BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
———-
TẠ THỊ NHÃ VI
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DANH MỤC CHO VAY ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương
Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại
- Cơ Cấu Các Loại Rủi Ro Trong Hoạt Động Cho Vay Của Nhtm
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
LỜI CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan tất các các nội dung chi tiết của bài luận văn được trình bày theo kết cấu và dàn ý của tác giả với sự dày công nghiên cứu, thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan, đồng thời được sự góp ý hướng dẫn của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương để hoàn tất luận văn.
TPHCM, Ngày 08 Tháng 12 Năm 2015
Tác giả
Tạ Thị Nhã Vi
LỜI CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan tất các các nội dung chi tiết của bài luận văn được trình bày theo kết cấu và dàn ý của tác giả với sự dày công nghiên cứu, thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan, đồng thời được sự góp ý hướng dẫn của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương để hoàn tất luận văn.
TPHCM, Ngày 08 Tháng 12 Năm 2015
Tác giả
Tạ Thị Nhã Vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU…………………………………………………………………………..1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:………………………………………………………………….1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây…………………………………………………2
1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài……………………………………………………………………2
1.2.2 Nghiên cứu trong nước ……………………………………………………………………6
1.3 Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ……………………….6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………….7
1.5 Phương pháp nghiên cứu: ………………………………………………………………..8
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………………………………………………………….8
1.7 Kết cấu của luận văn:………………………………………………………………………9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………….10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG DANH MỤC CHO VAY ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI …………………………….11
2.1 Tổng quan danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại …………………11
2.1.1 Khái niệm…………………………………………………………………………………….11
2.1.2 Phân loại danh mục cho vay …………………………………………………………..12
2.1.2.1 Phân loại theo thời hạn cho vay………………………………………………………15
2.1.2.2 Phân loại theo tài sản đảm bảo tiền vay……………………………………………16
2.1.2.3 Phân loại theo lĩnh vực đầu tư ………………………………………………………..16
2.1.2.5 Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng …………………………………17
2.1.2.6 Danh mục cho vay theo khu vực địa lý ……………………………………………17
2.1.2.7 Danh mục cho vay theo ngành kinh tế …………………………………………….17
2.1.3 Thước đo mức độ tập trung…………………………………………………………….18
2.1.3.1 Thước đo khoảng cách…………………………………………………………………..18
2.1.3.2 Thước đo SE (Shannon Entropy)…………………………………………………….18
2.1.3.3 Chỉ số Hirschman-Herfindahl Index (HHI)……………………………………..19
2.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng thương mại ………………………19
2.2.1 Khái niệm…………………………………………………………………………………….19
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ròng của ngân hàng………………………….20
2.2.2.1 Mức lợi nhuận tuyệt đối…………………………………………………………………20
2.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity)…….20
2.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA: Return on asset)……………20
2.3.1 Rủi ro nội tại ………………………………………………………………………………..21
2.3.2 Rủi ro tập trung…………………………………………………………………………….22
2.4 Tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng …………..23
2.5 Tác động của danh mục cho vay đến rủi ro………………………………………24
2.6 Mô hình tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận …………………….26
2.6.1 Mô hình hồi quy của Acharya et al. (2004)………………………………………26
2.6.2 Mô hình hồi quy của Benjamin M. Tabak, Dimas M.Fazio and Daniel
O.Cajueiro (2010) ………………………………………………………………………………………..27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………….30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM………………….31
3.1 Tổng quan tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam……..31
3.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ trên phương diện gia tăng số lượng ngân hàng và quy mô tài sản của hệ thống ngân hàng …………………………………………………………..31
3.1.2 Quy mô tổng tài sản tăng khá nhanh ……………………………………………….32
3.1.3 Về tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát ………………………………..33
3.1.4 Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế …………………………………………………37
