Thực Tiễn Thi Hành Và Áp Dụng Pháp Luật Về Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn Ở Việt Nam Hiện Nay


khi sinh ra đến lúc trẻ có đủ khả năng tách ra khỏi gia đình, tự nuôi dưỡng bản thân. Không phải ngẫu nhiên mà gia đình được nhắc tới trước tiên tại điều 65 thuộc Chương các quyền cơ bản của công dân của Hiến pháp 1992 quy định “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”, đồng thời Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tại điều 5 cũng khẳng định trách nhiệm đối với trẻ em trước hết thuộc về gia đình, cụ thể là thuộc về cha mẹ, và các thành viên khác trong gia đình đó. Gia đình đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không loại trừ trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Trong các quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, từ Điều 51 đến Điều 58 đều quy định về trách nhiệm của gia đình trong việc tiếp nhận, phục hồi, chăm sóc khi trẻ em khuyết tật, trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em nghiện ma túy, trẻ lang thang trở lại sống cùng gia đình. Gia đình là chỗ dựa về tình cảm, về vật chất của trẻ. Đồng thời cũng nghiêm cấm những hành vi bạo lực, ngược đãi và lạm dụng của các thành viên trong gia đình đối với trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Tùy theo mức độ vi phạm, họ sẽ phải gánh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Khi nói đến Nhà nước, thông thường được gắn với hệ thống các cơ quan quyền lực công. Nhà nước có trách nhiệm ban hành pháp luật, hình thành các thiết chế, xây dựng các chủ trương, chính sách bảo đảm thực hiện chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiến pháp 1992 quy định Chính phủ có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Quốc hội và Chính phủ ban hành Luật và các văn bản dưới Luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện, cũng như nắm vị trí giám sát


các hoạt động thực thi những văn bản pháp luật đó trong cuộc sống, thực hiện hợp tác quốc tế nhằm tạo nguồn nhân lực, huy động nguồn lực ở nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giúp Chính phủ trong thống nhất quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung; phối hợp với các cơ quan hữu quan như Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức đoàn thể thành viên của Mặt trận tổ quốc trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước thông qua triển khai các chủ trương, chính sách từ Chính phủ đưa xuống theo ngành dọc. UBND cấp xã là cơ quan Nhà nước làm việc liên quan trực tiếp tới trẻ: khai sinh, hộ tịch, giám hộ, tìm gia đình và gia đình thay thế cho trẻ, cử người giám hộ… Việc thành lập cơ sở trợ giúp sẽ do UBND cấp huyện trở lên quyết định.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền, giáo dục thành viên và nhân dân thực hiện tốt pháp luật về trẻ em; vận động gia đình và xã hội thực hiện tốt việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ.

Các cơ quan truyền thông cũng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luât của nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Với tính phổ biến đại chúng của mình, các cơ quan truyền thông cũng giới thiệu về các mô hình, gương điển hình, gương người tốt việc tốt, đồng thời phản ánh những hành vi vi phạm trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em.


Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bởi các em là đối tượng đặc biệt dễ bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều 126 Hiến pháp 1992, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân. Những vi phạm của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được xử lý nghiêm khắc nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ nhận thấy sai lầm, sửa chữa sẽ có tác dụng phòng ngừa tội phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã đề cập đến vai trò của ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em, cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam. Điều 19 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về Quỹ bảo trợ trẻ em. Quỹ được thành lập nhằm mục đich vận động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế và hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quỹ được nhà nước hỗ trợ khi mới thành lập từ ngân sách. Hàng năm, căn cứ vào hiệu quả hoạt động, sẽ được xem xét hỗ trợ theo Luật Ngân sách nhà nước. Nguyên tắc hoạt động của quỹ là không vì lợi nhuận và thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng ngồn vốn theo những cam kết với nhà tài trợ và kế hoạch đã được phê duyệt. Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt nam hỗ trợ là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm: trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật. Ngoài ra, trẻ em mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, chi phí điều trị cao; trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai, dịch bệnh; trẻ em thuộc gia đình nghèo vượt khó học giỏi và các đối tượng đột


Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 9

xuất khác cần được hỗ trợ. Tuy nhiên, đến ngày 8/8/2007, Ủy ban này đã bị giải thể theo Quyết định số 1001/QĐ – TTg. Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã được chuyển và sáp nhập thành một Vụ trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Hiện tại, có nhiều tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ hoạt động ở Việt Nam vì mục tiêu phát triển trẻ em như Save the children Alliance, Plan International, Maryknoll, Youth with a Mission, FHF… thông qua huy động tài chính từ các nguồn trên thế giới, phối hợp với đối tác địa phương ở Việt Nam để thực hiện các chương trình, các dự án phát triển hướng tới đối tượng hưởng lợi là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Cá nhân và cộng đồng góp phần vào công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật; có thể nhận nuôi con nuôi; hoặc phối hợp cùng các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội phát hiện trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng, báo cáo lên chính quyền địa phương. Đồng thời, tham gia chăm sóc, bảo vệ trẻ ở cộng đồng như tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí chung cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ thường, thành lập quỹ tình thương ở địa phương…

Có thể thấy pháp luật của Việt Nam về chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng đã thể chế hóa đường lối của Đảng và Nhà nước qua rất nhiều khía cạnh, tạo thành một hệ thống các văn bản pháp luật quy định riêng về trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung, và đó chính là hành lang pháp lý giúp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thực tế.


2.2. Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam hiện nay

Đại hội Đảng lần IX đề ra mục tiêu trong định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội là “Phát động phong trào toàn xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em…để thực hiện mục tiêu 80% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được bảo vệ, chăm sóc.”[1], từ năm 1998 đến năm 2002, Việt Nam đã ban hành trên 110 luật và văn bản liên quan nhằm đẩy mạnh giáo dục trẻ em, củng cố những dịch vụ cho trẻ em và cải thiện sự bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với các văn bản luật như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Nghị định 67/2007/NĐ-CP và các văn bản pháp lý liên quan đã kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho phù hợp với những thay đổi của xã hội. Không những mở rộng đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt mà còn quy định cụ thể những hỗ trợ từ phía nhà nước, cộng đồng đối với các em.

Cùng với việc xây dựng các văn bản pháp lý về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hệ thống các cơ quan thực hiện chăm sóc và bảo vệ trẻ em được thành lập nhằm huy động các nguồn lực sẵn có trong nước và ở nước ngoài cho các chương trình, dự án. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, thúc đẩy phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở quy mô toàn quốc cả ở góc độ quản lý và góc độ thực hiện.

Kết quả là hàng loạt các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các dự án phát triển trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã ra đời và được thực hiện trong thực tế như: Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn


1004 – 2010; Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến 2010; Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010…Nội dung của mỗi chương trình, mỗi dự án khác nhau đề mang lại những lợi ích tốt nhất có thể cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tiến hành thí điểm mô hình khắc phục tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện dộc hại và nguy hiểm tại 9 tỉnh; xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập đối với trẻ em phải bỏ học do lao động sớm kết hợp với hỗ trợ học nghề tại 5 tỉnh.

Về chăm sóc sức khỏe: Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Vụ bảo trợ xã hội [38], cả nước có 107.060 trẻ em mồ côi, trẻ em tàn tật được hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Với những nỗ lực của các cơ quan chức năng và tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan như gia đình, đoàn thể xã hội… số trẻ em lang thang giảm từ 20.000 em của năm 2002 xuống còn khoảng

16.000 em năm 2005. Ước tính có khoảng 66% trẻ em lang thang được quản lý, chăm sóc trong khuôn khổ chương trình “Đưa trẻ em lang thang về với gia đình và hòa nhập cộng đồng”. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em đã được triển khai và ước tính có khoảng 13.000 trẻ em tàn tật, khuyết tật được phục hồi chức năng. Với chủ trương thực hiện hỗ trợ phục hồi chức năng tại cộng đồng, mô hình này được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ, đồng thời thông qua Quỹ bảo trợ trẻ em trong 6 tháng đầu của năm 2007 đã vận động được gần 22 tỷ đồng của các nhà hảo tâm và hỗ trợ gần 35 tỷ đồng cho 24 Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc da cam, hỗ trợ phẫu thuật nụ cười, phẫu thuật mắt… cho 5.200 em, tặng 1052 chiếc xe lăn cho trẻ khuyết tật.


Hơn 4.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được các gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng thông qua nhiều hình thức như nhận con nuôi, gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu đã nhận được hỗ trợ của nhà nước theo quy định tại Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 17/3/2004.

Trẻ mồ côi được cộng đồng và nhà nước chăm sóc chiếm khoảng 55% trong tổng số trẻ em mồ côi của cả nước. Số trẻ em khuyết tật được chăm sóc dưới các hình thức khác nhau tại các cơ sở trợ giúp của nhà nước và cộng đồng đạt khoảng 25%. Có thể thấy, các chương trình trợ giúp chưa bao phủ được tất cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó cũng có nghĩa là nhiều em chưa được chăm sóc và bảo vệ như quyền mà các em được hưởng.

Trẻ em lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, trẻ em bị lạm dụng, xâm hại bị buôn bán đã được các cơ quan chức năng can thiệp và từng bước giải quyết. Trẻ em làm trái pháp luật được giáo dục hòa nhập.

Trong năm 2008, Bộ Y tế đã bắt đầu thực hiện thí điểm việc phát Thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS dưới 16 tuổi. Hiện đã có khoảng 1700 cháu nhiễm HIV cần được điều trị bằng thuốc đặc trị và đã tiếp cận được với thuốc.

Về giáo dục: Nhà nước và nhân dân đã tạo nên sức bật mới cho giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm 2001 có khoảng 1,7 triệu em được hỗ trợ về giáo dục (đồ dùng học tập, học phí…) thông qua các chương trình học bổng hoặc quà tặng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đến cuối năm 2007 số trẻ này đã tăng lên 2,2 triệu em. Miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp cho 100% trẻ em mồ côi, trẻ em tàn tật đi học được. Quy định về hỗ trợ học nghề và tạo việc làm, hỗ trợ vốn vay cho gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó


khăn cũng đã giúp cho hơn 1 triệu trẻ em nhân được nguồn hỗ trợ này. Nhà nước cũng đã quan tâm tới hoạt động tham vấn cho trẻ với sự ra đời của đường dây điện thoại tư vấn hỗ trợ trẻ em miễn phí đáp ứng những vấn đề nảy sinh của trẻ em trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã cải thiện cơ hội đi học và nâng cao chất lượng giáo dục cho đối tượng này. Đặc biệt là dự án xây dựng trường học thân thiện với trẻ em có hợp phần xây dựng trường thuận lợi giúp trẻ em khuyết tật có thể dùng xe lăn ra vào lớp, làm rút ngắn bớt khoảng cách về tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em bình thường khác. Mặc dù vậy, theo số liệu của Bộ lao động, thương binh và xã hội, toàn quốc có 1,2 triệu trẻ em khuyết tật thì có tới 46,7% chưa học xong tiểu học, mà theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì phổ cập tiểu học là bắt buộc. Số trẻ em khuyết tật học xong phổ thông trung học còn ít hơn nhiều, mới chỉ dừng ở 6% [44].

Hoạt động tạo cơ hội cho trẻ em được vui chơi, tiếp cận với các dịch vụ văn hóa cũng rất thành công với những hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi văn hóa nghệ thuật, thể thao… Có hàng trăm buổi biểu diễn múa, triển lãm, xiếc….cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn quốc hàng năm. Năng khiếu của các em cũng đã có cơ hội phát huy, một số em đã giành được các giải thưởng trong các cuộc thi âm nhạc, vẽ tranh..trong nước và trên thế giới. Nội dung cũng như hình thức sinh hoạt, vui chơi ở các nhà văn hóa, cung thiếu nhi, tụ điểm vui chơi công cộng đã được cải thiện như một sân chơi chung cho trẻ lành và trẻ khuyết tật.

Nhiều mô hình chăm sóc trẻ đã được xây dựng và nhân rộng cả về quy mô và hình thức, bao gồm: cơ sở trợ giúp/bảo trợ công lập của Nhà nước, bán

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí