Sự Phân Bố Của Các Taxon Trong Các Ngành Của Htv, Tb-Cc


Hình 3 1 Biểu đồ khí hậu Khu BTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang Lượng mưa ở 1


Hình: 3. 1. Biểu đồ khí hậu Khu BTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang


Lượng mưa ở đây cũng biến thiên tương tự nhiệt độ. Điều này đã tạo cho vùng có khí hậu phân mùa điển hình: mùa hè nóng và ẩm kéo dài khoảng từ tháng 5

đến tháng 8 còn mùa đông, trong khoảng từ cuối tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, có khí hậu lạnh và khô.

3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.4.1. Tài nguyên đất

Khu BTTN Chạm Chu có tổng diện tích là 58.187 ha [43], được chia ra các loại đất như sau:

a. Diện tích đất lâm nghiệp: 48.291,9 ha

* Đất có rừng: 32.272,8 ha

- Rừng gỗ: 20.235,3 ha

+ Rừng gỗ phục hồi: 2.463,8 ha

+ Rừng gỗ nghèo: 7.346,0 ha

+ Rừng gỗ trung bình: 5.483,8 ha

+ Rừng gỗ giàu: 4.941,7 ha


- Rừng tre nứa: 4.238,5 ha

- Rừng hỗn giao: 3.424,5 ha

- Rừng cọ: 450,4 ha

- Rừng trồng: 3.924,1 ha

* Đất trống: 16.018,8 ha

b. Diện tích đất nông nghiệp: 4.274,2 ha

c. Diện tích đất khác: 5.621,2 ha

d. Tài nguyên thực vật:

Hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu rất phong phú và đa dạng, nhiều nhóm thực vật có trữ lượng lớn, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa là đối tượng nghiên cứu qúy

đối với khoa học.

e. Tài nguyên động vật:

Hệ động vật rừng Khu BTTN rất phong phú và đa dạng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn nguồn gen quí hiếm. Ngoài một số loài đặc hữu và các phân loài

đặc hữu địa phương còn có số lượng lớn động vật quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ

Việt Nam và Danh mục của IUCN.


3.2. Đặc điểm kinh tế, Xã hội

3.2.1. Dân số

Sức ép dân số đối với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Chạm Chu là rất lớn. Tổng số dân của 10 xã thuộc Khu BTTN Chạm Chu là 44.519/8.198 hộ. Trong đó nam là

22.015 người chiếm 49,86%, nữ 22.504 người chiếm 50,14%. Gồm có 7 dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Hmông, Cao Lan, Nùng và Hoa. Những nhóm dân tộc này có lịch sử hình thành khác nhau, có sự giao tiếp khác nhau. Chính sự khác nhau đó nên cần phải có những chiến lược và chính sách khác nhau để đạt được mục đích phát triển bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây.

3.2.2. Ngành nghề

Cơ cấu ngành nghề chưa phân hoá rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chính trong cơ cấu ngành nghệ của vùng. Ngoài ra còn có trồng cây công nghiệo và cây ăn quả như Cam, Quýt. ë một số xã như Phù Lưu. Minh Dân, Minh Khương,


Bạch Xa, Yên Thuận (Hàm Yên) thì Cam là một nguồn thu quan trọng sau Lúa. Một phần nhỏ là công nghiệp và dịch vụ nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ hầu như không đáng kể.

3.2.3. Thu nhập và trình độ kinh tế

Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây là dựa chủ yếu vào các hoạt

động nông nghiệp (với Lúa và Ngô là các cây trồng chính). ë một số xã còn có nguồn thu dựa vào cây ăn quả như Cam nhưng nói chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tự cấp. Bên cạnh đó, nền sản xuất hàng hóa mới đang trong quá trình hình thành. Chỉ có một số ít (không đáng kể) gia đình làm công việc dịch vụ và buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông công với hệ thống giao thông nông thôn trong khu vực còn thấp kém là những nguyên nhân chủ yếu gây nên những khó khăn trong phát triển kinh tế.

3.2.4. Những tồn tại nổi bật về kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế xã hội trong khu bảo tồn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Đời sống của nhân dân trong khu vực còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm trên 30%. Nguyên nhân chủ yếu của sự đói nghèo là thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, trình độ lao động thấp, đông con,... Những khó khăn chính mà người nghèo gặp phải là thiên tai, năng suất thấp trong sản xuất, thiệt hại trong chăn nuôi, thiếu sự bền vững trong chế biến sản phẩm cũng như không có

điều kiện để tham gia các chương trình quốc gia.


