Hình 2. 2: Bảng thị lực
Đo khúc xạ chủ quan
Thử kính cầu phân kỳ hoặc kính hội tụ theo nguyên tắc: số kính cầu phân kỳ thấp nhất hoặc số kính cầu hội tụ lớn nhất cho thị lực tối đa.
Thử kính cầu đơn thuần hoặc kính cầu trụ dựa vào kết quả soi bóng đồng tử sau liệt điều tiết.
Khám mắt và soi đáy mắt
Các bệnh nhân được soi đáy mắt để loại trừ nguyên nhân khác gây giảm thị lực ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
Chẩn đoán tật khúc xạ và cấp đơn kính
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tuổi, giới.
- Tình trạng đeo kính.
- Đặc điểm tái khám ở bệnh nhân đã đeo kính.
- Đặc điểm triệu chứng chủ quan.
- Tuổi bắt đầu cận thị.
- Tiền sử cận thị gia đình.
- Đặc điểm cận thị theo mắt
- Mức độ cận thị.
- Mức độ cận thị theo giới.
- Mức độ cận thị theo nhóm tuổi.
- Thị lực trước của mắt cận thị.
- Đặc điểm loạn thị kèm theo: độ loạn thị, trục loạn thị.
- Đặc điểm lệch khúc xạ: tỷ lệ lệch khúc xạ.
2.2.4.2. Kết quả chỉnh kính và các yếu tố liên quan
- Thị lực trước và sau chỉnh kính.
- Thị lực có kính và nhóm tuổi.
- Thị lực có kính và độ cận.
- Thị lực có kính và loạn thị.
- Thị lực có kính và chênh lệch khúc xạ hai mắt.
- Một số vấn đề trong quá trình chỉnh kính.
2.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả
2.2.5.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: chia làm 3 nhóm tuổi
+ Từ 6 - 10 tuổi (tiểu học )
+ Từ 11 - 14 tuổi (THCS)
+ Từ 15 - 17 tuổi (THPT)
- Giới: Nam/ nữ.
- Tuổi xuất hiện cận thị: ≤ 6 tuổi và > 6 tuổi.
- Yếu tố gia đình: Có bố hoặc mẹ hoặc cả 2 cận thị.
- Độ cận thị theo tương đương cầu (SE)= độ cầu + ½ độ trụ
- Độ cận thị chia 3 nhóm:
+ Cận thị nhẹ: -0,5D đến -3,0D
+ Cận thị vừa: -3,25D đến -6,0D
+ Cận thị nặng: > -6,0D
- Độ loạn thị chia 3 nhóm [44]:
+ Loạn thị nhẹ: -0,75D
+ Loạn thị vừa: -1,0D đến -2,0D
+ Loạn thị nặng: >-2,0D
- Độ chênh lệch khúc xạ chia làm 3 nhóm:
+ Không chênh lệch: <1,0D
+ Chênh lệch ít: 1,0D đến 3D
+ Chênh lệch nhiều: >3,0D
- Thị lực chia làm 4 mức độ:
+ Thị lực kém: < 20/200
+ Thị lực trung bình: từ 20/200 đến 20/50
+ Thị lực khá: từ 20/40 đến 20/30
+ Thị lực tốt: ≥ 20/25
2.2.5.2. Kết quả chỉnh kính và các yếu tố liên quan
- Nhược thị khi thị lực sau chỉnh kính < 20/25 và không có tổn thương thực thể.
- Mức độ nhược thị chia thành:
+ Nhược thị nhẹ: thị lực từ 20/40 đến 20/30
+ Nhược thị trung bình : thị lực từ 20/200 đến 20/50
+ Nhược thị nặng: thị lực dưới 20/200
2.3. Thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu vào phần mềm Microsoft Excel và xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Phương pháp thống kê tỷ lệ %.
- Kiểm định χ 2 để so sánh tỷ lệ và sự liên quan giữa hai đại lượng.
- Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình dùng thuật toán T-test và ANOVA Test.
- p <0,05 là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng khoa học Bệnh viện Mắt trung ương và Đại học Y Dược - ĐHQGHN.
- Bệnh nhân và người nhà đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin được thu thập trung thực, chính xác, kết quả nghiên cứu phục vụ cho mục đích khoa học.
- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu đều được giữ kín thông qua mã hóa.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới
3.1.1.1. Phân bố theo giới
nam
nữ
Biểu đồ 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 310 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân nam là 116 (37,4%), bệnh nhân nữ là 194 (62,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.1.1.2. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi: Tiểu học (6-10 tuổi), THCS (11-14 tuổi), THPT (15-17 tuổi).