3.1.5 Tăng cường mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng …………………………………………………………………………………………………..38
3.2 Thực trạng danh mục cho vay tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam…….38
3.2.1 Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế …………………………………..38
3.2.2 Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn…………………………………………..43
3.2.3 Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng……………………….44
3.3 Lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam……………………………45
3.4 Tác động của danh mục cho vay đến rủi ro của Ngân hàng TMCP……..53
3.5 Đánh giá thực trạng danh mục cho vay ……………………………………………64
3.5.1 Kết quả đạt được…………………………………………………………………………..64
3.5.2 Tồn tại…………………………………………………………………………………………65
3.6 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại………………………………………………..66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………….71
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU72
4.1 Mô hình của luận văn ……………………………………………………………………72
4.1.1 Biến và mô tả biến ………………………………………………………………………..72
4.1.1.1 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản …………………………………………………….72
4.1.1.2 Tỷ lệ vốn chủ sỏ hữu trên tổng tài sản……………………………………………..72
4.1.1.3 Quy mô ngân hàng………………………………………………………………………..73
4.1.1.4 Mức độ tập trung truyền thống chỉ số Hirshmann- Herfindahl ……………75
4.1.2 Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu…………………………………………………….76
4.1.3 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….76
4.1.4 Khảo sát tương quan giữa các biến độc lập………………………………………77
4.1.5 Xây dựng phương trình thực nghiệm và lựa chọn mô hình…………………77
4.1.5.1 Mô hình hồi quy Pool ……………………………………………………………………78
4.1.5.2 Mô hình hồi quy tác động cố định…………………………………………………..78
4.1.5.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên ……………………………………………..79
4.1.5.4 Lựa chọn mô hình…………………………………………………………………………80
4.1.5.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy đã lựa chọn……………………81
4.2 Giải thích kết quả nghiên cứu:………………………………………………………..82
4.3 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu …………………………………..82
4.3.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản……………………………………………..82
4.3.2 Quy mô ngân hàng………………………………………………………………………..82
4.3.3 Mức độ tập trung của danh mục cho vay………………………………………….83
4.4 Kết quả nghiên cứu……………………………………………………………………….84
4.4.1 Thống kê mô tả …………………………………………………………………………….84
4.4.2 Phân tích tương quan …………………………………………………………………….86
4.4.3 Kiểm tra tự tương quan………………………………………………………………….87
4.4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình ………………………………………………………….88
4.4.4.1 Kiểm định F để chọn Pooled OLS hay FEM…………………………………….88
4.4.4.2 Kiểm định Hauman Test để chọn FEM hay REM …………………………….89
4.4.5 Kiểm định phương sai thay đổi……………………………………………………….90
4.4.6 Kết quả mô hình hồi qui theo FEM …………………………………………………92
4.5 Giải thích kết quả nghiên cứu…………………………………………………………93
4.5.1 Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ………………………………………93
4.5.2 Biến quy mô ngân hàng …………………………………………………………………93
4.5.3 Biến mức độ tập trung của danh mục cho vay ………………………………….94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………….96
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ………………………………………………………97
5.1 Kết luận……………………………………………………………………………………….97
5.2 Định hướng hoạt động của ngành ngân hàng ……………………………………98
5.2.1 Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020 …………………….98
5.2.2 Định hướng xây dựng danh mục cho vay đến năm 2020 ……………………99
5.2.2.1 Định hướng ngành hàng mục tiêu……………………………………………………99
5.2.2.2 Định hướng khách hàng mục tiêu………………………………………………….100
5.2.2.3 Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam…………………………………………………………………………100
5.3 Giải pháp để hoàn thiện danh mục cho vay…………………………………….102
5.3.1 Giải pháp đối với ngân hàng thương mại ……………………………………….102
5.3.1.1 Tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng ………..103
5.3.1.2 Nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi phương pháp quản trị danh mục cho vay cho phù hợp xu thế phát triển sắp tới………………………………….103
5.3.1.3 Những nội dung có tính định hướng chiến lược cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng …………………………………………………………………104
5.3.1.4 Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay…………………….105
5.3.1.5 Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro trong mỗi ngân hàng …………………………………………………………………………………………………106
5.3.1.6 Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả ………………..107
