Nghiên Cứu Về Cận Thị Ở Trẻ Em Trên Thế Giới Và Việt Nam

Chỉnh kính cầu tối ưu là chọn số kính cầu trừ thấp nhất cho thị lực tối đa. Tuyệt đối không đeo kính cận quá số vì có nhiều bất lợi như nhìn vật nhỏ đi, mỏi mắt, nhức đầu...

Vấn đề chỉnh kính ở trẻ em: Trẻ dưới 12 tuổi có biên độ điều tiết lớn nên chỉ cần một thay đổi nhỏ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cũng làm thay đổi độ khúc xạ của mắt [30]. Vì vậy ở trẻ em cần thiết sử dụng thuốc liệt điều tiết để xác định độ cận thị và chỉnh kính chính xác nhất.

Có hai loại kính kính gọng kính tiếp xúc  Kính gọng Hình 1 22 Mắt cận thị 1

Có hai loại kính: kính gọng, kính tiếp xúc.



Kính gọng

Hình 1. 22: Mắt cận thị và chỉnh kính


Kính gọng là một lựa chọn phổ biến và dễ sử dụng nhất. Hiện nay kính gọng cũng đang là lựa chọn hàng đầu của những gia đình có trẻ được chẩn đoán cận thị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Ưu điểm :


- Rẻ tiền, cắt và sử dụng kính dễ dàng.

- Không cần chạm tay vào mắt khi đeo kính, hạn chế gây viêm nhiễm kết - giác mạc mắt.

- Có thể phối hợp với các điều trị chỉnh quang khác như: lác ẩn, rối loạn điều tiết.

Nhược điểm:

- Khó khăn khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc khi trời mưa.

- Phụ thuộc nhiều vào kính.


Một số vấn đề ảnh hưởng đến chỉnh kính ở trẻ em:


- Sự chi phối mạnh của lực điều tiết.

- Sự phối hợp của trẻ với thầy thuốc đôi khi không đạt yêu cầu, nhất là trong quy trình thử kính chủ quan.

- Công suất quang học của mắt kính và gọng kính (độ nghiêng càng gọng kính, tỳ mũi).

- Chuyên môn và kỹ thuật của các cơ sở thăm khám và cắt kính.

Kính tiếp xúc

Một lựa chọn khác là kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng đang rất phát triển, được giới trẻ tìm hiểu và sử dụng nhiều. Kính áp tròng cải thiện được nhiều nhược điểm của kính gọng như: không gây nặng nề cho người đeo, có tính thẩm mỹ cao, sử dụng được cả trong các hoạt động thể dục thể thao… Tuy nhiên việc sử dụng kính áp tròng quá lâu mà không đúng chỉ dẫn có thể dẫn đến khô mắt, tổn thương giác mạc, một số nhiễm trùng ở giác mạc… và kính áp tròng cũng khó dùng đối với những người chưa có kinh nghiệm hoặc mới sử dụng lần đầu.

Một loại kính tiếp xúc đặc biệt hơn gọi là Orthokeratology (Ortho-K) dùng để điều chỉnh hình dạng giác mạc, phục hồi thị lực. Đây là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, người sử dụng sẽ đeo loại kính áp tròng được thiết kế đặc biệt đi ngủ qua đêm, tháo kính khi ngủ dậy và không cần sử dụng đến bất kì loại kính nào ban ngày. Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về khả năng bảo vệ mắt, giảm tiến triển cận thị khi sử dụng kính Ortho-k. Kính Ortho-k có thể đáp ứng được các nhược điểm của kính gọng và kính áp tròng thông thường tuy nhiên người sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng

dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ trong 3-6 tháng. Chi phí cho việc lắp kính Ortho-k khá cao và không phải ở đâu cũng làm được [33].

1.2.5.2. Phẫu thuật


Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhằm ngăn chặn và làm ổn định cận thị nhưng được áp dụng cho người trên 18 tuổi. Các phương pháp phẫu thuật thay đổi hình dạng giác mạc với mục đích điều chỉnh tiêu cự nhằm đưa ảnh của vật về đúng trên võng mạc và hình ảnh rõ nét. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau như rạch giác mạc hình nan hoa, phẫu thuật cấy thấu kính giác mạc, cắt gọt giác mạc, đặt thấu kính nội nhãn. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay như PRK, Lasik, Femto Lasik và hiện đại nhất là Relex SMILE.

1.3. Nghiên cứu về cận thị ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam


1.3.1. Nghiên cứu về cận thị ở trẻ em trên thế giới


Cận thị là vấn đề nhãn khoa ngày càng phổ biến trên thế giới. Năm 2000 ước tính có khoảng 1406 triệu người trên thế giới cận thị (chiếm 22,9% dân số) và dự đoán rằng đến năm 2030 có khoảng 3361 triệu người cận thị ( 39,9% dân số thế giới) [4]. Chi phí để thiết lập cơ sở vật chất và nhân lực cho chăm sóc khúc xạ là 20 tỷ USD. Trong khi đó năng suất toàn cầu giảm do suy giảm thị lực không được điều chỉnh ước tính là 121,4 tỷ USD (năm 2015).

