Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Đến 2020.


này cần tính toán các khoản đầu tư tài sản thanh khoản sao cho hợp lý, đa dạng hóa các khoản vay và đầu tư cho thanh khoản, nhằm hạn chế rủi roc ho các khoản vay và đầu tư, tính toán các khoản vay sao cho chi phí thấp nhưng vẫn có tính ổn định.

Bộ phận quản lý rủi ro kết hợp với bộ phận ngân quỹ để theo dòi nguồn tiền mặt lưu thông của ngân hàng, từ đó đưa ra những biện pháp quản trị RRTK một cách nhanh chóng và chính xác.

3.1.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Những rủi ro xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp và chất lượng nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. một nhân viên yếu kém về nghiệp vụ có thể sẽ gây rủi ro trong quá trình giao dịch, gây mất mát, thiệt hại cho ngân hàng, động thời nhân viên có nghiệp vụ, năng lực kém cũng sẽ gây mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Những yếu tố trên đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản. Vì vậy, ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhân viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời cần có những công tác đào tạo nhằm nâng cao trình dộ nghiệp vụ của nhân viên sao cho phù hợp với sự phát triển của ngân hàng.

Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên không chỉ cần giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phảo có đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do nhân viên tham ô, thâm lạm công quỹ… gây rủi ro về thanh khoản cũng như gây mất lòng tin với khách hàng.

Do đó, ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo vào sử dụng nhân viên một cách khoa học hơn nhằm làm cho chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng được nâng cao, từ đó hạn chế được rủi ro thanh khoản xuất phát từ trình độ năng lực và đạo đức của nhân viên.

3.1.2.3 Công bố thông tin

Ngân hàng cần công bố thông tin rộng rãi trên báo, đài và các phương tiện đại chúng. Việc công bố thông tin về hoạt động kinh doanh và thông tin về quản trị rủi ro


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

tại ngân hàng sẽ làm gia tăng lòng tin của công chúng đối với ngân hàng. Từ đó hạn chế được việc rút vốn của khách hàng do lo ngại về vấn đề rủi ro. Bên cạnh đó, việc công bố thông tin về ngân hàng một cách rộng rãi cũng sẽ là một chiến lược quảng bá tốt thương hiệu của ngân hàng, thu hút khách hàng mới đến với ngân hàng.

3.1.2.4 Hạn chế tình trạng rút tiền trước hạn

Tại các NHTM Việt Nam trước đây những rủi ro thanh khoản xảy ra chủ yếu là do khách hàng đến ngân hàng rút tiền trước hạn, như rủi ro thanh khoản với ngân hàng. Do đó việc hạn chế tình trạng rút tiền trước hạn là một yêu cầu cần thiết trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản. Ngân hàng cần có các chình sách nhằm khuyến khích, ưu đãi và tư vấn cho các khách hàng lợi ích khi rút tiền đúng hạn cũng như những thiệt hại có thể xảy ra khi rút tiền trước hạn. Từ đó ngân hàng có thể hạn chế được việc khách hàng rút tiền trước hạn, đồng thời xây dựng được một niềm tin vững chắc hơn đối với khách hàng.


3.2 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến 2020.

Cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.

Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

“Hướng đến khách hàng - Đổi mới Phát triển - Chuyên nghiệp Sáng tạo - Trách nhiệm xã hội - Chất lượng, Tin cậy”

Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên thị trường.


Là ngân hàng luôn có khả năng đưa ra các giải pháp tốt nhất cho từng đối tượng khách hàng bán buôn và bán lẻ mục tiêu.

Chủ động đưa ra các giải pháp xử lý các vấn đề lớn của khách hàng phát sinh trong hoạt động kinh doanh như:

+ Giải pháp phòng chống rủi ro;

+ Gói sản phẩm dịch vụ theo chuỗi giá trị (Nhà cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào, nhà sản xuất, nhà phân phối bán buôn bán lẻ và người tiêu dùng);

+ Gói giải pháp phức tạp nâng cao như sản phẩm phái sinh, tư vấn mua bán, sáp nhập, đầu tư;

Là ngân hàng luôn cung cấp đa dạng các dịch vụ khách hàng hoàn hảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng cả trước và sau bán hàng.

