Ảnh Hưởng Của Cận Thị Đối Với Sức Khỏe Của Mắt

- Viễn thị : SE ≥ 2D

- Loạn thị: Độ trụ ≥ -0,75D

- Lệch khúc xạ: Chênh lệch SE giữa 2 mắt từ 1D trở lên.

1.2.2.1. Cận thị


Cận thị là tình trạng các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ trước võng mạc của mắt ở trạng thái không điều tiết.

Viễn điểm của cận thị là một viễn điểm thực, khoảng cách từ viễn điểm đến mắt phụ thuộc vào độ cận thị theo công thức: f = 100/F (tính bằng cm) trong đó F là độ cận thị [11].

Hình 1. 9: Mắt cận thị

Mắt cận thị có viễn điểm và cận điểm gần hơn mắt chính thị nên người cận thị nhìn vật ở gần còn rõ, nhìn xa thì mờ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Hình 1. 17

Hình 1. 2: Mắt cận thị

1.2.2.2. Viễn thị


Viễn thị là mắt có công suất của quang hệ thấp hơn so với chiều dài trục trước sau của nhãn cầu do đó khi mắt không điều tiết làm cho các tia sáng song song đi vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc [8].

Hình 1 3 Mắt viễn thị 1 2 2 3 Loạn thị Khác với cận thị và viễn thị có bề 1

Hình 1. 3: Mắt viễn thị

1.2.2.3. Loạn thị


Khác với cận thị và viễn thị có bề mặt khúc xạ hình cầu, loạn thị có các mặt khúc xạ không có cùng một độ cong ở tất cả các kinh tuyến, giống như bề mặt của một quả bóng bầu dục. Hệ quang học của loạn thị cho ảnh của một điểm không phải là một điểm mà là 2 đường thẳng gọi là tiêu tuyến, khoảng cách của hai tiêu tuyến xác định độ loạn thị [9].

Phân loại theo loạn thị đều và không đều:


- Loạn thị đều: hai kinh tuyến chính vuông góc với nhau.

- Loạn thị không đều: hai kinh tuyến chính không vuông góc với nhau, có thể gặp trong các trường hợp giác mạc hình chóp, sẹo giác mạc...

Đa số các trường hợp loạn thị có thể kết hợp với tật khúc xạ cầu lúc đó có thể là loại:

- Loạn thị cận: Một hoặc cả 2 kinh tuyến chính của mắt ở trước võng mạc (nếu cả hai kinh tuyến là loạn thị cận kép, công suất khúc xạ âm của hai kinh tuyến có mức độ khác nhau).

- Loạn thị viễn: Một hoặc cả 2 kinh tuyến chính của mắt ở sau võng mạc (nếu cả hai kinh tuyến là loạn thị viễn kép, công suất khúc xạ dương của hai kinh tuyến có mức độ khác nhau).

Loạn thị hỗn hợp Hai kinh tuyến chính của mắt thì một ở trước và một ở 2

- Loạn thị hỗn hợp: Hai kinh tuyến chính của mắt thì một ở trước và một ở sau võng mạc.


Hình 1. 4: Mắt loạn thị

1.2.2.4. Lệch khúc xạ


Lệch khúc xạ là sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt ở cùng một cá thể

[12]. Để đánh giá mức độ lệch khúc xạ có nhiều quan điểm khác nhau:


- Theo Kutschke PJ (1991) [13] và Scott DH (1962) [14] định nghĩa lệch khúc xạ khi có sự chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt từ 1D trở lên.

- Theo Michaels DD (1980) [15], lệch khúc xạ được định nghĩa khi độ khúc xạ giữa 2 mắt chênh lệch nhau từ 2D trở lên, nhưng khác nhau dưới 2D cũng có ý nghĩa vì lệch khúc xạ có thể gây ra nhược thị ở trẻ em nếu viễn thị lệch trên 1D, cận thị lệch từ 2-3D và loạn thị lệch từ 1D trở lên.

Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định lệch khúc xạ là khi có sự chênh lệch giữa 2 mắt từ 1D trở lên.

Phân loại lệch khúc xạ [16] :


- Một mắt chính thị, còn mắt kia có tật khúc xạ.

- Hai mắt đều có cùng loại tật khúc xạ nhưng khác nhau về mức độ.

- Hai mắt đều có tật khúc xạ nhưng khác nhau về loại khúc xạ.

- Lệch khúc xạ loạn thị hỗn hợp.

1.2.3. Cận thị

1.2.3.1. Dịch tễ học cận thị


Người ta cho rằng cận thị có liên quan với việc học tập, dinh dưỡng, di truyền, tình trạng khúc xạ và thu nhập của gia đình. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam đã cho thấy:

- Tỷ lệ cận thị khác nhau giữa các vùng miền khác nhau [3].

- Tỷ lệ cận thị khác nhau giữa các chủng tộc [17].

- Tỷ lệ cận thị và độ cận thị gia tăng theo lớp học và cấp học [18].

- Tỷ lệ cận thị thay đổi theo đặc điểm dân cư thành phố hay nông thôn

[18], [6].

- Tỷ lệ cận thị và sự tiến triển của cận thị liên quan đến điều kiện học tập của trẻ: thời gian học tập, tình trạng và kích thước bàn ghế.. [19], [18].

1.2.3.2. Triệu chứng cơ năng


Triệu chứng chính thường gặp nhất là nhìn mờ các vật ở xa. Để thấy rõ được các vật đó, người bệnh thường phải nheo mắt và quan sát tập trung hoặc tiến đến gần để nhìn cho rõ. Khi trẻ cận thị nặng thì nhìn mờ cả xa và gần. Chăm chú nhìn trong thời gian dài khiến cho trẻ bị khô mắt, ngứa mắt và hay đưa tay lên dụi mắt. Có thể thấy trẻ thường ngồi sát lại màn hình tivi hay bảng để nhìn cho rõ.

1.2.3.3. Nguyên nhân cận thị


Nguyên nhân gây ra cận thị là do mất sự hài hòa giữa trục trước sau của nhãn cầu và lực quang học của mắt khiến cho ảnh hội tụ trước võng mạc.

- Do trục: trục trước sau của nhãn cầu quá dài trong khi công suất quang hệ vẫn bình thường.

- Do lực quang học của mắt: công suất khúc xạ quá cao trong khi chiều dài trục nhãn cầu là bình thường.

1.2.3.4. Yếu tố nguy cơ của cận thị

Theo một báo cáo về di truyền cận thị có khoảng 200 locus gen được xác định là gây ra tật khúc xạ và cận thị, chúng được tìm thấy rất nhiều trong bộ gen của đa số mọi người và mang nhiều vai trò quan trọng. Người có nguy cơ di truyền cao có thể phát triển cận thị gấp 40 lần so với người có chỉ số di truyền thấp [20]. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng cận thị ở cha mẹ hay thậm chí là ở cha hoặc mẹ dẫn đến tăng nguy cơ ở trẻ em. Nghiên cứu của Mutti (2002) cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ có bố mẹ cùng cận thị là 32,9%, ở trẻ chỉ có bố hoặc mẹ cận là 18,2% và dưới 6,3% đối với trẻ không có bố mẹ cận thị [21]. Nhiều cha mẹ cận thị dẫn đến làm tăng đáng kể nguy cơ con mắc cận thị. Nghiên cứu của Foster (2014) ở Quảng Châu, Trung Quốc đã chỉ ra tác động của bệnh cận thị ở cha mẹ trên trẻ em 15 tuổi. So với những trẻ không có cha mẹ cận thị, nguy cơ cận thị ở trẻ có bố hoặc mẹ cận thị cao gấp 2 lần hoặc nếu có cả 2 thì cao gấp 3 lần [22].

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu về tật khúc xạ ở học sinh THCS tại Đà Nẵng năm 2017 cho thấy ở trẻ em có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ có nguy cơ mắc cao gấp 2,1 lần so với những trẻ khác [23]. Một nghiên cứu khác của tác giả Trần Đức Nghĩa tại Điện Biên cho thấy những trẻ có cha mẹ cận thị có nguy cơ mắc cận thị cao hơn 2,67- 2,9 lần so với những trẻ còn lại [19].

1.2.3.5. Phân loại cận thị

Có nhiều các để phân loại cận thị như phân loại theo đặc điểm giải phẫu, theo mức độ cận hay theo tuổi khởi phát :

Phân loại cận thị theo đặc điểm giải phẫu [9]


- Cận thị do khúc xạ: do công suất của độ cong giác mạc hoặc của thủy tinh thể cao hơn bình thường.

- Cận thị do trục: Do trục nhãn cầu dài hơn bình thường.


Phân loại cận thị theo mức độ cận [9]


- Cận thị nhẹ: độ cận thị dưới -3,00D

- Cận thị trung bình: độ cận thị từ -3,25D đến -6,00D

- Cận thị nặng: độ cận thị trên -6,00D


Phân loại theo độ tuổi khởi phát cận thị [8]


- Cận thị bẩm sinh: xuất hiện khi sinh.

- Cận thị xuất hiện khi trẻ: từ 6 đến 19 tuổi.

- Cận thị trưởng thành: từ 20 đến 40 tuổi.

- Cận thị cuối giai đoạn trưởng thành : > 40 tuổi.


Phân loại theo bệnh học:


- Tật cận thị: là cận thị mắc phải ở lứa tuổi học đường, mức độ cận thị thường nhẹ và vừa, tiến triển từ từ, thị lực cải thiện tốt sau điều chỉnh bằng kính, ít có các tổn thương ở đáy mắt hoặc có các tổn thương nhẹ [18].

- Bệnh cận thị: chiều dài trục nhãn cầu và độ hội tụ của mắt vượt quá giới hạn bình thường. Cận thị bệnh lý có thể có kèm theo những thoái hóa ở đĩa thị và võng mạc. Bệnh thường xuất hiện sớm, độ cận thị cao, tiến triển nhanh [24].

1.2.4. Ảnh hưởng của cận thị đối với sức khỏe của mắt


1.2.4.1. Cận thị và các bệnh lý về mắt


Cận thị có thể dẫn đến mù lòa do tăng nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thị lực như bong võng mạc, glocom, đục thủy tinh thể.

Trong nghiên cứu của Ogawa (1988) thực hiện trên 1166 mắt bong võng mạc có 82,16% mắt cận thị, trong khi ở nhóm không bong võng mạc thì cận thị chỉ chiếm 34,41% [25].

Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa cận thị và bệnh glocom. Nghiên cứu của K Grodum (2001) chỉ ra rằng tỷ lệ mắc tăng nhãn áp liên quan đến trạng thái khúc xạ, tăng dần khi tăng độ cận thị [26]. Một nghiên cứu khác

của Yoshida tại Nhật Bản cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa cận thị và tỷ lệ mắc tăng nhãn áp góc mở [27].

1.2.4.2. Cận thị và nhược thị


Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở một hoặc hai mắt dưới mức 20/30 hoặc có sự khác biệt thị lực giữa hai mắt trên hai dòng mặc dù đã được điều chỉnh kính tối ưu và không tìm được nguyên nhân thực thể [8]. Bất kỳ một nguyên nhân nào cản trở sự tạo ảnh trên võng mạc đặc biệt xảy ra từ khi đẻ cho đến 6 tuổi đều có nguy cơ gây nhược thị ở trẻ. Trẻ nhược thị do tật khúc xạ thường nhẹ và có tiên lượng tốt hơn do được phát hiện và điều trị sớm.

Ở người có mắt cận thị đều 2 bên thì hiếm khi bị nhược thị bởi vì người bị cận thị nhìn rõ nét ở khoảng cách gần mắt. Tuy nhiên những người bị cận thị cao (> -8,0D) có nguy cơ nhược thị [28].

Ở những người có chênh lệch khúc xạ hai mắt, một mắt nhìn rõ một mắt nhìn mờ thì não chỉ chấp nhận hình ảnh rõ nét từ mắt từ mắt có thị lực tốt hơn và ức chế mắt nhìn mờ. Não cũng có thể dập tắt một mắt để tránh hiện tượng song thị.

Theo Tongue AC (1993) [29] đưa ra nguy cơ nhược thị ở mắt có lệch khúc xạ. Đối với viễn thị là lệch từ +1 đến +1,5D; cận thị từ -2 đến -3D, loạn thị trên 1D.

Phân loại mức độ nhược thị trong nghiên cứu của chúng tôi là [28]:


- Nhược thị nhẹ: thị lực từ 20/40 đến 20/30

- Nhược thị trung bình: thị lực 20/200 đến 20/50

- Nhược thị nặng: thị lực < 20/200


Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Vân (2013) về nhược thị ở trẻ mắc tật khúc xạ cho thấy phần lớn các mắt nhược thị do cận thị đều ở mức

độ nhẹ, chỉ một số ít ở mức độ cao và tỷ lệ nhược thị ở trẻ cận thị chiếm khoảng 5,48%, thấp hơn so với loạn thị và viễn thị [30].

1.2.4.3. Ảnh hưởng của cận thị đối với kinh tế, xã hội


Chi phí y tế liên quan đến cận thị đang là một gánh nặng cho xã hội. Các chi phí bao gồm: chi phí khám mắt định kỳ, điều chỉnh kính, sử dụng các sản phẩm chăm sóc mắt, phẫu thuật khúc xạ, chi phí cho các biến chứng. Holden và cộng sự (2016) ước tính chi phí cho cận thị khoảng 202 tỷ USD mỗi năm [4]. Nghiên cứu của tác giả Javitt năm 1994 cho thấy chi phí chỉ tính riêng cho việc điều chỉnh cận thị bằng kính gọng và kính tiếp xúc tại Mỹ là 4,6 tỷ USD. Nghiên cứu này cho rằng chi phí phẫu thuật Lasik Excimer rẻ hơn đáng kể so với việc sử dụng kính áp tròng mềm trong khoảng 20 năm [31]. Việc sử dụng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật Lasik cũng có thể để lại nhiều biến chứng từ nặng đến nhẹ. Một số biến chứng thường gặp khi sử dụng kính tiếp xúc là tróc giác mạc chấm nông, tân mạch giác mạc. Sau phẫu thuật khúc xạ điều trị cận thị cũng có thể gây ra nhiều loại biến chứng như khô mắt, kết quả khúc xạ không được như mong muốn, viêm giác mạc hoặc các biến chứng do cận thị.

Cận thị làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua ảnh hưởng tới công việc và học tập. Mặc dù có thể dễ dàng được điều chỉnh nhưng vẫn có khoảng 670 triệu dân số nhược thị do không được tiếp cận với các phương pháp điều trị hoặc điều trị không đúng [32]. Tật khúc xạ chưa được điều chỉnh là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực trên thế giới.

1.2.5. Phương pháp điều trị cận thị


Hiện nay có rất nhiều phương pháp mới và cải tiến để điều trị cận thị.

Phụ thuộc và độ cận, nhu cầu và lứa tuổi để bác sĩ đưa ra những chỉ định thích hợp.

1.2.5.1. Điều chỉnh cận thị bằng kính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2024