Châu Á là nơi có tỷ lệ cận thị cao trên thế giới. Nghiên cứu ở Đài Loan và Singapore cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ 6-7 tuổi chiếm 20-30%, và tăng tới 81% với học sinh trung học [34]. Ở Hàn Quốc, lứa tuổi 5-11 cỏ tỷ lệ cận thị khoảng 50% và từ 12-18 tuổi tăng tới 78%. Tỷ lệ cận thị có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Tại Trung Quốc, cùng độ tuổi là 5 thì cận thị ở trẻ thành thị chiếm khoảng 5,7% còn ở nông thôn thì gần như không có và đến 15 tuổi thì tỷ lệ cận thị ở thành thị và nông thôn lần lượt là 78,4% và 43%. Ấn Độ có tỷ lệ cận thị không quá cao nhưng cũng có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, ở lứa tuổi 10-15 thì ở thành thị là 7% - 10,8% và nông thôn là 4,1%- 6,7%.

Ở các châu lục khác như Úc, tỷ lệ cận thị ở trẻ 12 tuổi khoảng 11,9% và thấp hơn ở Châu Âu (4,6%) hay Trung Đông (6,1%). Ở Nam Mỹ , tỷ lệ cận thị ở trẻ 5-15 tuổi chỉ chiếm khoảng 1,4% hay ở Châu Âu là 42,7% với lứa tuổi 10-19 [35], [36]. Một nghiên cứu ở Hy Lạp và Bulgaria năm 2009 cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ từ 10-15 tuổi ở Hy Lạp là 37,2% còn ở Bulgaria là 13,5% [17].

Trong nghiên cứu của Gursoy về thị lực của trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 44,2% trẻ có mắc tật khúc xạ, trong 709 trẻ tham gia nghiên cứu có 145 trẻ cần đeo kính nhưng chỉ có 65 trẻ trong số đó có kính [37]. Trước đây người ta có xu hướng điều chỉnh kính độ cận thị thấp hơn để làm giảm nhu cầu thích nghi của mắt nhưng hiện nay điều này không còn được ưa chuộng do nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó không hiệu quả [7]. Nghiên cứu của Kahmeng Chung và cộng sự trên 2 nhóm chỉnh kính thiếu và chỉnh kính hoàn toàn cho thấy tiến triển cận thị trung bình trong 2 năm của nhóm chỉnh thiếu là -1D và ở nhóm chỉnh đủ là -0,77D. Nghiên cứu này cũng cho thấy sự giãn của chiều dài trục nhãn cầu ở nhóm chỉnh thiếu cao hơn nhóm chỉnh đủ độ [38]. Po Liang Chen điều trị trẻ bị nhược thị chỉnh kính trong vòng 18 tuần mà không phối hợp với các phương pháp khác, kết quả là thị lực được cải thiện có ý nghĩa thống kê [39].

1.3.2. Nghiên cứu về cận thị ở trẻ em Việt Nam


Việt Nam là một nước có tỷ lệ cận thị cao và đang ngày càng gia tăng. Trong một nghiên cứu về thực trạng cận thị của học sinh tại một số tỉnh năm 2019 được đăng trên tạp chí y học dự phòng cho thấy tỷ lệ giảm thị lực của học sinh chiếm 34,8% và tăng dần theo các bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông lần lượt là 21,6%, 34,5% và 41,9% [5]. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tỉ lệ cận thị tăng cao ở các khối lớp lớn hơn. Một nghiên cứu về cận thị học đường tại Hà Nội năm 2009 cho kết quả tỷ lệ cận thị ở trẻ em là 33,7%, với lứa tuổi tiểu học là 25,5% và THCS là 42,3% [6]. Theo nghiên

cứu của Nguyễn Văn Trung năm 2014 tại Trà Vinh, tỷ lệ cận thị ở trẻ em là 21,87%; trong đó tỉ lệ cận thị ở tiểu học là 16,3%, ở THCS là 16,14% và THPT là 35,09% [24].

Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh và cộng sự (2009) về đặc điểm cận thị học đường ở Hà Nội cho thấy sự chênh lệch về tỉ lệ cận thị ở các quận trung tâm như Ba Đình (42,3%), Thanh Xuân (41%) cao hơn so với huyện ngoại thành: Đông Anh (18,8%) [40]. Kết quả nghiên cứu của Trần Đức Nghĩa về cận thị ở trẻ em tiểu học tại Điện Biên là 17,2% và có sự chênh lệch giữa các dân tộc Kinh, Thái và các dân tộc thiểu số khác (lần lượt là 19%, 7,7% và 9,6%) [19]. Điều này được cho là phụ thuộc vào điều kiện sống, sinh hoạt và áp lực học tập của các em.

Việc điều chỉnh tật khúc xạ bằng phương pháp quang học rất quan trọng đặc biệt là việc chỉnh kính trên mắt cận thị ở trẻ em, mục đích là tạo ảnh của vật rõ nét và rơi đúng võng mạc. Tại Việt Nam đã có một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề chỉnh kính cho tật khúc xạ [16],[41],[42]: Tác giả Nguyễn Duy Bích (2011), tác giả Đoàn Hương Giang (2017)....

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu


- Trẻ em đến khám tại khoa Khúc xạ bệnh viện Mắt trung ương trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022- tháng 5/2022.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Trẻ em có cận thị ≥ -0,5D ở một hoặc 2 mắt, có hoặc không kèm loạn thị.

- Độ tuổi từ 6 đến 17.

- Gia đình và trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Trẻ có tiền sử bệnh võng mạc trẻ đẻ non, bệnh về mắt và các bệnh toàn thân có ảnh hưởng đến thị lực.

- Trẻ không phối hợp khi khám.


2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu lâm sàng không có nhóm chứng.


2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu


Chọn cỡ mẫu theo công thức :


1−𝛼/2

𝑍2 𝑝(1−𝑝)

n = 𝑑2


Độ tin cậy 95% và sai số chọn là 0,05.


p là tỷ lệ mắc cận thị ở trẻ em 27,8% theo nghiên cứu trước [43]. Cỡ mẫu tối thiểu tính được là 308.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 310 bệnh nhân .

2.2.3. Phương tiện và quy trình nghiên cứu


2.2.3.1: Phương tiện nghiên cứu


- Bảng thị lực Snellen.

- Máy đo khúc xạ kế tự động.

- Hộp kính thử.

- Đèn soi bóng đồng tử.

- Phiếu thu thập thông tin.


2.2.3.2: Quy trình nghiên cứu


Thu thập số liệu

- Thông tin các nhân: Tuổi, giới tính, ....

- Lý do đến khám.

- Tiền sử bản thân: tuổi bắt đầu phát hiện cận thị.

- Tình trạng đeo kính .

- Tiền sử cận thị gia đình.

Khám mắt:

Đo khúc xạ bằng khúc xạ kế tự động :


Đây được xem là phương pháp có thể thay thế soi bóng đồng tử tuy nhiên khám khúc xạ máy không loại trừ được sự điều tiết của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em có khả năng điều tiết cao. Vì vậy đối với khám khúc xạ máy ta sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc giãn đồng tử và lấy kết quả đo trước và sau liệt điều tiết.

Cách đo: Bệnh nhân tì cằm lên giá đỡ, trán áp sát thanh ngang tỳ trán. Người đo điều chỉnh giá đỡ cằm lên xuống sao cho khe mi ngang hàng với vạch đánh dấu ở thân máy. Yêu cầu bệnh nhân nhìn thẳng vào ống kính, không chớp mắt, đảo mắt. Điều chỉnh máy sao cho vòng ngắm trùng giữa tâm giác mạc và

rõ nét. Đo mỗi mắt ít nhất 3 lần để lựa chọn giá trị thích hợp và ghi vào phiếu thu thập thông tin.

Hình 2 1 Máy khúc xạ kế tự động SHIN NIPPON Soi bóng đồng tử Soi bóng đồng 2

Hình 2. 1: Máy khúc xạ kế tự động SHIN-NIPPON


Soi bóng đồng tử


Soi bóng đồng tử là phương pháp khám khúc xạ khách quan cho phép đánh giá khúc xạ của toàn bộ hệ quang học của mắt. Soi bóng đồng tử cho phép xác định khúc xạ của bệnh nhân, dễ kiểm soát điều tiết của bệnh nhân hơn là đo khúc xạ tự động. Ngoài ra nó còn giúp xác định một số bệnh lý của mắt như đục thể thủy tinh....

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết quả khúc xạ soi bóng đồng tử sau liệt điều tiết để xác định tật khúc xạ của bệnh nhân.

Đo thị lực nhìn xa không kính và thị lực có kính đang đeo (nếu có)


Bệnh nhân ngồi nghỉ trong phòng thử thị lực với anh sáng yếu từ 5 đến 10 phút trước khi thử thị lực.

Bảng thị lực dùng máy chiếu với khoảng cách thích hợp ngang tầm mắt bệnh nhân ngồi. Bệnh nhân được đo thị lực nhìn xa lần lượt từng mắt, sau đó đo thị lực nhìn xa 2 mắt và thị lực với kính cũ của bệnh nhân (nếu có).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2024