Chương 4

Kết quả nghiên cứu


4.1. xác định và xây dựng danh lục loài


Từ những mẫu vật thu được trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng

được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại phía Tây Bắc Khu BTTN Chạm Chu - Tuyên Quang dựa theo hệ thống Brummitt (1992) (xem phần phụ lục). Theo bảng danh lục này, chúng tôi đã thống kê được trong HTV, TB-CC có tổng số 747 loài thuộc 476 chi và 148 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất - Lycopodiophyta: 9 loài, 4 chi, 2 họ; Ngành Cỏ tháp bút (ngành Thân đốt) - Equisetophyta: 1 loài, 1 chi, 1 họ; Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta: 47 loài, 27 chi, 13 họ; Ngành Hạt trần - Gymnospermae: 12 loài, 9 chi, 6 họ; Ngành Hạt kín - Angiospermae: 678 loài, 435 chi, 126 họ với 2 lớp là lớp Hai lá mầm - Dicotyledoneae: 552 loài, 355 chi, 101 họ và lớp Một lá mầm - Monocotyledoneae: 126 loài, 80 chi, 25 họ. Sự phân bố các taxon trong các ngành của HTV, TB-CC

được thể hiện trong Bảng 4.1.


Bảng 4.1. Sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV, TB-CC


Ngành

Họ

Chi

Loài

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Lycopodiophyta

2

1.35

4

0,84

9

1,20

Equisetophyta

1

0,67

1

0,21

1

0,13

Polypodiophyta

13

8,78

27

5,67

47

6,29

Gymnospermae (Pinophyta)

6

4,05

9

1,89

12

1,60

Angiospermae (Magnoliophyta)

126

85,13

435

91,38

678

90,76

Monocotyledoneae

25

16,89

80

16,80

126

16,86

Dicotyledoneae

101

68,24

355

74,57

552

73,89

Tỉng

148

100

476

100

747

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


100


80


Họ

Chi Loài

60


40

20


0

Lyco Equi Poly Pino Magno


Ghi chó: Lyco: Lycopodiophyta Equi: Equisetophyta Poly: Polypodiophyta

Pino: Pinophyta = Angiospermae Magno: Magnoliophyta - Angiospermae

Hình: 4.1. Phân bố của các taxon trong ngành của HTV, TB-CC


4.2. đa dạng về phân loại


4.2.1. Đa dạng về mức độ ngành của HTV, TB-CC

Qua hình (4.1), cho thấy HTV, TB-CC khá phong phú và đa dạng. Sự phân bố của các taxon trong các ngành khá chênh lệch. Trong đó, ngành hạt kín có số lượng loài lớn nhất chiếm 90,76%, số lượng chi chiếm 91,38%, số lượng họ chiếm 85,13% tổng số loài, chi, họ của cả hệ thực vật. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài là 47 chiếm 6,29% thuộc 27 chi chiếm 5,67% trong 13 họ chiếm 8,78% tổng số loài, chi, họ thực vật của cả hệ.

Trong 3 ngành còn lại của HTV, TB-CC đã tìm thấy được là các ngành Thông Đất, Cỏ tháp bút (Thân đốt), ngành Hạt trần thì số lượng và tỉ lệ của các họ, chi, loài so với toàn khu HTV, TB-CC đều rất thấp. Riêng đối với ngành Khuyết lá thông hiện không tìm thấy một đại diện nào trong HTV, TB-CC.


Như vậy, HTV, TB-CC với sự phân bố của các taxon trong bảng (4.2) không chỉ nói lên sự đa dạng của nó mà còn phản ánh sự tồn tại của các loài, chi, họ thuộc nhóm thực vật được coi là tổ tiên trên trái đất. Đặc biệt là sự xuất hiện của các chi Lycopodium, Selaginella là những đại diện còn sót lại của ngành Thông đất và 1 chi Equisetum với 1 loài duy nhất của ngành Cỏ tháp bút (Thân đốt) đã được tìm thấy ở nơi đây cho thấy đây là các chi thực vật cổ trong nhóm thực vật có bào tử bậc cao - Pteriophytes còn tồn tại trên trái đất.

Bên cạnh đó, nếu so sánh sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV, TB-CC với HTV Việt Nam, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của HTV, TB-CC với HTV Việt Nam



TT


Ngành

HTV, TB-CC

HTV, Việt Nam

Số loài

%

Số loài

%

1

Psylotophyta

0

0

2

0,02

2

Lycopodiophyta

9

1,20

56

0,54

3

Equisetophyta

1

0,13

3

0,03

4

Polypodiophyta

47

6, 29

713

6,93

5

Pinophyta

12

1,60

51

0,56

6

Magnoliophyta

678

90,76

9462

91,98


Tỉng

747

100

10287

100


Từ số liệu trên cho thấy: Vai trò của các ngành trong các hệ thực vật với ưu thế hàng đầu của ngành Hạt kín chiếm trên 90% tổng số loài của cả hệ thực vật. Tiếp đến là ưu thế thuộc về ngành Dương xỉ với 6,29% đối với HTV, TB-CC và 6,93% đối với HTV Việt Nam. Đại diện của 2 ngành là Hạt trần và Thông đất giữ vai trò gần ngang nhau trong mỗi hệ với 1,60% và 1,20 ở HTV, TB-CC và 0,56% và 0,54% ở HTV Việt Nam, trong đó đáng lưu ý đại diện của ngành Hạt trần so với HTV Việt Nam có tỷ lệ lớn hơn gần gấp 3 lần (0,56% của HTV Việt Nam và 1,60% ở HTV, TB-CC). Ngành Dương xỉ ở HTV, TB-CC và HTV Việt Nam có tỷ lệ gần tương đương nhau (6,29% đối với HTV, TB-CC và 6,93% đối với hệ thực vật Việt


Nam). Trong đó, ngành Khuyết Lá thông không tìm thấy loài nào ở HTV, TB-CC, còn trong HTV Việt Nam có 2 loài, chiếm tỷ lệ 0,02% tổng số loài của cả hệ.

Khi so sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành giữa HTV, TB-CC với một số HTV khác, chúng ta cũng thấy được sự phân bố không đồng đều của các taxon trong các ngành của mỗi HTV. Điều này được thể hiện qua Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của Hệ Thực vật TB-CC với các HTV VQG Ba Bể (Bắc Kạn), HTV khu BTTN Na Hang (Tuyên Quang), HTV VQG Cúc Phương (Ninh Bình)


Ngành


HTV, TB-CC


HTV Ba BÓ


HTV Na Hang

HTV Cóc

Phương

Số loài

%

Số loài

%

Số loài

%

Số loài

%

Psylotophyta

0

0

0

0

0

0

1

0,06

Lycopodiophyta

9

1,20

4

0,74

5

0,43

9

0,50

Equisetophyta

1

0,13

0

0

0

0

1

0,06

Polypodiophyta

47

6,29

31

5,77

63

5,42

127

7,00

Pinophyta

12

1,60

2

0,37

11

0,95

3

0,17

Magnoliophyta

678

90,76

500

93,11

1083

93,20

1676

92,24

Tỉng

747

100

537

100

1162

100

1817

100


Điểm nổi bật nhất đáng lưu ý là sự phân bố không đều của taxon bậc loài trong các ngành, vẫn là sự thống trị của ngành Hạt kín sau đó đến ngành Dương xỉ, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ hay không có. Ngành Hạt kín ở HTV, Na Hang đứng đầu với 93,20%, tiếp đến là các hệ thực vật khác nhưng dù ở hệ thực vật nào đi chăng nữa thì tỷ lệ đó vẫn lớn hơn 90%. Ngành Dương xỉ của HTV, TB-CC chiếm tỷ lệ 6,29%, tuy thấp hơn tỷ lệ ở HTV Cúc Phương (7,00%) nhưng lại cao hơn ở HTV Ba Bể (5,77%), Na Hang (5,42%). Các ngành còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất ít hay chưa tìm thấy trong các hệ thực vật. Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ các loài trong cùng một ngành giữa các HTV là do mỗi vùng, mỗi HTV đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau hay cũng có thể do thực tế của quá trình nghiên cứu chi tiết, rộng khắp,của từng vùng cũng khác nhau. Đây là nguyên


TB-CC

Ba Bể Na Hang

Cúc Phương

nhân chính dẫn đến sự xuất hiện loài trong các ngành cũng như sự chênh lệch về tỷ lệ của tổng số loài trong từng ngành ở mỗi hệ thực vật.


100

80

60

40

20

0

Psil Lyco Equi Poly Pino Magno


Ghi chó: Psil: Psilotophyta

Lyco: Lycopodiophyta Equi: Equisetophyta Poly: Polypodiophyta

Pino: Pinophyta = Angiospermae Magno: Magnoliophyta - Angiospermae

Hình: 4.2. Phổ so sánh tỷ lệ % số loài trong từng ngành của HTV, TB-CC với các hệ thực vật VQG Ba bể, KBTTN Na Hang, VQG Cúc Phương

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng cao hay thấp là diện tích vùng nghiên cứu. Tiến hành so sánh trên một đơn vị diện tích, chúng tôi cũng thấy sự khác nhau đó thông qua Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Bảng so sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích giữa HTV, TB- CC với hệ thực vật của VQG Ba Bể, khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương

Hệ Thực vật

Diện tích (Km2)

Số loài

Số loài/km2

HTV, TB-CC

130

747

5,74

HTV, VQG Ba BÓ

70

537

7,67

HTV, khu BTTN Na Hang

210

1162

5,53

HTV, VQG Cúc Phương

222

1817

8,26

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí