dụng đến kết quả xếp loại của các loại văn bằng, chứng chỉ trong quy hoạch, bổ nhiệm của CC, góp phần thúc đẩy họ tích cực, nghiêm túc trong học tập.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định bắt buộc về ĐTBD đối với CC. Trên cơ sở quy định pháp luật, các cơ quan quản lý, sử dụng CC cần tăng cường quản lý và nhất là CC phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định, tự giác chấp hành và có ý thức cao trong việc tham gia các chương trình ĐTBD. Đây phải được coi là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong năm của CC bắt buộc phải hoàn thành và hoàn thành với chất lượng cao nhất.
Ngoài ra, nên xem xét đẩy mạnh áp dụng hình thức ĐTBD trực tuyến đối với đội ngũ CC TĐKT.
ĐT trực tuyến vốn là phương án dự phòng của nhiều cơ sở ĐTBD, tuy nhiên đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tư duy và chiến lược ĐTBD của nhiều cơ sở ĐTBD. Người học, trong đó có CBCC cũng nghiêm túc xem xét lại hình thức ĐTBD mà mình có thể tham gia. Trong dịp giãn cách xã hội vừa qua, các cơ sở ĐTBD đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời để đảm bảo yêu cầu trong triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 và đáp ứng yêu cầu về ứng dụng công nghệ hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều hình thức bồi dưỡng trực tuyến.
Để nâng cao trình độ, CC TĐKT cần tích cực tham gia ĐTBD, nhất là các chương trình BD theo yêu cầu vị trí việc làm. Với đặc thù về tính chất công việc, bị chi phối lớn bởi yếu tố thời gian, điều kiện giao thông, đi lại khó khăn. Việc học tập không dễ dàng như ở các đô thị lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho CC trong đó có CC TĐKT trên địa bàn tỉnh có thể dễ dàng hơn khi tham gia các khóa ĐTBD trực tuyến. BD trực tuyến là một loại hình ĐT mang lại nhiều hiệu quả. Do sự phát triển của công nghệ, nội dung ĐTBD theo hình thức này luôn mang tính trực quan, dễ đọc, dễ hiểu. Đặc biệt
khi học theo hình thức này, người học phải có ý thức tự học, nên tính hiệu quả của việc học rất cao. Người học có thể chủ động trong việc bố trí thời gian học như học tại nhà, học lúc nghỉ ngơi, học tại cơ quan. Bên cạnh đó, quá trình tham gia học tập còn giúp cho người học có trình độ nhất định về công nghệ thông tin. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết của đội ngũ CBCC trong giai đoạn hiện nay. BD theo hình thức trực tuyến phù hợp xu hướng, tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu BD kịp thời, có thể kiểm soát được chất lượng dạy của giảng viên, đảm bảo cho học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống kho học liệu cung cấp trong kho dữ liệu điện toán đám mây. Việc đánh giá học tập của học viên thông qua đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, đảm bảo chính xác mức độ tiếp thu của người học đối với chương trình BD. Đặc biệt, hình thức này có thể đáp ứng được việc BD trên diện rộng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trên thực tế, trong thời gian nửa đầu 2021, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, một bộ phận CC TĐKT trên địa bàn tỉnh đã tham gia các khóa ĐTBD trực tuyến, từ ĐT thạc sĩ cho đến các khóa BD theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, BD lãnh đạo, quản lý cấp phòng. Do đó, trong thời gian tới, các cơ sở ĐTBD nên xem xét tăng cường hình thức ĐTBD trực tuyến để tạo điều kiện cho học viên tham gia học tập, nâng cao trình độ.
Về mặt lý thuyết, BD trực tuyến là hình thức BD có sử dụng kết nối mạng, thông qua phần mềm ứng dụng trên internet để thực hiện việc học tập: lấy tài liệu học tập, tương tác với học liệu điện tử, giao tiếp giữa người học với nhau và giữa học viên với giảng viên. Học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: tài liệu BD, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử. Hệ thống quản lý học tập (LCMS-Learning Content Management System) là hệ thống phần mềm ứng dụng cho phép tổ chức, quản
lý và triển khai các hoạt động ĐTBD qua mạng từ lúc nhập học đến khi người học hoàn thành khóa học qua mạng; giúp cơ sở ĐTBD theo dõi và quản lý quá trình học tập của người học; giúp giảng viên giao tiếp với người học trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp người học có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng. Hệ thống quản lý học tập là hệ thống phân phối các tài liệu học tập tới số lượng lớn người học, đồng thời hỗ trợ đơn vị quản lý dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đánh giá quá trình ĐTBD một cách hiệu quả. Hệ thống cũng giúp kết nối giảng viên và các người học khác để trao đổi bài.
Để đẩy mạnh ứng dụng hình thức ĐTBD trực tuyến đối với CC nói chung và CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cần quan tâm đến một số phương diện sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Nâng Cao Chất Lượng Chương Trình, Tài Liệu Đào Tạo, Bồi Dưỡng
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Lý Về Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 15
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 16
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Một là, nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp lý về ĐTBD trực tuyến nói chung và ĐTBD trực tuyến đối với đội ngũ CBCC nói riêng. Hiện nay, đã có một số văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến ĐTBD trực tuyến như Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016
- 2020, định hướng đến năm 2025”. Đây là những căn cứ pháp lý ban đầu cho hoạt động ĐTBD trực tuyến. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mới, tương đối phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề. Do đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần tập trung nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy định về ĐTBD trực tuyến như học liệu điện tử, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ.
Hai là, nghiên cứu, xây dựng, ban hành chương trình, tài liệu BD trực tuyến đối với CC nói chung và CC TĐKT nói riêng. Nội dung chương trình BD
CC phải đảm bảo khối lượng kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt, vừa đa dạng, phong phú trong cách trình bày giúp tạo người học tích cực học tập; chương trình BD cần đảm bảo cho người học dễ tiếp cận, tra cứu, nghiên cứu.
Ba là, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và các yêu cầu khác phục vụ BD trực tuyến. Các cơ sở ĐTBD phải thường xuyên đầu tư nâng cấp các hệ thống BD trực tuyến điện tử E-Learning để đảm bảo chất lượng các chương trình BD trực tuyến. Các địa phương và bản thân người học cũng cần quan tâm nâng cấp hệ thống các thiết bị điện tử, cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ hoạt động học tập trực tuyến.
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3, đề tài đã tập trung làm rõ định hướng của Đảng, Nhà nước đối với công tác ĐTBD CC TĐKT trong giai đoạn tới. Những định hướng này dựa trên những định hướng chung của Nhà nước về ĐTBD CC cũng như định hướng xây dựng, phát triển năng lực đội ngũ, đổi mới công tác ĐTBD CC của tỉnh Đắk Lắk.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở chương 2 và những quan điểm, định hướng chung của Đảng, Nhà nước về công tác ĐTBD CC, đề tài đã đề xuất 6 giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Đắk Lắk, bao gồm:
+ Xác định đúng nhu cầu ĐTBD CC TĐKT;
+ Nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng;
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm ĐTBD của CC TĐKT;
+ Hoàn thiện hệ thống pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng CC TĐKT;
+ Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý, sử dụng CC với cơ sở ĐTBD;
KẾT LUẬN
Chất lượng của đội ngũ CC TĐKT là nhân tố quan trọng, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước về TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quán triệt chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật, quy định của nhà nước, của Bộ Nội vụ về CCHC, cải cách chế độ công vụ, CC, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh. Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đến công tác ĐTBD CC nói chung, CC TĐKT trên địa bàn tỉnh nói riêng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CC trong thực thi công vụ.
CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk có chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về TĐKT trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ CC TĐKT cần đáp ứng được các yêu cầu đối với đội ngũ CCVC nói chung và yêu cầu tiêu chuẩn của lĩnh vực TĐKT nói riêng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trong điều kiện hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết. Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó việc tổ chức triển khai đề tài: “ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với kết cấu 3 chương và phần mở đầu, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐTBD CC TĐKT; phân tích thực trạng ĐTBD CC TĐKT, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những mặt hạn chế; trên cơ sở đó, ở chương 3, đề tài đã phân tích một số giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nâng cao, chất lượng ĐTBD CC TĐKT là nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng thực hiện. Do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự quyết tâm, đoàn kết, phấn đấu không ngừng của chính quyền tỉnh, các cơ quan quản lý, sử dụng CC, các cơ sở ĐTBD và toàn thể CC TĐKT trên địa bàn tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba về chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVII (2020), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đắk Lắk.
5. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2008), Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
6. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 10/2017/TT-BNV quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
7. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 12/2019/TT-BNV quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Hà Nội.
8. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Nxb. Lao động, Hà Nội.
9. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Hà Nội.
11. Chính phủ (2021), Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
12. Dự án ADB, Bộ Nội vụ, Báo cáo xác định danh mục kỹ năng cần thiết và nhu cầu đào tạo cho lãnh đạo chính quyền thị xã, thành phố thuộc tỉnh và lãnh đạo chính quyền xã, phường, thị trấn, 2005.
13. Dự án ADB, Bộ Nội vụ, Tài liệu hội thảo quốc tế: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Hà Nội, 2005.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển hành chính, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Minh Hà (2009),“Kinh nghiệm đánh giá khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 11/2009, tr. 53-57.
17. Lê Thị Vân Hạnh (2009), “Đánh giá các khóa đào tạo, bồi dưỡng trách nhiệm của các cơ quan sử dụng lao động”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 166, tr. 45-48.
18. Nguyễn Hữu Hải (2008), “Những vấn đề đặt ra về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 11/2008, tr. 80-85.
19. Nguyễn Thị Hồng Hải, Đoàn Văn Dũng (2018), “Quản lý chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 5/2018, tr. 35-39.
20. Trần Thúy Hằng (2020), Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia
21. Phan Thị Bích Hiền (2010), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu công việc ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính.
22. Lê Thị Liên (2017), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
23. Nguyễn Duy Phương (2017), “Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 7/2007, tr. 55-60.
24. Nguyễn Minh Phương, Trần Thị Hạnh (2014), “Hoàn thiện quy phạm pháp luật về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 10/2014, tr. 84-88.