đồng. Do đó, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo từ thành phố, huyện cần thiết phải ban hành các văn bản để thống nhất chỉ đạo từ huyện đến cơ sở.
Tập trung chỉ đạo các cấp chính quyền từ xã, thị trấn trong việc phối hợp với các chủ đầu tư triển khai công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho những người dân thuộc đối tượng bị thu hồi đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, không để tình trạng người dân sau khi bị thu hồi đất trở thành thất nghiệp, không có thu nhập, phát sinh tệ nạn xã hội dẫn đến bần cùng hóa. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đúng quy định, phù hợp với nhu cầu thực tế của lao động tại từng địa phương.
Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo bằng việc liên kết các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng trong đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư, không để tình trạng đào tạo theo phong trào, trùng lặp và dư thừa. Tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động là một phương hướng thực hành nghề rất quan trọng cho lao động nông thôn, nhất là đối với các hộ nông dân thuộc diện bị thu hồi đất.
Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho vay vốn đối với người thuộc diện thu hồi đất đã hoàn thành chương trình học nghề để có vốn tự tạo việc làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, xây dựng... phù hợp với nhu cầu của thị trường.
3.4.2.2. Tăng cường huy động và tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình
- Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước:
Có kế hoạch bố trí sử dụng ngân sách Nhà nước theo từng giai đoạn cụ thể. Xác định quan điểm, ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là các công trình đầu tư gắn với tiêu chí XDNTM có liên quan đến sử dụng đất.
- Giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân:
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thực Hiện Quy Hoạch Sản Xuất Nông Nghiệp Xã Tản Hồng
- Kết Quả Đánh Giá Về Quy Hoạch Sản Xuất Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp Trên Địa Bàn 2 Xã
- Kết Quả Đánh Giá Về Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Cho Sinh Hoạt Trên Địa Bàn 2 Xã
- Quá Trình Đào Tạo, Tổ Chức Triển Khai Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Ba Vì
- Kết Quả Thực Hiện Hệ Thống Giao Thông Trục Chính Xã Tản Hồng
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 - 15
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đặc biệt là quy hoạch cơ sở hạ tầng phải xác định dựa vào nội lực của cộng đồng là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ kinh phí của cấp trên, chính quyền cơ sở cần chủ động huy động vốn trong nhân dân (góp công, hiến đất), con em địa phương có khả năng đóng góp xây dựng; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và các thành phần kinh tế khác. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Ngoài ra, với truyền thống yêu quê hương, hướng về quê hương và những người thân nên sự đóng góp của cộng đồng người dân Ba Vì xa quê, của các mạnh thường quân có ý nghĩa quan trọng. Đây là các nghĩa cử cao đẹp, chính quyền các xã cần có sự liên hệ, thông báo về quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã, chính sách, sự ưu tiên đầu tư, sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội của cộng đồng xa quê để thu hút đầu tư thực hiện các dự án.
- Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội:
Các tổ chức đoàn thể tự tổ chức huy động nguồn lực của tổ chức mình để đóng góp cho quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Chính quyền địa phương cần tạo ra một phong trào sâu rộng triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu thông suốt và tham gia ủng hộ, phải coi quy hoạch là khâu căn bản, có tính định hướng về hạ tầng kỹ thuật, xã hội, sản xuất.
- Giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép ở nông thôn:
Để thực hiện giải pháp này, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành lập các tổ công tác đi kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Trên cơ sở đó xác định mức kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án cho xây dựng nông thôn mới.
- Giải pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý:
Để hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới thì việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và hợp lý là điều rất quan trọng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn lực cần phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để kịp thời phát hiện những biểu hiện tham nhũng, lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Việc quản lý và sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ trong từng hoạt động.
Mọi hoạt động trong huy động và sử dụng nguồn lực cho quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải dựa trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, phát huy cao nhất cộng đồng trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.
3.4.2.3. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới. Kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy, để xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm và phải có uy tín với nhân dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc quy hoạch, xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng. Trước mắt lãnh đạo huyện cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho các đối tượng cán bộ sau đây:
* Đối với cán bộ cấp huyện, xã
- Rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng (quản lý đô thị, địa chính xây dựng) để ưu tiên đào tạo ngay trình độ chuyên môn đại học liên quan đến quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài (nên từ 2 nhiệm kỳ trở lên) nhưng chưa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào tạo trung cấp hoặc đại học.
- Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định số 1003/QĐ-BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3.4.2.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
- Điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai; đánh giá thóai hóa, ô nhiễm đất; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đất đai; đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, năng lực dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Có cơ chế chính sách ưu đãi trong việc giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư thực hiện công trình, dự án trọng điểm, vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng.
- Có chính sách ưu tiên các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc tại các cụm công nghiệp tại địa phương.
- Các ngành, các cấp rà soát danh mục các công trình dự án mang tính trọng điểm có ý nghĩa là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của Huyện để tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và xem xét thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc và thu hồi đất theo từng dự án nhằm khắc phục tình trạng triển khai do ách tắc công tác giải phóng mặt bằng.
- Rà soát định kỳ các công trình, dự án không khả thi do thiếu vốn đầu tư cần phải hủy bỏ hoặc có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Các Phòng ban ngành, UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện ngân sách cho các hạng mục công trình đầu tư theo đúng tiến độ đã đăng ký trong kỳ kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tiếp tục đẩy nhanh nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiệu quả cho các thủ tục: chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất…
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Sau 10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới, huyện Ba Vì có 18/30 xã được Thành phố công nhận 60% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Số tiêu chí đạt bình quân/xã đến năm 2019 là 13 - 15 tiêu chí. Không có xã đạt dưới 5 tiêu chí.
2. Các chỉ tiêu sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2019 thường vượt cao (như chỉ tiêu đất trồng cây hàng năm, đất ở nông thôn ở xã Yên Bài, đất công trình có mục đích công cộng xã Tản Hồng) hoặc biến động ngược so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất (như đất lúa, đất trồng cây lâu năm xã Tân Hồng). Các vùng quy hoạch sản xuất đều phù hợp và hoàn thành đúng phương án quy hoạch và chỉ tiêu sử dụng đất.
3. Quy hoạch giao thông nội đồng được đánh giá là rất phù hợp với tỷ lệ cao (78,75% xã Yên Bài và 87,50% xã Tản Hồng), tuy nhiên hệ thống giao thông phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm có mức độ phù hợp thấp hơn do chưa thuận tiện; Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai chưa được đảm bảo vì vẫn còn xảy ra hiện tượng ngập lụt khi mưa lũ; hệ thống điện phục vụ sản xuất được đánh giá khá an toàn, tuy nhiên hệ thống điện phục vụ sinh hoạt có độ an toàn chưa cao vì còn hiện tượng cắt điện luân phiên; hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường trong khu dân cư cũng chưa đảm bảo yêu cầu. Quy hoạch cơ sở hạ tầng (các công trình công cộng) trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bưu điện, khu thể thao nhìn chung phù hợp cao về vị trí, quy mô và hiệu quả sử dụng.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là quy hoạch tập trung vào hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ; bố trí hệ thống thủy lợi kết
hợp với giao thông; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp; Quy hoạch phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới...
2. Kiến nghị
- UBND thành phố Hà Nội tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ nguồn lực và ưu tiên phân bổ kinh phí cho các xã hoàn thành nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu hàng năm và giai đoạn 2020 - 2030 để thực hiện.
- UBND huyện chỉ đạo sát sao và phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác quy hoạch. Lựa chọn đơn vị tư vấn đúng lĩnh vực và chất lượng. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên môn thẩm định và tham gia trong quá trình lập và quản lý đồ án.
- UBND thành phố Hà Nội cần quan tâm đầu tư vào các hạng mục công trình công cộng theo đồ án quy hoạch XDNTM, ngoài ra thành phố cần điều chỉnh cục bộ các công trình không phù hợp giữa quy hoạch huyện với quy hoạch XDNTM của các xã.
- UBND thành phố Hà Nội cần ban hành cơ chế chính sách đặc thù, khuyến khích, hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung, liên kết chuỗi để tiêu thụ sản các phẩm nông nghiệp của huyện. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các hàng hóa chất lượng cao. Cấp chứng nhận thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm để kích thích tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuấn Anh (2012), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Cộng sản.
2. Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. Ban Tuyên giáo đoàn khối (2015), Chung tay góp phần xây dựng xã nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững năm 2020.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020.
6. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây Dựng về ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
7. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BXD-BNN&PTNT- BTN&MT ngày 28/10/2011 quy định việc lập thẩm định phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP của Chính phủ ngày 28/10/2008 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
9. Nguyễn Xuân Cường (2009), Nông thôn Trung Quốc - chặng đường 30 năm cải cách, Tạp chí Cộng sản, Truy cập ngày 14/02/2016 tại http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2009/ 2209/Nong-thon-Trung-Quoc-chang-duong-30-nam-cai-cach.aspx.