- Giá cả thị trường
- Tính thời vụ
- Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
- Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
- Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
- Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
- Có phương thức kinh doanh hợp lý
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 1
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 2
- Nguyên Tắc Hoạt Động Của Khách Sạn
- Bảng Tình Hình Số Lượng Lao Động Tại Khách Sạn Kaanapali
- Thực Trạng Kinh Doanh Của Khách Sạn Kaanapali Năm 2019 Và 4 Tháng Đầu Năm 2020
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
- Hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng cáo, giảm giá.
2.2.4. Tỷ suất phí
Tỷ suất phí là tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và doanh thu đạt được trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.
F’ = 𝑭 ∗ 𝟏𝟎𝟎%
𝑫
Trong đó: F’ là tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F là tổng chi phí kinh doanh của du lịch khách sạn (F= tổng các khoản mục phí)
D là doanh thu kinh doanh khách sạn Tỷ suất chi phí là 1 chỉ tiêu chất lượng:
- Phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định để đạt 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
- Sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau trong 1 doanh nghiệp.
So sánh giữa các doanh nghiệp du lịch khách sạn trong cùng một thời kỳ kinh doanh với nhau.
2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng cao, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Trong đó:
L: Lợi nhuận D: Doanh thu
KL: Tỷ suất lợi nhuận
KL = 𝑳
𝑫
𝑿 𝟏𝟎𝟎%
KL :Cứ 100đ doanh thu thu về doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp giúp đánh giá đúng đắn và chính xác tất cả các mặt trong quá trình kinh doanh.
- chỉ tiêu lợi nhuận:
L’ = D – Mv – F – Tb
Trong đó:
L’ : lợi nhuận
D : tổng doanh thu
Mv: trị giá vốn nguyên liệu, hàng hóa chế biến ăn uống hoặc hàng hóa chuyển bán.
F: tổng chi phí
Tb: thuế ở các khâu bán
Chỉ tiêu lợi nhuận càng cao, càng tốt. Đó là nguồn thu để mở rộng kinh doanh nâng cao chất lượng phục vụ, là cơ sở để cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp, là thước đo khả năng cạnh tranh.
- Chỉ tiêu kết quả
+ Kết quả theo doanh thu
HD : 𝐷
𝐷𝑉
( D = Mv + F )
Trong đó:
HD: Kết quả theo doanh thu Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Kết quả theo lợi nhuận:
HL = L / Dv
Trong đó:
L: Lợi nhuận
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ H: Kết quả theo lợi nhuận
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.7. Công suất sử dụng buồng phòng Công suất sử dụng buồng trung bình: Công suất :
Tổng số i có khách (bán ra, thực hiện)
= Tổng số buồng I có khả năng đáp ứng ( thiết kế)) ∗ 100%
Số phòng bán ra tại điểm hòa vốn của khách sạn
Q hv=𝐹𝑐∗𝑡
𝑃∗𝐴𝑉𝐶
= 𝐹𝑐∗𝑡
𝐶∗𝑀
Trong đó: Qhv: số buồng bán ra tại điểm hòa vốn của khách sạn CM : biên phân phối
Fc : chi phí cố định trung bình trong một ngày của cả khách sạn về lưu trú t: thời gian hoạt động của khách sạn
AVC :chi phí biến đổi trung bình của một buồng khách sạn trong một ngày Hệ số khách sử dụng buồng trung bình :
Tổng số khách lưu trú tại khách sạn(tổng ngày khách sạn thực hiện)
= Tổng số buồng có khách (Tổng số ngày buồng thực hiện)
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động kinh doanh của khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát chung về khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ( hiệu quả kinh doanh, số lượng khách, công suất phòng buồng, doanh thu, thu nhập trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020) của khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản
- Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Các tài liệu liên quan phần tổng quan: thu thập qua mạng Internet.
- Các số liệu, tài liệu về tổng quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng: thu thập qua mạng Internet
- Tài liệu, số liệu về kết quả kinh doanh của khách sạn: thu thập qua báo cáo thống kê lưu trữ của khách sạn( số lượng nhân viên, cơ cấu tổ chức, hệ thống khách sạn, số lượng buồng bàn, cơ sở vật chất, số lượng, thành phần khách tỷ lệ buồng bàn, giá cả dịch vụ…).
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn và các yêu tố ảnh hưởng qua việc điều tra trực tiếp khách du lịch và cán bộ nhân viên khách sạn.
- Đánh giá chất lượng kỹ năng chuyên môn học hỏi được thông qua nhận thức, quan sát, chụp ảnh, chất lượng tay nghề của bản thân.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Mobara nằm ở phí Đông tỉnh Chiba. Phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Bắc giáp Yamachimata, phía Nam giáp Katsuura, phía Tây giáp Chiba, Kisarazu.
Mobara có diện tích 99,92km2, dân số 88.847 người. (Theo http://www.city.mobara.chiba.jp/)
Điều kiện kinh tế xã hội
Mobara là thành phố ven biển, có ngành du lịch phát triển. Có nhiều khu vui chơi giải trí lớn như Tokyo Disneyland, Tokyo Disneysea. Sân bay Narita là sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản cũng nằm gần Mobara, cách khoảng 1 giờ đi ô tô. (Theo Wikipedia)
4.1.2. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Là một thành phố có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như công nghiệp nặng, lọc dầu, chế tạo máy. Đặc biệt với vị trí địa lý nằm ngay sát bờ biển, lại thành phố gần với sân bay Narita – sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản, Mobara có tiềm năng phát triển ngành kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn rất lớn.
4.2. Khái quát chung về khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản
4.2.1. Lịch sử hình thành
Tháng 2/1980 doanh nghiệp có tên Khách sạn là Hotel KAANAPALI, địa chỉ Nakazato 4519, Shirako, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Do vốn kinh doanh chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị còn nghèo nàn, hoạt động với qui mô nhỏ.
Ngày nay, nền kinh tế Nhật Bản càng ngày càng phát triển, vị trí địa lí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận với các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố. Nên đã thu hút được nhiều du khách đến để trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu đó, tháng 5/1984 Giám đốc công ty đã quyết định mở rộng quy mô khách sạn của mình và tiến hành xây dựng khách sạn 3 sao quy mô như hiện nay. Tháng 2/1986 khách sạn chính thức đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Với kiến trúc xây dựng hiện đại được trang bị các thiết bị tiên tiến.
4.2.1.1. Chức năng của khách sạn
- Chức năng sản xuất
Con người tồn tại và phát triển được phải thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn nhu cầu tinh thần. Trong đó nhu cầu ăn uống là không thể thiếu được. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu du lịch của con người cũng tăng lên, khi đó nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú tất yếu sẽ tăng lên. Cơ sở này tạo điều kiện cho khách sạn chức năng sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ở chức năng này nó giải quyết 3 vấn đề sau:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất cho ai?
- Sản xuất như thế nào?
Sản phẩm dịch vụ là một danh từ nói lên chất lượng hoặc trạng thái của mọi sự vật hiện tượng cụ thể hoặc trừu tượng, vì thế sản phẩm du lịch được hiểu như là món hàng cụ thể (bầu không khí, nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của khách sạn, vận chuyển hoặc các bài hướng dẫn về các di tích văn hóa lịch sử - danh lam thắng cảnh của hãng dịch vụ du lịch…)
- Chức năng tiêu dùng
Các khách sạn du lịch tổ chức tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, do đặc điểm tiêu dùng của nó: không tiêu thụ tại chỗ, thời gian tiêu dùng tương đối ngắn, nhu cầu tiêu dùng không đồng bộ. Mặt khác, để tiết kiệm thời gian tiêu
dùng sản phẩm ăn uống, các dịch vụ khác thì việc phục vụ tiêu dùng sản phẩm dịch vụ phải do chính các cở sở kinh doanh khách sạn đảm nhiệm, phấn đấu có chất lượng cao.
Chức năng này là chức năng đặc biệt, nó ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội và đời sống văn hóa của con người.
- Chức năng lưu thông
Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Kaanapali cũng tổ chức quá trình lưu thông sản phẩm của mình. Lưu thông là quá trình thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa dịch vụ từ hàng hóa dịch vụ sang tiền.
Tổ chức quá trình lưu thông nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về hàng hóa dịch vụ tại các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu mặt hàng, dịch vụ theo không gian và thời gian một cách liên tục với chi phí thấp nhất. Mục tiêu đó được thể hiện tại khách sạn thông qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Chức năng này được biểu hiện khác nhau trong từng thời kì, lưu thông là do sản xuất quyết định và ngược lại nó cũng tác dụng trả lại đối với sản xuất, nó cung cấp cho sản xuất những thông tin về nhu cầu hàng hóa trên thị trường.
Tóm lại: Mỗi công ty kinh doanh khách sạn du lịch thường thực hiện 3 chức năng, các chức năng xảy ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi chức năng có vị trí, vai trò riêng quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.
4.2.1.2. Nhiệm vụ của khách sạn
- Đối với nhà nước
+ Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của công ty, nhà nước giao cho: lợi nhuận, thuế, khấu hao tài sản cố định và các chỉ tiêu khác.
+ Chấp hành bảo vệ tốt tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước, tôn trọng mọi chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.