Là ngân hàng hiểu biết nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất trên thị trường.

Các mục tiêu ưu tiên được xây dựng có tính đến các yếu tố tạo đột phá chiến lược có thể đạt được khi BIDV tập trung các nguồn lực phù hợp triển khai quyết liệt các mục tiêu.

Mục tiêu 1: Hướng đến xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam;

Mục tiêu 2: Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

Mục tiêu 3: Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

Mục tiêu 4: Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;


Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

Mục tiêu 6: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động;

Mục tiêu 8: Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

Mục tiêu 9: Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

Mục tiêu 10: Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lòi; Xây dựng văn hoá Doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 của bài khóa luận đã khái quát về định hướng phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển TPHCM năm 2011 - 2013 và các chỉ tiêu kế hoạch mà ngân hàng đã đạt được trong năm 2013. Từ định hướng đó báo cáo đã đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTK nhằm giúp cho ngân hàng phát triển một cách bền vững, an toàn.

Trong các giải pháp, báo cáo cũng đề xuất hai mô hình dự báo thanh khoản nhằm giúp cho ngân hàng có thể dự báo trước tình hình RRTK cũng như có thể xây dựng kế hoạch quản trị thanh khoản một cách phù hợp nhất với từng thời kỳ.Từ các dự báo, báo cáo đã đề xuất biện pháp quản trị RRTK theo phương pháp quản trị thanh khoản hỗn hợp, nhằm khắc phục những hạn chế, đã được phân tích tại chương 2, trong việc quản trị RRTK tại ngân hàng.

Đồng thời chương 3 của bài khóa luận còn đề xuất các giải pháp về bộ phận quản trị RRTK, về việc công bố thông tin ra bên ngoài và về vấn đề đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, nhằm hạn chế những nguyên nhân có thể dẫn đến RRTK cho ngân hàng. Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và chính phủ nhằm hoàn thiện các cơ sở về chính sách pháp luật, an toànvề nguồn vốn và nâng cao hiệu quả quản trị RRTK không chỉ tại ngân hàng đầu tư và phát triển TPHCM mà còn đối với các NHTM tại Việt Nam


KẾT LUẬN

Trải qua hơn 55 năm hoạt động, BIDV đã đạt được những thành quả đáng kể và đang phát triển mạnh mẽ. Ngân hàng có những thế mạnh nhất định, đã trở thành một thương hiệu uy tín trong nước, nhiều huân chươn ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ghi nhận của các tổ chức, định chế tài chính trong nước. Hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, có cơ cấu quản lý chặt chẽ, phối hợp và hỗ trợ cho nhau. Có định hướng phát triển rò ràng qua từng giai đoạn phù hợp với năng lực ngân hàng.

Tình hình thanh khoản tại BIDV tốt và luôn đạt yêu cầu. Nhờ biện pháp hạn chế những rủi ro tín dụng bằng cách tránh cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, thẩm định khách hàng kỹ trước khi cho vay, BIDV đã khắc phục được vấn đề rủi ro trong thanh khoản.

BIDV luôn chú trọng vào hoạt động xử lý nợ. Mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp. Nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.

Sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, đa dạng, có tính phổ biến, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Năng lực quản lý, điều hành của Ban Giám đốc với tuổi nghề kinh nghiệm cao, kiến thức chuyên môn sâu rộng giúp cho Ngân hàng luôn có những hướng đi đúng đắn, mang tính đột phá. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng tập thể vững mạnh là một trong những thế mạnh tạo nên thành công trong hoạt động của BIDV.

Phụ lục A


Trong những thế mạnh tạo nên thành công trong hoạt động của BIDV Phụ lục A 1


Trong những thế mạnh tạo nên thành công trong hoạt động của BIDV Phụ lục A 2

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí