trị đạo đức truyền thống đang dần bị thay thế bởi lối sống buông thả, thực dụng của phương Tây, do sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Cũng chính từ lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm với xã hội và với chính bản thân mình, mà ngày càng nhiều trẻ em đã bị bỏ rơi ngay sau khi sinh ra. Tất cả những điều đó đã trở thành những điều kiện thuận lợi để tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em dễ dàng lừa gạt phụ nữ, trẻ em nhằm mục đích bóc lột tình dục ở ngay trong nước, hoặc để bán ra nước ngoài.
Làn sóng di dân tự do và tìm kiếm việc làm sẽ tiếp tục gia tăng, đây chính là môi trường lý tưởng cho tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em hoạt động và phát triển.
Một số yếu tố kinh tế - xã hội từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới sẽ tiếp tục là điều kiện tác động làm gia tăng tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam; cụ thể là các yếu tố sau:
+ Trong việc thực hiện chính sách về dân số, Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra một cơ cấu mất cân bằng về dân số giữa nam và nữ. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc:
Trong năm 2002, tỷ lệ sinh trai - gái trong xã hội Trung Quốc là cứ 117 bé trai chào đời thì mới có 100 bé gái chào đời. Từ thống kê tương tự Trường Đại học Kent ở Anh đã tính toán rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có từ 29 đến 33 triệu thanh niên trong độ tuổi 18 - 34 không có phụ nữ cùng tuổi để lấy vợ, một bức tranh "thiếu nữ" nghiêm trọng sẽ diễn ra [51].
+ Ở Campuchia pháp luật còn lỏng lẻo, việc quản lý đường biên giới quốc gia thiếu chặt chẽ, tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn mại dâm tự do. Vì vậy Campuchia không chỉ là nơi cần "nguồn hàng" là phụ nữ, trẻ em để cung cấp cho hoạt động mại dâm, mà còn là địa bàn trung chuyển thuận lợi của các đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em từ Việt Nam đi Thái lan, Đài Loan, Ma Cao, Singapore và các nước khác.
+ Ở các quốc gia châu Âu, nhiều cặp vợ chồng không muốn sinh con, nhưng họ lại rất muốn nuôi con nuôi. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em đã nhìn ra lợi nhuận khổng lồ từ nhu cầu nêu trên và như vậy mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ tiếp tục gia tăng.
3.1.2. Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ diễn biến ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn
Phân tích dự báo phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn này. Qua đó xác định được phương thức, cách thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm để để ra luật pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, xử lý tội phạm phù hợp. Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ có những diễn biến sau:
Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ khai thác triệt để những yếu tố lạc hậu về thông tin, khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán vào các nhà chứa làm gái mại dâm, hoặc đưa qua biên giới bán ra nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Qui Định Về Thẩm Quyền Điều Tra Tội Phạm Liên Quan Đến Hoạt Động Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em
- Những Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Trong Lĩnh Vực Hồi Hương Và Tái Hòa Nhập Cộng Đồng Nạn Nhân Bị Mua Bán
- Dự Báo Tình Hình Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Phương Hướng Và Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Phòng, Chống Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em Ở Việt Nam Hiện Nay
- Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 12
- Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Đối tượng mà tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em hướng tới là những phụ nữ, trẻ em ở nông thôn, có điều kiện kinh tế khó khăn, kém hiểu biết, thất nghiệp, nhẹ dạ, hoặc những phụ nữ quá lứa, tình duyên dang dở, phụ nữ hành nghề mại dâm và nhưng phụ nữ, trẻ em thích ăn chơi đua đòi. Bên cạnh đó những trẻ em trong các gia đình đông con, kinh tế khó khăn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trẻ em lang thang; trẻ em trong các làng trẻ SOS và đặc biệt là trẻ em bị bỏ rơi sau khi sinh ra cũng là những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em.
Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ triệt để lợi dụng các loại hình dịch vụ như: sử dụng dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch vụ du lịch, dịch vụ giới thiệu việc làm và đặc biệt là dịch vụ môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới sẽ có những hình thức đồng phạm phức tạp, có chỉ huy, cầm đầu, vạch kế hoạch cụ thể.
3.1.3. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam sẽ móc nối, cấu kết với tội phạm ở ngoài nước và sẽ hình thành các đường dây buôn người xuyên quốc gia
Ở trong nước, các đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ tiếp tục phát triển thành đường dây lớn, mang tính tổ chức chặt chẽ. Các đối tượng phạm tội sẽ móc nối, cấu kết với nhau, cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Quy trình thực hiện hành vi phạm tội
mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ được tiến hành như sau: nạn nhân được đưa từ các địa phương khác nhau đến các nhà chứa trong nước để bóc lột tình dục, hoặc đưa nạn nhân đến các vùng rừng núi hẻo lánh để bóc lột sức lao động... Các đường dây tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ tự tìm đến nhau theo nhu cầu tự thân để mua bán, trao đổi phụ nữ, trẻ em nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Do vậy, các đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em ở trong nước đã dần móc nối, cấu kết với nhau hình thành các đường dây lớn chuyên mua bán phụ nữ, trẻ em, với tổ chức hoạt động rất chặt chẽ.
Lợi nhuận luôn là mối quan tâm chủ yếu của tội phạm nói chung trong đó có tội phạm bán phụ nữ, trẻ em nói riêng. Chính vì lẽ đó mà các đường dây tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em luôn hướng sự quan tâm đến các "thị trường" tiềm năng hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn, ở ngoài biên giới quốc gia. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở trong và ngoài nước sẽ bằng mọi cách, dưới mọi hình thức và bất chấp mọi thủ đoạn để móc nối, cấu kết với nhau nhằm hình thành các đường dây lớn mang tính quốc tế để cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ đưa các nạn nhân từ một quốc gia sang một quốc gia khác, hoặc lấy một nước làm trung gian, để từ đó tới nước thứ ba. Ở Việt Nam, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thường cấu kết chặt chẽ với tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Campuchia và một số quốc gia Đông Âu và như vậy trong tương lai sẽ hình thành các đường dây buôn người xuyên quốc gia.
Từ những phân tích ở trên có thể đi đến những dự báo về diễn biến tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Tình hình mua bán phụ nữ sẽ diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ việc, đa dạng về phương thức thủ đoạn. Theo chúng tôi, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ gia tăng khoảng 10 - 20% trên 1 năm; đối tượng phạm tội sẽ tập trung ở độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi; số nạn nhân chủ yếu sẽ là phụ nữ trẻ (độ tuổi từ 18 đến 25) vì số này dễ bị lừa để đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ở các thành phố. Địa bàn phạm tội xảy ra chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc, phía Nam, không loại trừ các đối tượng bị đưa qua biên giới bằng cửa khẩu quốc tế (sân bay), các trường hợp này do tội phạm làm giấy tờ giả. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ có yếu tố nước ngoài, có sự câu kết giữa tội phạm trong nước và nước ngoài.
3.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em
Mua bán phụ nữ, trẻ em tuy mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn mười năm trở lại đây, song tính đa dạng, phức tạp cũng như hậu quả mà loại hành vi này gây ra cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân và toàn xã hội là đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em không chỉ xâm hại đến các quyền cơ bản của con người nói chung trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em, mà còn tạo ra sự mất ổn định về trật tự an toàn xã hội và đồng thời đe dọa tới tình hình an ninh, chính trị của quốc gia. Nhận thức sâu sắc về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em, cũng như những diễn biến hết sức phức tạp của loại hành vi này, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về mặt nhận thức và hành động trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em, trong đó có những văn bản chỉ đạo sau:
- Ngày 1-3-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 33- CT/TW về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Ngày 30-4-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 38- CT/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Ngày 15/11/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 774/1995/TTg về việc tiếp nhận trở lại những công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú.
- Ngày 17/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 776/1997/TTg về phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa trái phép phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài.
- Ngày 30-7-1998 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Thông tri số 04-TT/TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/1998/QĐ- TTg, phê duyệt Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong đó có mục tiêu và nội dung phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em.
- Ngày 31/5/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/1999/QĐ- TTg, phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có mục tiêu ngăn ngừa, tiến tới giảm dần vào năm 2002 tình trạng trẻ em bị xâm hại về nhân phẩm, danh dự, bị xâm hại về tình dục, đặc biệt vì mục đích thương mại.