5.3.1.7 Hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng…………………….109
5.3.1.8 Xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế …….109
5.3.2 Các kiến nghị khác………………………………………………………………………110
5.3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ………………………………………………………………110
5.3.2.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp ……………………………………………………112
5.4 Hạn chế của luận văn …………………………………………………………………..112
5.4 Hạn chế của luận văn …………………………………………………………………..111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
ASSET : Quy mô ngân hàng
CT : Chỉ thị
BCTC : Báo cáo tài chính
DMCV : Danh mục cho vay
EQ : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
FEM : Fixed Effect Result – Mô hình ảnh hưởng cố định
FGLS : Feasible Generalized Least Squares
HĐTD : Hoạt động tín dụng
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
QLNN : Quản lý nhà nước
QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
QĐ : Quyết định
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
REM : Random Effect Result: Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
SHNN : Sở hữu nhà nước
TMCP : Thương mại cổ phần
TCTD : Tổ chức tín dụng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thông tư
VCSH : Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng thương mại
Bảng 3.1 : Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản
Bảng 3.2 : Tỷ trọng dư nợ cho vay 3 ngành thương mại, sản xuất và gia công, dịch vụ cá nhân của nhóm các ngân hàng có quy mô lớn
Bảng 3.3 : Tỷ trọng dư nợ cho vay 3 ngành thương mại, sản xuất và gia công, dịch vụ cá nhân của nhóm các ngân hàng có quy mô trung bình
Bảng 3.4 : Tỷ trọng dư nợ cho vay 3 ngành thương mại, sản xuất và gia công, dịch vụ cá nhân của nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ
Bảng 3.5 : Thu nhập từ hoạt động cho vay theo tỷ trọng
Bảng 3.6 : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Bảng 3.7 : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng sở hữu ROA
Bảng 3.8 : Tỷ trọng dư nợ cho vay cua một ngành trên tổng dư nợ
Bảng 3.9 : Tỷ lê ̣dựphòng nợxấu trên tổng dư nợ
Bảng 3.10 : Tăng trưởng cho vay khách khàng
Bảng 3.11 : Tăng trưởng dự phòng nợ xấu
Bảng 4.1 : Kỳ vọng về dấu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 4.2 : Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Bảng 4.3 : Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 4.4 : Kiểm tra tự tương quanbằng hệ số Durbin-Watson
Bảng 4.5 : Kiểm định F để lựa chọn mô hình Pooled hat FEM
Bảng 4.6 : Kiểm định Hauman Test để chọn FEM hay REM
Bảng 4.7 : Kiểm định phương sai thay đổi
Bảng 4.8 : Kết quả mô hình hồi qui theo FEM
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình vẽ:
Hình 2.1 : Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
Hình 3.1 : Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành nghề
Đồ thị
Đồ Thị 3.1 : Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân hàng là một loại hình hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động mua bán, giao dịch, tín dụng liên quan đến tài sản tài chính. Hoạt động này mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân nói riêng, góp phần phát triển kinh tế nước nhà nói chung. Ngân hàng được xem là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc kinh doanh hiệu quả là vấn đề được các tổ chức kinh tế quan tâm và cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. Một trong những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và quan trọng nhất trong kết quả đầu ra của ngân hàng đó là lợi nhuận. Nó cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của ngân hàng, đảm bảo đời sống cho nhân viên cũng như khuyến khích họ tận tụy với công việc nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Mặt khác, lợi nhuận cho thấy khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng đó với khách hàng. Hơn nữa lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng.
Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong hoạt động điều vốn. Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến nhiều khó khăn, các doanh nghiệp và cá nhân khó tiếp cận nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã tập trung danh mục cho vay của mình đến một số đối tượng khách hàng. Điều này đã làm cho nhiều ngân hàng gặp rủi ro do tập trung cho vay cao vượt khả năng chịu đựng của ngân hàng. Do đó, cần phân tích và đánh giá các khoản mục cho vay của ngân hàng, đồng thời xem xét sự lựa chọn danh mục cho vay ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. Tối đa hóa hiệu quả danh mục cho vay đã trở thành một vấn đề quan trọng.
Với mong muốn tìm hiểu về thực trạng danh mục cho vay của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của Ngân hàng như thế nào, tác giả đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG DANH MỤC CHO VAY ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” để làm luận văn nghiên cứu.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài
1.2.1.1 Bài nghiên cứu “German Banks’ Loan Portfolio Composition:
Market-orientation vs. Specialisation?” của Pfingsten và Rudolph (2002)
Nội dung chính của bài nghiên cứu là tìm hiểu về mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay của các ngân hàng tại Đức và xu hướng của thị trường là đa dạng hóa hay chuyên môn hóa các khoản vay. Bài nghiên cứu phân tích dựa trên số liệu tổng hợp của 7 nhóm ngân hàng tại Đức giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2001, và phân tích dựa trên 16 ngành nghề. Các tác giả đo lường đa dạng hóa bằng thước đo khoảng cách, định lượng khoảng cách giữa các danh mục cho vay một nhóm các ngân hàng và danh mục cho vay của thị trường.
Pfingsten và Rudolph (2002) là một trong những người đầu tiên sử dụng các phương pháp đo lường khoảng cách để đo lường mức độ tập trung. Họ cho rằng các phương pháp đo lường khoảng cách có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp đo lường truyền thống, một trong các ưu điểm đó là sự khác nhau về quy mô của từng ngành. Chúng ta có thể dễ dàng tính toán và không cần thu thập thêm dữ liệu bổ sung.
Trong khi đang chạy phân tích chuỗi thời gian, Pfingsten và Rudolph (2002) thấy rằng các nhóm ngân hàng tăng đa dạng hóa danh mục cho vay của họ theo thời gian. Tuy nhiên, kết quả này có thể điều khiển bởi các tập hợp dữ liệu. Tổng hợp số liệu của các ngân hàng chuyên về các ngành công nghiệp khác nhau vẫn có thể dẫn đến một danh mục cho vay ngày càng đa dạng ở cấp độ nhóm ngân hàng. Như vậy, một phân tích của ngân hàng cá nhân là cần thiết để xác nhận hoặc bác bỏ kết quả đa dạng hóa danh mục đầu tư là chiến lược hàng đầu trong hoạt động cho vay của các ngân hàng tại Đức.
1.2.1.2 Acharya et al. (2004) “Should Banks Be Diversified? Evidence from Individual Bank Loan Portfolios”
Bài nghiên cứu phân tích những tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro và lợi nhuận. Họ phân tích 105 ngân hàng Ý trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1999 dựa trên 23 ngành nghề. Acharya sử dụng chỉ số Hirschman-Herfindahl Index (HHI), để tính toán mức độ đa dạng hóa của ngành công nghiệp. Các HHI công nghiệp (I-HHI) là tổng các bình phương của tỷ trọng theo phân loại cho các ngành kinh doanh.
Kết quả cho thấy rằng đa dạng hóa công nghiệp có liên quan đến việc làm giảm hiệu suất, suy giảm lợi nhuận và thậm chí tăng rủi ro. Việc đa dạng hóa ngành có ảnh hưởng tích cực đến các ngân hàng có rủi ro vừa phải nhưng làm giảm hiệu suất của các ngân hàng được đặc trưng bởi một mức độ rủi ro cao. Acharya et al. (2004) kết luận rằng “đa dạng hóa không đảm bảo hiệu suất cao hoặc sự an toàn của ngân hàng lớn hơn”.
Do đó, họ kết luận rằng vấn đề về đa dạng hoá là một câu hỏi rất điển hình của sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
1.2.1.3 Bài báo khoa học “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answerbased on individual bank loan portfolios” do nhóm Andreas Kamp (University of Munster), Andreas Pfingsten (Unversity of Munster), Danek Prath (Deutsche Bundesbank) thực hiện năm 2005.
Bài báo dựa trên nền tảng bài nghiên cứu của Pfingsten và Rudolph (2002).
Bài báo tập trung nghiên cứu về mức độ đa dạng hóa danh mục các khoản vay tại các ngân hàng của Đức và ảnh hưởng của nó đến danh mục cho vay của ngân hàng. Ngoài phương pháp đo lường đa dạng hóa bằng biện pháp khoảng các Da, Dr, bài nghiên cứu này còn sử dụng chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index) và thực hiện một phân tích bảng điều khiển cũng như phân tích chuỗi thời gian.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng tại Đức có xu hướng đa dạng hóa cao, chủ yếu là các hợp tác xã tín dụng và các ngân hàng tiết kiệm. Tuy nhiên, một số ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài thì lại tập trung các khoản vay đối với một số lĩnh vực. Lưu ý rằng sự gia tăng đa dạng hóa các hợp tác xã tín dụng và các ngân hàng tiết kiệm không thể giải thích với số lượng lớn của vụ sáp nhập trong các nhóm trên cuối cùng thập kỷ. Tất cả các ngân hàng sáp nhập trong thời gian quan sát đã được điều chỉnh như được sáp nhập trong cả giai đoạn.
1.2.1.4 Bài nghiên cứu “The effects of loan Porfolio Concentration on Brazilian bank’s return and risk” của Benjamin M. Tabak, Dimas M.Fazio and Daniel O.Cajueiro (2010)
Tác giả đã sử dụng các phương pháp truyền thống là chỉ số HHI và SE, các biện pháp khoảng cách (Da và Dr) để đo lường mức độ tập trung của danh mục cho vay, rồi từ đó mới xem xét đến tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro.
Bài nghiên cứu sử dụng một bảng điều khiển dữ liệu tần số cao không cân bằng của 96 ngân hàng thương mại trong thời gian 74 tháng kể từ tháng một năm 2003 đến tháng hai năm 2009, tổng hợp của 5175 quan sát. Các dữ liệu của mỗi ngân hàng được cung cấp bởi Ngân hàng Trung ương Brazil.
Bài nghiên cứu phân tích tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận bằng cách phân tích hồi quy. Trong phân tích hồi quy, với lợi nhuận ngân hàng là biến phụ thuộc, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares, FGLS).
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng quan tâm kiểm tra xem kiểm soát quyền sở hữu có ảnh hưởng đến kết quả về mối quan hệ giữa mức độ tập trung danh mục cho vay và lợi nhuận. Danh mục cho vay của ngân hàng Brazil được đánh giá có mức tập trung ở mức độ vừa phải, trung bình và tập trung hơn so với các nước phát triển như Đức, Ý, và Hoa Kỳ. Bài nghiên cứu này đánh giá các ngân hàng nước ngoài có danh mục cho vay tập trung hơn các ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân hay ngân hàng công chúng. Điều này được giải thích rằng các ngân hàng nước ngoài đã quen thuộc với các điều kiện kinh tế và tài chính thấp hơn của Brazil, và do đó họ thích hạn chế hoạt động cho vay của mình đến một số lĩnh vực, để được hưởng lợi nhiều hơn từ việc giảm chi phí giám sát.
Nhìn chung, tập trung dư nợ cho vay dường như cải thiện hiệu suất của các ngân hàng Brazil trong cả lợi nhuận và rủi ro vỡ nợ. Các chỉ số tập trung được tìm thấy có liên quan tích cực đến lợi nhuận và tiêu cực đến rủi ro. Lý do có thể là tập trung dư nợ cho vay tăng hiệu quả giám sát, kể từ khi ngân hàng có thể chuyên môn hóa trong các lĩnh vực mà họ cho vay, như khẳng định của Winton [1999]. Mặt khác, đa dạng hóa làm giảm hiệu quả này, vì nó khó khăn hơn cho các ngân hàng để theo dõi khách hàng tín dụng của họ và họ cũng có thể phải đối mặt với lựa chọn bất lợi, xuất phát từ sự cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Khi các loại quyền sở hữu ngân hàng khác nhau được đưa vào mô hình, bài nghiên cứu kết luận rằng, đối với ngân hàng tư nhân, càng đa dạng hóa thì lợi nhuận càng cao.