Thị Lực Không Kính Và Có Kính Của Mắt Cận Thị

Bảng 3. 8: Tuổi bắt đầu cận thị và yếu tố gia đình


Tuổi bắt đầu cận


Yếu tố gia đình

≤ 6 tuổi

> 6 tuổi

Tổng

Không có

33 (12,5%)

232 (87,5%)

265 (100%)

Bố hoặc mẹ

7 (16,2%)

36 (83,7%)

43 (100%)

Cả bố và mẹ

2 (100%)

0

2 (100%)

Tổng

42 (13,5%)

268 (86,5%)

310 (100%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đánh giá tình trạng cận thị ở trẻ em và việc điều chỉnh kính - 6

Nhóm có tuổi bắt đầu cận > 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn với 268 (86,5%) so với nhóm bắt đầu cận thị ≤ 6 tuổi (13,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Trường hợp cả bố và mẹ cận thị thì con có tuổi xuất hiện cận thị ≤ 6 tuổi.


3.1.5. Tỷ lệ cận thị theo mắt


Bảng 3. 9: Tỷ lệ cận thị theo mắt



Tình trạng cận thị

n

%

Cận thị 1 mắt

20

6,5

Cận thị 2 mắt

290

93,5

Tổng số

310

100

Bệnh nhân cận thị ở hai mắt chiếm đa số (93,5%), chỉ có 20 bệnh nhân cận thị một mắt (6,5%). Sự khác biệt giữa tỷ lệ bệnh nhân cận thị một mắt và hai mắt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.1.6. Mức độ cận thị

3.1.6.1. Phân bố mức độ cận thị

Bảng 3.10: Mức độ cận thị


Mức độ cận thị

n

%

Nhẹ ( <-3,00D)

391

65,2

Trung bình


( -3,25D đến -6,00D)

177

29,5

Nặng (> -6,00D)

32

5,3

Tổng số

600

100

Độ cận thị trung bình là 2,75 ± 1,72D, thấp nhất là -0,5D và cao nhất là

-11D. Theo bảng 3.10 cho thấy mức độ cận thị nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 391 mắt (65,2%), mức độ cận thị trung bình là 177 mắt (29,5%), mức độ cận thị nặng là 32 mắt (5,3%). Sự khác biệt về tỷ lệ các mức độ cận thị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.1.6.2. Phân bố mức độ cận thị theo giới


Bảng 3.11: Mức độ cận thị theo giới


Mức độ cận thị


Giới

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tổng

Nam

156


(69,6%)

57


(25,4%)

11


(5%)

224


(100%)

Nữ

235


(62,5%)

120


(31,9%)

21


(5,6%)

376


(100%)

Bảng 3.11 cho thấy ở bệnh nhân nam mức độ cận thị nhẹ chiếm đa số với 156 mắt (69,6%), mức độ cận thị trung bình là 57 mắt (25,4%) và cận thị

nhẹ là 11 mắt (5%). Ở bệnh nhân nữ có 235 mắt cận thị nhẹ (62,5%), 120 mắt mức độ cận thị trung bình (31,9%) và 21 mắt mức độ cận thị nặng (5,6%).

Độ cận thị trung bình theo giới là: Nam : 1,35 ± 0,57D

Nữ: 1,43 ± 0,59D


Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cận thị giữa hai giới (p> 0,05).

3.1.6.3. Phân bố mức độ cận thị theo nhóm tuổi


Bảng 3.12: Mức độ cận thị theo nhóm tuổi


Mức độ cận thị


Nhóm tuổi

Cận thị nhẹ

Cận thị trung bình

Cận thị nặng

Tổng

Tiểu học

141

(68,8%)

56

(27,3%)

8

(3,9%)

205

(100%)

THCS

127

(63,5%)

58

(29%)

15

(7,5%)

200

(100%)

THPT

123

(63,1%)

63

(32,3%)

9

(4,6%)

195

(100%)