- Ngày 28-6-2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Ngày 26-2-2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2001/QĐ- TTg, phê duyệt "Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010".
- Ngày 14/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/2004/QĐ- TTg, phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010.
- Ngày 29/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 187/2004/QĐ- TTg, về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Ngày 14/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/2004/QĐ- TTg, về việc ban hành Quy chế hoạt động của ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Ngày 25/2/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg, về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài...
Từ viện dẫn hệ thống văn bản chỉ đạo nêu trên cho thấy, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả của lĩnh vực mua bán phụ nữ, trẻ em. Tuy
nhiên, đó là những văn bản có tính chất quy định chung, định hướng, chỉ đạo, muốn tổ chức thi hành phải ban hành các văn bản cụ thể. Theo đó, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em phải bảo đảm là công cụ thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực này.
Như chúng ta đã biết, pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản. Trong mối quan hệ này, đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo: đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đường lối chính sách của Đảng, là sự thể chế hóa (cụ thể hóa) đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định chung thống nhất trên quy mô toàn xã hội. Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng như trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó; tác động mạnh mẽ tới đường lối, chính sách của Đảng. Thực tiễn đã cho thấy, nếu sử dụng tốt công cụ pháp luật, thì đường lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Thông qua pháp luật, các đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng được triển khai một cách nhanh chóng, cụ thể và trên quy mô rộng lớn nhất. Thực tiễn pháp lý là môi trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả thực hiện các đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng. Cần tránh khuynh hướng pháp luật thuần túy, khi xây dựng và thực hiện pháp luật không dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng. Đồng thời cũng cần tránh khuynh hướng muốn dùng đường lối, chính sách của Đảng để thay thế cho pháp luật, hạ thấp vai trò của pháp luật [43, tr. 334].
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu quan điểm chỉ đạo:
Thể chế hóa kịp thời đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền
con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa-xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh... [28].
Từ sự phân tích trên cho thấy, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, cần quán triệt quan điểm chỉ đạo là: thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em, theo chúng tôi cần phải phân tích kỹ quan điểm của Đảng ta về từng lĩnh vực như: bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em; đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, nhận trở lại và bảo vệ nạn nhân bị mua bán... Trước hết cần phải hoàn thiện pháp luật theo hướng tạo điều kiện để thực hiện tốt quyền của phụ nữ và trẻ em; cùng đó, hoàn thiện chính sách hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Trong đó, chú trọng thực hiện các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em.
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em theo hướng phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về phòng, chống buôn bán người
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: "... phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa" [28]. Chủ động hội nhập quốc tế, cũng đồng nghĩa với việc thiết lập các mối quan hệ xã hội mới, trên cơ sở tuân thủ các quy định mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận. Để các cam kết quốc tế được thực hiện một cách đầy đủ, thì mỗi quốc gia là thành viên trong đó có Việt Nam đều phải nội luật hóa các cam kết đó.
Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X:
Về quan hệ đối ngoại, chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [29].
Sự hợp tác và các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau. Pháp luật là phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định đó. Bởi vì, chính nhờ những đặc điểm đặc thù của mình, pháp luật có khả năng thiết lập một trật tự mà ở đó mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ phải tôn trọng những cam kết và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra. Thực tiễn càng cho thấy rõ, muốn thực hiện tốt sự quản lý của nhà nước, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước thì phải chú trọng phát huy vai trò của pháp luật, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật không những phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trong nước, mà đồng thời còn phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hình quốc tế và khu vực.
Như vậy, quan điểm chỉ đạo trong việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em là: thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và đồng thời phải phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về phòng, chống buôn bán người.
Như đã đề cập, cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em không thể không hợp tác quốc tế, vì loại hành vi nguy hiểm này đã vượt qua biên giới quốc gia. Do đó, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam theo hướng phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế là tất yếu khách quan. Theo chúng tôi, cần tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật ký kết thực hiện điều ước quốc tế, khẩn trương