Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 2


Từ đường lối và những biện pháp thích hợp, du lịch Việt Nam đang chuyển mình đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của Đất nước.

Trong những năm qua, với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì sự đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành phải kể đến trước hết là lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Nó làm thỏa mãn những nhu cầu tất yếu của khách du lịch.

Thực hiện chương trình liên kết giữa trung tâm Đào tạo phát triển quốc tế ITC cùng đối tác bên phía Nhật Bản nên em đã được thực tập tại khách sạn KAANAPALI. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 ”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Khái quát chung về khách sạn Kaanapali thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản.

- Đánh giá thực trạng kinh doanh của khách sạn Kaanapali năm 2019, so sánh thực trạng kinh doanh của khách sạn giữa 2 giai đoạn: 4 tháng đầu năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020

- Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của khách sạn Kaanapali, đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

- Giúp em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường

- Củng cố kiến thức cơ sở, cũng như chuyên ngành, giúp nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ khách sạn và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn Kaanapali năm 2019, so sánh 4 tháng đầu năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020

- Làm rò được những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch, khách sạn, và kinh doanh khách sạn

2.1.1. Du lịch

+ “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” (Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International union of official Travel Oragnization: IUOTO)

+ “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. (Theo I. I. Pirogionic, 1985)

+ “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay người nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.( Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch)

+ Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.

2.1.2. Khách sạn

+ “Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị,


dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.( Theo tài liệu TCVN 4391:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" Việt Nam biên soạn)

Tiến trình phát triển của khách sạn trải qua bốn giai đoạn:

- Nhà trọ thời cổ:

Giai đoạn này từ thời kỳ La Mã Cổ đại kéo dài đến giữa thế kỷ XIX. Nhà trọ thời kỳ này chỉ cung cấp thức ăn, rượu bia cho khách, thiết bị sơ sài và không an toàn.

- Thời kỳ nhà hàng lớn:

Giai đoạn này từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khách sạn. Qui mô nhà hàng được mở rộng, chú trọng sự hoàn thiện về trang thiết bị cũng như chất lượng phục vụ.

- Thời kỳ nhà hàng thương nghiệp

Trong thế kỷ XX, ngành khách sạn nhà hàng tiếp tục phát triển, đối tượng phục vụ của nó chuyển từ xã hội thượng lưu sang đại chúng hóa, phương thức kinh doanh từ xa hoa sang thực dụng.

- Thời kỳ khách sạn kiểu mới hiện đại.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển của kinh tế, dân số, thời kỳ công nghiệp hóa, phương tiện giao thông hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khách sạn. Đối tượng phục vụ chính của giai đoạn này của khách sạn là đông đảo dân chúng. Qui mô khách sạn được mở rộng, tập đoàn khách sạn chiếm lĩnh thị trường ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, khách sạn sẽ không ngừng phát triển đạt chất lượng cao và tăng nhanh về số lượng.

2.1.3.Kinh doanh khách sạn

- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Hiện nay cùng với việc phát triển của ngành du lịch và


cuộc cạnh tranh thu hút khách, hoạt động kinh doanh khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Ngoài hai dịch vụ cơ bản trên các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt động khác như tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí...Trong các dịch vụ trên có những dịch vụ do khách sạn sản xuất ra để cung cấp cho khách như dịch vụ khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí... có những dịch vụ khách sạn làm đại lý bán cho các cơ sở khác như: đồ uống, điện thoại, giặt là....Trong các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách có những dịch vụ và hàng hoá khách phải trả tiền, có những dịch vụ và hàng hoá khách không phải trả tiền như dịch vụ giữ đồ cho khách, dịch vụ khuân vác hành lý...Kinh doanh trong ngành du lịch thực hiện thu hút một phần quỹ tiêu dùng của nhân dân và thực hiện tái phân chia quỹ tiêu dùng của cá nhân theo lãnh thổ. (Theo Wikipedia)

2.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn

Khách sạn phải được xây dựng khang trang, hiện đại được trang bị những tiện nghi tốt để phục vụ cho mọi nhu cầu của du khách, chính vì vậy mà nhu cầu về vốn xây dựng khách sạn lớn và phải đầu tư một lần ngay từ đầu.

- Sử dụng nhiều lao động

Trong kinh doanh khách sạn phải sử dụng nhiều lao động phổ thông.

Đây là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chi phí về quỹ lương.

- Tính chất phục vụ của khách sạn

Đòi hỏi phải liên tục tất cả thời gian trong ngày, tuần, tháng, năm. Bất kể thời gian nào có du khách, khách sạn phải luôn sẵn sàng phục vụ.

- Đối tượng phục vụ của khách sạn

Du khách với sự đa dạng về cơ cấu dân tộc, cơ cấu xã hội, nhận thức, sở thích, phong tục tập quán, lối sống.

Trong khách sạn từng bộ phận nghiệp vụ hoạt động có tính độc lập tương đối trong một quy trình phục vụ.


- Khách sạn thường được xây dựng tại nhiều điểm, trung tâm du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch. Do vậy khoảng cách của các khách sạn và cơ quan quản lý thường xa nhau, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động của khách sạn. Điều này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, ý thức tự chủ, sáng tạo của người quản lý khách sạn.

- Tính không thể lưu kho

Khác với các loại hình kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh khách sạn không thể dự trữ được. Nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành cho ngày mai. Dịch vụ không bán được ngày hôm nay không thể bán được cho ngày hôm sau. Thật vậy, một khách sạn có 100 phòng, nếu công suất thuê phòng ngày hôm nay là 60 phòng, thì ngày mai không thể 140 phòng. Doanh số sẽ mãi mãi mất đi do việc 40 phòng không bán được. Chính vì đặc tính này mà khách sạn phải để cho khách đăng ký giữ chỗ vượt trội số phòng khách sạn hiện có, đôi khi việc làm này dẫn đến sự phiền toái cho khách lẫn chủ.

- Tính không thể dịch chuyển

Mỗi sản phẩm khác khi chúng ta mua thì chúng ta được sở hữu. Nó thuộc về người bỏ tiền ra mua. Nhưng những dịch vụ trong kinh doanh khách sạn thì không có quyền sở hữu. Khi chúng ta sử dụng xong chúng ta không thể mang nó theo được. Chúng ta chỉ có thể mua quyền sử dụng mà thôi. Sử dụng xong để lại vị trí cũ chứ không thể đem về nhà được. Ví dụ: Chúng ta thuê 1 phòng trong khách sạn ở 2 người trong 3 đêm, hết thời gian 3 đêm chúng ta sẽ về mà không thể nào mang theo cái phòng đã thuê này được.

2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn

2.2.1. Doanh thu

Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu được và nó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.


Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu khách sạn là tổng số tiền thu được của du khách trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung mang lại cho khách sạn. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng.

Doanh thu trong khách sạn gồm 3 phần chính:

- doanh thu từ các dịch vụ lưu trú

- doanh thu từ các dịch vụ ăn uống

- doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác

Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho du khách. Hiện nay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong khách sạn là nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gẩn 70% tổng doanh thu của toàn ngành.

Như vậy, số lượng, chất lượng của dịch vụ, hàng hóa bán trong khách sạn có vai trò quan trọng đối với kinh doanh du lịch.

Dịch vụ lưu trú: đây là dịch vụ chủ yếu của khách sạn chiếm 70% doanh thu của khách sạn.

Dịch vụ ăn uống: hầu hết các khách sạn có dịch vụ này. Tuy nhiên dịch vụ này mang lại hiệu quả thấp, ít thu hút được khách bên ngoài vào ăn và trung bình chỉ chiếm khoảng 15% doanh thu của khách sạn.

Các dịch vụ bổ sung khác: những năm gần đây đa số các khách sạn đã quan tâm khai thác các dịch vụ này để tăng doanh thu và thỏa mãn các nhu cầu của khách. Nhìn chung, trình độ kinh doanh của các dịch vụ này còn ở


mức thấp. Tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ bổ sung trong khách sạn trung bình chỉ khoảng 10% trong tổng doanh thu.

2.2.2. Chi phí

Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp khách sạn, là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Phân loại:

- Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh

Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú Chi phí của nghiệp vụ khác

- Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí Chi phí tiền lương

Chi phí chi trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác ( chi phí điện, nước).

Chi phí vật tư trong kinh doanh

Hao phí về nguyên liệu hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến.

Các chi phí khác

- Căn cứ tính chất biến động của chi phí

Chi phí bất biến (đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật) là những khoản chi phí không hoặc ít thay đổi khi doanh thu thay đổi.

Chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi

2.2.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương cho cán bộ công nhân viên.

Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 10/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí