ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN PHƯƠNG THÙY
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN KAANAPALI, THÀNH PHỐ MOBARA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên
Lớp : K48 - QLTNTN & DLST
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 2
- Công Suất Sử Dụng Buồng Phòng Công Suất Sử Dụng Buồng Trung Bình: Công Suất :
- Nguyên Tắc Hoạt Động Của Khách Sạn
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá : 2016 – 2020
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông
Thái Nguyên, năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thấm thoát một khóa học đã trôi qua, một khóa học với biết bao công lao khó nhọc, sự đỡ nâng khuyến khích của gia đình, một khóa học với sự hướng dẫn, dìu dắt tận tình, sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Giờ đây chúng em phải tự bước đi, đó là con đường trở thành những hướng dẫn viên thực thụ, những nhà quản lý Khách sạn – Nhà hàng trong tương lai, những lễ tân khách sạn, những nhà Điều hành du lịch hay là những nhân viên phục vụ cho ngành du lịch. Và hành trang chúng em mang theo là những kiến thức về Tour, tuyến, những điểm tham quan Di tích lịch sử – Danh lam thắng cảnh, kiến thức khách sạn, nhà hàng. Có được những kho tàng kiến thức đó là nhờ sự nhiệt tình dạy dỗ của các thầy, các cô.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, cùng với sự hợp tác giữ Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC và Khách sạn Kaanapali thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản em đã được đến thực tập tại khách sạn Kaanapali trong thời gian từ tháng 7/2019 – 4/2020. Đến nay, em đã hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp.
Thời gian em thực tập tại Khách sạn KAANAPALI thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản không dài nhưng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong khách sạn cũng như ban lãnh đạo của khách sạn. Quý công ty đã truyền đạt cho em các kỹ năng làm việc trong khách sạn. Cung cấp cho em đầy đủ những thông tin về khách sạn để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Và một thành viên góp phần không nhỏ vào chuyên đề này, không thể không nhắc đến đó là thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Nhà trường – gia đình, thầy cô – bạn bè, khách sạn KAANAPALI thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Sinh viên Nguyễn Phương Thùy
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch, khách sạn, và kinh doanh khách sạn 4
2.1.1. Du lịch 4
2.1.2. Khách sạn 4
2.1.3.Kinh doanh khách sạn 5
2.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 6
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn 7
2.2.1. Doanh thu 7
2.2.2. Chi phí 9
2.2.3. Lợi nhuận 9
2.2.4. Tỷ suất phí 10
2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận 11
2.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 11
2.2.7. Công suất sử dụng buồng phòng 12
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13
3.2. Nội dung nghiên cứu 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 13
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 14
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15
4.1. Khái quát về thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
4.1.2. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 15
4.2. Khái quát chung về khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản 15
4.2.1. Lịch sử hình thành 15
4.2.2. Vị trí địa lý 19
4.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 22
4.2.4. Nguồn vốn kinh doanh 27
4.2.5. Cơ cấu tổ chức 27
4.2.6. Nguồn nhân lực 28
4.2.7. Các lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn 35
4.3. Thực trạng kinh doanh của khách sạn Kaanapali năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 35
4.3.1. Cơ cấu nguồn khách 35
4.3.2 Công suất sử dụng buồng phòng 36
4.3.3 Doanh thu của khách sạn 37
4.3.4. Chi phí của khách sạn 39
4.3.5. Lợi nhuận của khách sạn 41
4.3.6. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của khách sạn 42
4.3.7. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn qua mức độ hài lòng của du khách và công tác vệ sinh môi trường 43
4.4. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2020 – 2025 444
4.4.1. Thuận lợi, khó khăn của hoạt động kinh doanh tại khách sạn 444
4.4.2. Mục tiêu và định hướng kinh doanh của khách sạn gia đoạn 2020 – 2025 .. 46
4.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Kaanapali trong thời gian 2020 – 2025 477
PHẦN V. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 511
5.1. Kết luận 511
5.1.1. Kết luận 1 511
5.1.2. Kết luận 2 511
5.1.3. Kết luận 3 511
5.1.4. Kết luận 4 522
5.2. Kiến nghị, đề nghị 522
5.2.1. Đối với Ban giám đốc khách sạn Kaanapali 522
5.2.2. Đối với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , Khoa Quản lý tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế 533
TÀI LIỆU THAM KHẢO 544
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Bảng giá phòng 25
Bảng 4.2 Các trang thiết bị trong phòng 26
Bảng 4.3. Bảng tình hình số lượng lao động tại khách sạn Kaanapali 28
Bảng 4.4: Trình độ nguồn nhân lực trong khách sạn 29
Bảng 4.5: Độ tuổi lao động trung bình tại khách sạn Kaanapali 31
Bảng 4.6: Nhân sự theo từng bộ phận 32
Bảng 4.7: Số lượt khách đến khách sạn từ năm 2019 – 2020 35
Bảng 4.8: Doanh thu của khách sạn Kaanapali từ năm 2019 – 4/2020 37
Bảng 4.9 Chi phí hoạt động của khách sạn 2019 – 2020 39
Bảng 4.10: Lợi nhuận của khách sạn 2019 – 2020 41
Bảng4.11: Hiệu quả kinh tế tổng hợp của khách sạn 43
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Vị trí địa lý tỉnh Chiba – Nhật Bản 20
Hình 4.2: Vị trí khách sạn Kaanapali 21
Hình 4.3: Khách sạn Kaanapali 22
Hình 4.4: Hồ tắm nước nóng Onsen – khách sạn Kaanapali 23
Hình 4.5: Sơ đồ bố trí các phòng khách sạn Kaanapali 24
Hình 4.6: Cơ cấu nguồn vốn khách sạn Kaanapali 27
Hình 4.7: Sơ đồ bộ máy tổ chức khách sạn Kaanapali 27
Hình 4.8: Cơ cấu giới tính nhân viên khách sạn Kaanapali 28
Hình 4.9: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 30
Hình 4.10: Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ 31
Hình 4.11. Cơ cấu lượng khách đến khách sạn 2019 - 2020 35
Hình 4.12. Doanh thu khách sạn năm 2019 - 4/2020 37
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN I MỞ ĐẦU
Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Con người ngày càng phát triển cả vật chất lẫn tinh thần nên nhu cầu du lịch cũng không kém phần quan trọng.
Vì thế để đáp ứng nhu cầu đó các công ty du lịch lữ hành lần lượt ra đời đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay thì du lịch là một trong những nền kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước. “Du lịch ngành công nghiệp không khói” ngày càng được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng với những loại hình du lịch hấp dẫn, phong phú và đa dạng.
Ở Việt Nam trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển ngành du lịch luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kì đều xác định vị trí của du lịch trong quá trình đổi mới của đất nước như hiện nay thì du lịch đã, đang và sẽ đạt được những thành quả hết sức to lớn, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng dần khẳng định vai trò và vị trí của mình.
Theo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Từ nghị quyết 45CP của Thủ Tướng Chính Phủ cũng khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một hướng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp có tác dụng góp phần thực hiện mở cửa của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế khác. Tạo nên công ăn việc làm, mở rộng mối giao lưu văn hóa xã hội, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết của sự hiểu biết giữa các dân tộc”.