Kết quả bảng 3.12 cho thấy mức độ cận thị nhẹ (≤ -3D) chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 3 nhóm tuổi: nhóm Tiểu học mức độ cận thị nhẹ là 141 mắt (68,8%), nhóm THCS là 127 mắt chiếm 63,5%, nhóm THPT cận thị nhẹ là 123 mắt (63,1%). Mức độ cận thị giữa 3 nhóm tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

3.1.6.4. Thị lực của mắt cận thị

Bảng 3. 13: Phân bố thị lực theo mức độ cận thị



Mức độ cận thị

Thị lực không kính

Tổng

<20/200

20/200- 20/50

20/40- 20/30

Nhẹ

100 (25,6%)

249 (63,7%)

42 (10,7%)

391 (100%)

Trung bình

167 (94,3%)

10 (5,7%)

0

177 (100%)

Nặng

31 (96,9%)

1 (3,1%)

0

32 (100%)

Tổng

298 (49,7%)

260 (43,3%)

42 (7%)

600 (100%)

Thị lực trung bình của mắt cận thị là 0,18 ± 0,13.


Bảng 3.13 cho thấy không có mắt nào đạt thị lực tốt (≥ 20/25), 298 mắt (49,7%) thị lực < 20/200, 43,3% đạt thị lực từ 20/200- 20/50, 7% đạt thị lực 20/40- 20/30. Tỷ lệ thị lực kém (< 20/200) ở nhóm cận thị nhẹ là 25,6%, ở nhóm cận thị trung bình là 94,3% và nhóm cận thị nặng là 96,9%. Sự khác biệt về mức độ thị lực giữa nhóm cận thị nhẹ và nhóm cận thị trung bình - nặng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.1.7. Độ chênh lệch khúc xạ hai mắt


Bảng 3. 14: Độ chênh lệch khúc xạ hai mắt


Chênh lệch khúc xạ

n

%

Không chênh (<1D)

227

73,2

Chênh ít (1D-3D)

69

22,3

Chênh nhiều (>3D)

14

4,5

Tổng

310

100

Độ chênh lệch khúc xạ trung bình là 1,73 ± 1,28D.

Bảng 3.14 cho thấy 221 bệnh nhân (73,2%) không có sự chênh lệch khúc xạ của 2 mắt (<1D). Nhóm chênh lệch khúc xạ ít (1D-3D) là 69 bệnh nhân (22,3%) và chênh lệch nhiều chỉ có 14 bệnh nhân (4,5%).

3.1.8. Đặc điểm của loạn thị kèm theo


3.1.8.1. Phân bố hình thái cận thị


Bảng 3. 15: Phân bố hình thái cận thị


Hình thái cận thị

n

%

Cận đơn thuần

276

46

Cận kèm loạn thị

324

54

Tổng

600

100

Trong 600 mắt, có 324 mắt cận loạn thị (54%),276 mắt cận thị đơn thuần (46%).


3.1.8.2. Mức độ loạn thị


Bảng 3. 16: Mức độ loạn thị


Mức độ loạn thị

n

%

Nhẹ

128

39,5

Trung bình

122

37,6

Nặng

74

22,9

Tổng

324

100

Độ loạn thị trung bình là 1,43 ± 1,02 D, giá trị thấp nhất là -0,75D, cao nhất là -5,5D. Bảng 3.16 cho thấy trong 324 mắt loạn thị, nhóm loạn thị nặng có tỷ lệ thấp nhất là 22,9%, nhóm loại nhẹ là 39,5% và loạn thị trung bình (37,6%).

3.1.8.3. Mức độ cận loạn thị theo nhóm tuổi

Bảng 3. 17: Mức độ loạn thị theo nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Mức độ loạn thị

Tổng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tiểu học

43


(34,7%)

53


(42,7%)

28


(22,6%)

124


(100%)

THCS

44


(44,9%)

32


(32,6%)

22


(22,5%)

98


(100%)

THPT

41


(40,2%)

37


(36,3%)

24


(23,5%)

102


(100%)

Tổng

128


(39,5%)

122


(37,6%)

74


(22,9%)

324


(100%)

Nhóm tiểu học có mức độ loạn thị trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 53 (42,7%) bệnh nhân. Nhóm THCS và THPT, mức độ loạn thị nhẹ chiếm nhiều nhất.

Độ loạn thị trung bình theo nhóm tuổi là:


- Tiểu học: 1,48 ± 0,95D


- THCS: 1,45 ± 0,98D


- THPT: 1,51 ± 0,96D


Mức độ loạn thị giữa 3 nhóm tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.1.8.4. Trục loạn thị

Bảng 3.18: Trục loạn thị


Trục loạn thị

n

%

Trục dọc

0

0

Trục ngang

204

63

Trục trung gian

120

37

Tổng

324

100

Kết quả bảng 3.18 cho thấy trục loạn thị chiếm đa số là trục ngang với 207 trường hợp (63%), 120 trục trung gian (37%) và không có trục dọc.

3.2. Kết quả chỉnh kính và các yếu tố liên quan


3.2.1. Thị lực trước và sau chỉnh kính


Bảng 3.19: Thị lực không kính và có kính của mắt cận thị


Thời điểm

Thị lực

Tổng

<20/200

20/200-

20/50

20/40-

20/30

≥ 20/25

Trước chỉnh kính

298


(49,7%)

260


(43,3%)

42


(7%)

0


(0 %)

600


(100%)

Sau chỉnh kính

0


(0% )

34


(5,7%)

279


(46,5% )

287


(47,8%)

600


(100%)

Kết quả bảng 3.19 cho thấy sau chỉnh kính có 287 mắt (47,8%) đạt thị lực ≥ 20/25 và 313 mắt (52,2%) không đạt thị lực tốt ( ≥ 20/25). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.2.2. Liên quan giữa thị lực và nhóm tuổi

Bảng 3. 20: Thị lực sau chỉnh kính và nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Thị lực

Tổng

20/200-20/50

20/40- 20/30

≥ 20/25

Tiểu học

17 (8,3%)

122(59,5%)

66 (32,2%)

205 (100%)

THCS

9 (4,5%)

86 (43%)

105 (52,5%)

200 (100%)

THPT

8 (4,1%)

71 (36,4%)

116 (59,5%)

195 (100%)

Tổng

34 (5,6%)

279 (46,5%)

287 (48,9%)

600 (100%)

Kết quả chỉnh kính của nhóm tiểu học chỉ có 66 mắt (32,2%) đạt thị lực

≥ 20/25, 139 mắt (67,8%) thị lực dưới 20/25. Nhóm THCS sau chỉnh kính có 105 mắt đạt thị lực ≥ 20/25, dưới 20/25 là 95 mắt (47,5%). Nhóm THPT tỷ lệ đạt thị lực tối đa ≥ 20/25 là 59,5%, có 79 mắt thị lực dưới 20/25. Thị lực sau chỉnh kính của 3 nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) .

3.2.3. Liên quan giữa thị lực và mức độ cận


Bảng 3. 21: Thị lực và mức độ cận thị


Mức độ cận thị

Thị lực

Tổng

20/200-20/50

20/40- 20/30

≥ 20/25

Nhẹ

12 (3%)

156 (40%)

223 (57%)

391 (100%)

Trung bình

16 (9%)

101 (57%)

60 (34%)

177 (100%)

Nặng

6 (18,7%)

22(68,8%)

4 (12,5%)

32 (100%)

Tổng

34 (5,6%)

279 (46,5%)

287 (48,9%)

600 (100%)

Sau chỉnh kính không có mắt nào có thị lực < 20/200. Nhóm cận thị nhẹ có 223 mắt (57%) đạt được thị lực ≥ 20/25, tỷ lệ này ở nhóm cận thị trung bình là 60 mắt (34%) và ở nhóm cận thị nặng là 12,5%. Có sự khác biệt kết quả thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2024