Dự Báo Tình Hình Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới

quan của nước đi và nước đến trong việc hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng. Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng các nạn nhân bị mua bán, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

+ Quan điểm của Nhà nước Việt Nam phân biệt rõ ràng giữa tội phạm và nạn nhân của tội phạm; do vậy, những người bị mua bán được coi là nạn nhân.

Đối với phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thì mặc dù chưa có văn bản quy định nhưng trên thực tiễn họ không bị xử lý về tội xuất cảnh trái phép. Khi trở về, nhiều người trong số họ được đưa vào các trung tâm chữa trị, phục hồi. Các trung tâm này được thành lập ở các tỉnh, thành phố, do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý có chức năng chữa trị, dạy nghề, phục hồi cho phụ nữ bán dâm, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Đối với người trốn đi nước ngoài trái phép: tại điểm 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 17/02/1991 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xử lý đối với người trốn đi nước ngoài đã tự nguyện hồi hương quy định: "Đối với người lần đầu trốn đi nước ngoài đã tự nguyện hồi hương thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xuất cảnh trái phép theo Điều 89 Bộ luật hình sự năm 1985".

+ Về điều kiện để tiếp nhận trở lại những người đã xuất cảnh trái phép ra nước

ngoài:


Theo quy định tại Chỉ thị số 747-TTg ngày 15/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tiếp nhận trở lại những công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú thì tinh thần chung của Nhà nước Việt Nam là việc hồi hương nạn nhân là nhằm mục đích "bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội". Theo Chỉ thị này thì điều kiện tiếp nhận trở lại những công dân Việt Nam đã nhập cảnh nước ngoài trái phép mà không được nước ngoài cho cư trú hoặc bị buộc phải về nước là:

Những người còn giữ quốc tịch Việt Nam và đồng thời không có quốc tịch nước khác, trước kia đã có nơi thường trú ở Việt Nam và hiện nay được tổ chức kinh tế, xã hội hoặc cá nhân thường trú ở Việt Nam đứng ra bảo lãnh (trừ một số trường hợp đặc biệt vì lý do nhân đạo).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

trở về.

Phải bảo đảm các nguyên tắc trật tự, an toàn và tôn trọng nhân phẩm của người

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 9


Có tài trợ của quốc tế hoặc của nước ngoài hữu quan để bảo đảm việc tiếp nhận

và tái hòa nhập sau khi về nước.


Có sự thỏa thuận giữa Việt Nam và nước ngoài hữu quan.


+ Về thủ tục hồi hương


Chỉ thị số 747/TTg quy định sau khi có hiệp định, thỏa thuận với nước hữu quan (nếu số lượng người trở về nhiều) hoặc có đàm phán hợp tác với nước hữu quan (nếu số lượng người trở về ít) thì các cơ quan hữu trách của Việt Nam trong thời gian sớm nhất có trách nhiệm xác minh các thông tin về nhân sự và trả lời phía nước hữu quan. Nếu đủ điều kiện tiếp nhận thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy tờ cần thiết cho những người được tiếp nhận trở lại và phối hợp với các cơ quan trong nước và nước ngoài có liên quan tổ chức việc giao nhận người trở về.

Chỉ thị số 882/TTg ngày 26/11/1996 về việc ngăn chặn hiện tượng xuất cảnh trái phép cũng quy định các bộ, ngành, chính quyền địa phương hữu quan phải phối hợp chặt chẽ trong việc xác minh danh sách và nhận lại nhanh chóng những công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú, nhất là đối với những người còn mang giấy tờ hợp lệ do Việt Nam cấp .