Bảng 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
n | % | |
Tiểu học | 106 | 34,2 |
THCS | 102 | 32,9 |
THPT | 102 | 32,9 |
Tổng | 310 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tình trạng cận thị ở trẻ em và việc điều chỉnh kính - 2
- Ảnh Hưởng Của Cận Thị Đối Với Sức Khỏe Của Mắt
- Nghiên Cứu Về Cận Thị Ở Trẻ Em Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Thị Lực Không Kính Và Có Kính Của Mắt Cận Thị
- Liên Quan Giữa Thị Lực Và Độ Chênh Lệch Khúc Xạ 2 Mắt
- Đặc Điểm Mức Độ Cận Thị Qua Một Số Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 12,42 ± 3,34 tuổi. Kết quả bảng 3.1 cho thấy, nhóm tiểu học có 106 bệnh nhân chiếm 34,2%. Nhóm THCS và THPT đều có 102 bệnh nhân (32,9%). Sự khác biệt về tỷ lệ giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3. 2: Tỷ lệ các nhóm tuổi của nam và nữ
Tiểu học | THCS | THPT | Tổng | |
Nam | 56 ( 52,8%) | 34 (33,3%) | 26 (25,4%) | 116 (37,4%) |
Nữ | 50 (47,2%) | 68 (66,7%) | 76 (74,6%) | 194 (62,6%) |
Tổng | 106 (100%) | 102 (100%) | 102 (100%) | 310 (100%) |
Nhóm bệnh nhân ở lứa tuổi tiểu học có 56 nam (52,8%) và 50 nữ (47,2%). Nhóm trung học phổ thông có 34 nam (33,3%) và 68 nữ (67,7%).
Nhóm THPT (15-17 tuổi) có 26 nam (25,5%) và 76 nữ (74,5%). Sự khác biệt về giới tính giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
3.1.2. Tình trạng đeo kính
3.1.2.1. Tình trạng đeo kính
Bảng 3. 3: Tình trạng đeo kính
Nhóm tuổi | Tổng | |||
Tiểu học | THCS | THPT | ||
Chưa đeo kính | 62 (58,5%) | 51 (49%) | 40 (39,2%) | 152 (49%) |
Đã đeo kính | 44 (41,5%) | 52 (51%) | 62 (60,8%) | 158 (51%) |
Tổng | 106 (100%) | 102 (100%) | 102 (100%) | 310 (100%) |
Trong 310 bệnh nhân cận thị, có 158 bệnh nhân đã đeo kính (51%), có 152 bệnh nhân chưa đeo kính (49%). Tất cả bệnh nhân đã đeo kính đều sử dụng kính gọng, không có trường hợp nào dùng kính tiếp xúc. Không có khác biệt về tình trạng đeo kính giữa các nhóm tuổi (p > 0,05).
3.1.2.2. Đặc điểm bệnh nhân chưa đeo kính
Bảng 3. 4: Đặc điểm bệnh nhân chưa đeo kính
n | % | |
Đã phát hiện cận thị nhưng không đeo kính | 5 | 3,3 |
Lần đầu phát hiện cận thị | 147 | 96,7 |
Tổng | 152 | 100 |
Trong 152 bệnh nhân chưa đeo kính có 5 bệnh nhân (3,3%) đã phát hiện tật khúc xạ trước đây nhưng không đeo kính, 147 bệnh nhân (96,7%) lần đầu phát hiện cận thị.
3.1.2.3. Phân bố lần đầu phát hiện cận thị theo nhóm tuổi
Bảng 3. 5: Lần đầu phát hiện ở các nhóm tuổi
Tiểu học | THCS | THPT | Tổng | |
n | 60 | 50 | 37 | 147 |
% | 40,8 | 34 | 25,2 | 100 |
Bảng 3.5 cho thấy trong 147 bệnh nhân lần đầu phát hiện cận thị, bệnh nhân lần đầu phát hiện cận thị ở nhóm tuổi THPT có 37 bệnh nhân (25,2%), nhóm THCS là 50 bệnh nhân (34%) và nhóm Tiểu học là 60 bệnh nhân (40,8%).
3.1.2.4. Đặc điểm ở bệnh nhân đã đeo kính
Bảng 3. 6: Thời gian tái khám ở bệnh nhân đã đeo kính
N | % | |
< 3 tháng | 5 | 3,2 |
3- 6 tháng | 30 | 19 |
7- 12 tháng | 85 | 53,8 |
> 12 tháng | 38 | 24 |
Tổng | 158 | 100 |
Thời gian tái khám trung bình là 13 ± 7,8 tháng, thấp nhất là 2 tháng và cao nhất là 48 tháng. Chỉ có 5 bệnh nhân (3,2%) tái khám dưới 3 tháng.
Trong 158 bệnh nhân có 15 bệnh nhân đeo kính cũ quá số.
3.1.3. Lý do tới khám
Bảng 3. 7: Lý do đến khám
Nhìn mờ | Mỏi mắt | Đỏ mắt | Theo hẹn | |
n | 229 | 32 | 8 | 41 |
% | 73,9 | 10,3 | 2,6 | 13,2 |
Kết quả bảng 3.7 cho thấy trong 310 bệnh nhân có 229 (73,9%) bệnh nhân đến khám với triệu chứng nhìn mờ. Có 8 bệnh nhân (2,6%) đến khám vì đỏ mắt, 32 bệnh nhân (10,3%) đến khám vì mỏi mắt và 41 (13,2%) bệnh nhân đến khám theo hẹn.
3.1.4. Yếu tố gia đình và tuổi bắt đầu cận thị