của tỉnh Sanavakhet. Thời gian qua, công tác ĐTBD CBCC của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, hàng năm tỉnh đều ban hành các kế hoạch ĐTBD CBCC. Số lượng CBC tăng lên, các khóa ĐTBD cũng được mở ngày càng nhiều để giúp đội ngũ CBCC của tỉnh cập nhật kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc theo vị trí việc làm. Cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên cũng được nâng cao về chất lượng. Nguồn lực tài chính đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng lên.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tỉnh còn gặp một số khó khăn, hạn chế trong công tác ĐTBD CBCC như: Công tác ĐTBD có xu hướng chạy theo số lượng nhưng chưa chú trọng tới ĐTBD theo chức danh vị trí việc làm, và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. Hệ thống cơ sở ĐTBD CBCC của tỉnh Sanavakhet chưa đủ mạnh. Cơ sở vật chất trang bị cho cơ sở ĐTBD còn hạn chế. Phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới….

Năm là, đề xuất được nhiều giải pháp khác nhau nhằm hoàn thiện hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC tỉnh Sanavakhet. Chính quyền tỉnh Sanavakhet cần triển khai đồng bộ 7 giải pháp để huy động được sức mạnh tổng hợp giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác ĐTBD đội ngũ CBCC của địa phương. Phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ CBCC là yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Sanavakhet nói chung và các cơ quan chính quyền tỉnh Sanavakhet nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tiếng Việt

1. Đoàn Duy Anh (2017), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6/2017.

2. Ngô Thành Can (2004), “Đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực làm việc cho cán bộ, công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.

3. Ngô Thành Can (2004), “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

4. Ngô Thành Can (2008), “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5.

5. Ngô Thành Can (2008), “Công chức và đào tạo công chức ở nước Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 8/2008

6. Ngô Thành Can (2010), “Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 175 (8/2010).

7. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Nxb Lao động, Hà Nội.

8. Phạm Đức Chính (2019), “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí chức danh nhân tố bảo đảm sự thành công của chính sách sử dụng cán bộ”, Tạp chí quản lý nhà nước.

9. Nguyễn Duy Dũng (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực (Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

10.Nguyễn Hữu Hải (2008), "Về tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ, công chức” Tạp chí Tổ chức nhà nước, tháng 9/2008.

11.Nguyễn Hữu Hải (2008), "Những vấn đề đặt ra về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số 11/2008.

12.Nguyễn Thị Hồng Hải (2019), "Một số giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo năng lực", Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 280.

13.Trần Quốc Hải (2008), “Hoàn thiện thể chế công vụ ở nước ta hiện nạy”, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

14.Lê Thị Vân Hạnh (2009), "Đánh giá các khóa đào tạo, bồi dưỡng - Trách nhiệm của các quan sử dụng lao động”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 161.

15.Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Hành chính công, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 16.Đoàn Kim Huy (2017), “Đào tạo công chức chính quyền địa phương ở

Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử

(2017).

17.Trần Đình Huỳnh (2005), Hồ Chí Minh kiến trúc sư lỗi lạc của nền hành chính nhà nước Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

18.Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.Chu Xuân Khánh (2010), “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

20.Nguyễn Thành Lợi (2017), “Kinh nghiệm trong công tác đào tạo công chức ở Anh”, Tạp chí Cộng sản điện tử.

21.Đặng Đình Lựu (2008), “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp ở Trung Quốc”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10/2008.

22.Lê Quang (2009), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11/2009.

23.Lưu Kiếm Thanh (2012), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức một hình thức giáo dục - đào tạo đặc thù và chuyên biệt”, Tạp chí Quản lý nhà nước.

24.Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Đồng Minh (2014), “Đào tạo và bồi dưỡng các giá trị nhân văn công vụ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 220/2014.

25.Lê Như Thanh (2004), “Một số vấn đề về đánh giá trong quá trình quản lý đào tạo”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.

26.Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công, đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.Đào Thị Ái Thi (2012), “Đào tạo cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 198.

28.Lê Minh Thông, Nguyễn Danh Châu (2009), Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.Huỳnh Văn Thới (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ khái niệm đến nhận thức và hành động”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 188.

30.Đinh Văn Tiến, Thái Vân Hà (2013), “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 209.

31.Trịnh Việt Tiến (2018), “Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với hoạt động thực thi công vụ”, Tạp chí Công thương, số 4/2018.

32.Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.Lương Văn Tuấn (2013), “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 8/2013.

34.Đào Thị Tùng (2011), “Kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-2011.

35.Nguyễn Ngọc Vân (2005), “Nghiên cứu luận cứ khoa học và giải pháp thực hiện phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, công chức nhà nước”, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

36.Nguyễn Thị Thu Vân, Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 166 (11/2009).

37.Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.

38.Lại Đức Vượng (2008), “Bàn thêm về giám sát, đánh giá công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số 10/2008

39.Lại Đức Vượng (2009), “Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

B. Tài liệu tiếng Lào

40.Buonkham Vongdala (2009), “Đào tạo và bồi dưỡng công chức là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính nước nhà”, Tạp chí A Lun Mai, số 04, tháng 7-8/2009,

41.Chuong Sombunkhan (2015), Kinh tế toàn cầu hóa với sự phát triển đất nước Lào, Nxb Dokket, Viêng Chăn.

42.Khamkong Thammatheva (2016), Hiểu đúng thực hiện đơn giản, Nxb Hội Chuong sombunkhan,Viêng Chăn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022