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc hồi hương nạn nhân bị buôn bán và buôn lậu về cơ bản là phù hợp với các quy định liên quan của Nghị định thư về bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Điều 8: Việc hồi hương các nạn nhân của việc buôn bán người) và Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Điều 18: việc trả về người bị đưa đi trái phép) trên cơ sở các quan điểm cơ bản sau:

Coi những người bị mua bán là nạn nhân của tội phạm, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ về tội xuất cảnh trái phép (phù hợp với Điều 5 Nghị định thư

chống đưa người di cư trái phép và khoản 2 Điều 8 Nghị định thư chống buôn bán người). Cần chú ý là tại đây có một ngoại lệ: việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xuất cảnh trái phép sẽ áp dụng đối với người nhiều lần xuất cảnh trái phép nhằm để được hưởng tài trợ mỗi khi hồi hương.

Việc đưa trở về được xem xét cùng với sự an toàn và tôn trọng nhân phẩm của nạn nhân (phù hợp với khoản 2 Điều 8 Nghị định thư chống buôn bán người; khoản 5 Điều 18 Nghị định thư chống đưa người di cư trái phép).

Trên cơ sở đề nghị của quốc gia có thỏa thuận hoặc hợp tác đàm phán về việc hồi hương nạn nhân, tiến hành nhanh chóng việc xác nhận một người là công dân của Việt Nam (phù hợp với khoản 3 Điều 8 Nghị định thư chống buôn bán người; khoản 3 Điều 18 Nghị định thư chống đưa người di cư trái phép).

Cấp các giấy tờ cần thiết để người trở về được nhập cảnh trở lại (phù hợp với khoản 4 Điều 8 Nghị định thư chống buôn bán người và khoản 4 Điều 18 Nghị định thư chống đưa người di cư trái phép).

Hợp tác với các tổ chức quốc tế có liên quan để thực hiện việc hồi hương người xuất cảnh trái phép (phù hợp với khoản 6 Điều 18 Nghị định thư chống đưa người di cư trái phép).

Tuy nhiên, giữa pháp luật Việt Nam với các Nghị định thư còn có một số điểm chưa tương đồng:

Theo quy định tại Chỉ thị số 747/TTg thì đối tượng được tiếp nhận trở lại là "những người còn giữ quốc tịch Việt Nam và đồng thời không có quốc tịch nước khác, trước kia đã có nơi thường trú ở Việt Nam", trong khi đó, khoản 2 Điều 18 Nghị định thư chống đưa người di cư trái phép và khoản 1 Điều 8 Nghị định thư chống buôn bán người quy định việc tiếp nhận trở lại đối với nạn nhân là "người có quốc tịch của quốc gia đó hoặc có quyền thường trú trên lãnh thổ của quốc gia đó vào thời điểm người đó nhập cảnh vào nước tiếp nhận". Ở điểm này, các nghị định thư quy định đối tượng tiếp nhận rộng hơn quy định của pháp luật Việt Nam.

Với nguồn kinh phí hạn hẹp, nếu không có giúp đỡ về tài chính thì việc hỗ trợ hành chính và xã hội cho các nạn nhân trở về sẽ gặp khó khăn. Do vậy, Chỉ thị số 747/TTg quy định việc hồi hương nạn nhân cần có sự giúp đỡ về tài chính của nước ngoài hữu quan hoặc tổ chức quốc tế để bảo đảm việc tiếp nhận và tái hòa nhập sau khi về nước, nhưng các nghị định thư không quy định nghĩa vụ hỗ trợ tài chính của quốc gia "nhận" cho việc nạn nhân trở về nước "gốc".

+ Về vấn đề tái hòa nhập cộng đồng các nạn nhân bị mua bán.


Tuy chưa có một văn bản quy định chuyên về việc tái hòa nhập cộng đồng nạn nhân bị mua bán, nhưng vấn đề này cũng đã được đề cập đến trong các văn bản sau đây:

Quyết định số 134/1999/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999 - 2002 quy định một trong những nội dung bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là phải tổ chức giáo dục, chữa bệnh và tái hòa nhập cộng đồng cho những trẻ em bị xâm hại tình dục.

Đề án phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm hại nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm phạm tình dục, đặc biệt vì mục đích thương mại của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 1101/2000/QĐ/BLĐTBXH ngày 25/10/2000 quy định một trong những nội dung hoạt động của Đề án là xây dựng chương trình tái hòa nhập cho những nạn nhân trẻ em bị xâm hại tình dục:

Lồng ghép với các chương trình việc làm, chương trình kinh tế mới, chương trình xóa đói, giảm nghèo. Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách về sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước tạo việc làm để thu hút vốn với lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi... Mở rộng các hình thức dạy nghề phù hợp cho trẻ em nạn nhân... Tạo việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất cho các em và tạo điều kiện cho trẻ em nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng... Xây dựng, bổ sung các chính sách khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế cho những đối tượng là nạn nhân của tệ xâm hại nhân phẩm, tình dục trẻ em. Củng cố, xây dựng hệ thống các cơ sở xã hội do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Tổ chức tiếp nhận trẻ em nạn nhân của tệ nạn mại dâm và buôn bán trẻ em vì mục đích

mại dâm. Cung cấp tư vấn về xã hội, tâm lý và các hồ trợ khác đối với trẻ em nạn nhân [4].

Quyết định số 151/QĐ/TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm... xây dựng và quản lý các cơ sở chữa trị, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng mại dâm.

Chỉ thị số 766/TTg ngày 17/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa trái phép phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng Đề án tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho số phụ nữ và trẻ em bị đưa ra nước ngoài nay đã trở về; đưa số bị mắc bệnh xã hội vào các cơ sở giáo dục và chữa bệnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có nhiệm vụ bố trí ngân sách cho cho công tác tái hòa nhập số người này trong cộng đồng dân cư.

Thực hiện các quy định pháp luật trên đây, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội (đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng nạn nhân của nạn buôn người như đưa vào các trung tâm chữa bệnh để chữa trị, giáo dục, dạy nghề cho những phụ nữ, trẻ em bán dâm, cho vay vốn để sản xuất, tạo lập cuộc sống. Theo tổng kết sơ bộ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì từ năm 1997 đến năm 2002 đã giáo dục, chữa trị cho hàng chục nghìn lượt gái mại dâm tại các trung tâm chữa bệnh và cộng đồng, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán, dạy nghề, tạo việc làm cho khoảng 45% số được giáo dục, chữa trị. Nhiều nạn nhân của tệ buôn bán người được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất, chăn nuôi, được tư vấn pháp lý miễn phí về các vấn đề có liên quan.

Nhìn chung, chủ trương, chính sách về tái hòa nhập cộng đồng nạn nhân bị mua bán của Việt Nam là phù hợp với tinh thần chung của các nghị định thư, đặc biệt là quy định của các nghị định thư về việc áp dụng các biện pháp để các nạn nhân của việc buôn bán người có thể được phục hồi thể chất, tinh thần và xã hội, cung cấp hướng dẫn và thông tin, hỗ trợ y tế, tinh thần, vật chất, các cơ hội có việc làm, giáo dục, đào tạo (điểm a, b, c khoản 3 khoản 4 Điều 6 Nghị định thư về chống buôn bán người). Tuy nhiên, pháp

luật Việt Nam chưa có một văn bản hoặc một hệ thống văn bản toàn diện về lĩnh vực này mà mới quy định rải rác hoặc lồng ghép trong một số văn bản về các lĩnh vực khác. Các quy định mới cũng chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách, còn thiếu cụ thể nên việc áp dụng các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng các nạn nhân còn tùy thuộc vào khả năng, điều kiện và sự quan tâm của từng ngành, từng địa phương. Do vậy, không phải tất cả các nạn nhân đều được tiếp cận với sự trợ giúp tái hòa nhập. Mặt khác, do nền kinh tế đang phát triển nên khả năng về tài chính và tạo cơ hội việc làm của Việt Nam còn hạn chế, do đó đây cũng là những khó khăn cho Việt Nam trong công tác tái hòa nhập cộng đồng các nạn nhân. Bên cạnh đó, điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định thư chống buôn bán người quy định các quốc gia phải cân nhắc xem xét việc cung cấp nhà ở thích hợp cho nạn nhân, trong khi Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Từ việc nghiên cứu thực trạng tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em và thực trạng pháp luật phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, luận văn rút ra một số kết luận như sau:

Buôn bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em là một vấn nạn mang tính toàn cầu và đang có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, bất chấp những nỗ lực quốc tế và quốc gia đã và đang được tiến hành. Việt Nam được coi là nơi đi cho các tuyến buôn bán người tới một số quốc gia trong tiểu vùng sông Mê-kông và các quốc gia khác. Phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc để làm vợ, làm mại dâm (chủ yếu bị bán sang các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây). Nạn nhân bị đưa bằng đường bộ qua cửa khẩu thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam thuộc các tỉnh phía Nam nhất là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long bị bán sang Campuchia chủ yếu vì mục đích mại dâm. Ngoài hai nước chủ yếu là Trung Quốc và Campuchia, phụ nữ và trẻ em Việt Nam còn bị lừa bán sang các nước khác thông qua các hình thức môi giới kết hôn, cho nhận con nuôi với người nước ngoài. Tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em trong nước cũng xảy ra ở một số tỉnh thành phố, chủ yếu là việc lừa đảo phụ nữ, trẻ em từ nông thôn ra thành thị để bán vào các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, quán cà phê và ép buộc họ làm gái bán dâm.

Phần lớn các vụ mua bán phụ nữ, trẻ em đều do các tổ chức, đường dây tội phạm thực hiện với sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Nạn nhân của loại tội phạm này thường là phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế hoặc hoàn cảnh đặc biệt, nhận thức xã hội hạn chế, nhẹ dạ cả tin, dễ bị lừa gạt.

Nhà nước Việt Nam đã có những quan tâm đặc biệt trong việc tạo ra khung pháp lý để phòng chống tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em, như:

Xây dựng khung pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của phụ nữ và trẻ em nói riêng; đồng thời xây dựng khung pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.

Nhìn chung, chính sách và pháp luật Việt Nam đã cơ bản phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung về phòng, chống buôn bán người. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật của nước ta vẫn tồn tại một số điểm chưa tương đồng cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ừng một cách đầy đủ các yêu cầu của các điều ước quốc tế. Điều này không chỉ cần thiết để thực thi trách nhiệm với tư cách là một quốc gia thành viên khi nước ta tham gia Công ước và các nghị định thư, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống một cách có hiệu quả đối với hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.

Do tính chất "xuyên quốc gia" của tội phạm buôn bán người, việc truy cứu trách nhiệm đối với bọn tội phạm không thể tiến hành nếu chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà cần có sự hợp tác song phương và đa phương giữa các cơ quan chức năng của các quốc gia hữu quan. Vì vậy, việc làm hài hòa giữa pháp luật của quốc gia và pháp luật khu vực, quốc tế có liên quan đến vấn đề này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác khu vực và quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn bán người là hết sức cần thiết.

Chương 3


PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Mua bán phụ nữ, trẻ em là một hiện tượng xã hội phức tạp, sự phát sinh, tồn tại và phát triển của hiện tượng này luôn gắn liền và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...) khác nhau. Trên cơ sở thực trạng tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua, những biến động của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở nước ta và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới; căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, chúng tôi đưa ra một số dự báo về tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới.


3.1.1. Mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng cả về số vụ và số đối tượng cũng như số nạn nhân

- Việt Nam đang thực hiện chính sách hội nhập sâu với quốc tế và khu vực, chúng ta đã tham gia hầu hết các các tổ chức quốc tế lớn như là: Liên hợp quốc (UN); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... và cuối năm nay (2006) Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi, hàng năm Việt Nam đang thu hút hàng triệu lượt người xuất nhập cảnh để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội làm ăn, thăm quan du lịch... đây sẽ là điều kiện thuận lợi để tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em dễ dàng lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán ra nước ngoài vì các mục đích bóc lột và thương mại.

Nền kinh tế thị trường cũng đã và đang làm cho sự phân hóa giầu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Các giá

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí