So Sánh Tính Đa Dạng Thực Vật Bắc Hướng Hoá Với Các Khu Bảo

Hướng Hoá đã có khác biệt nhau ít nhiều về số lượng các taxon (bậc họ; bậc chi; bậc loài). Nhưng cả ba khu vực này có những nét tương đồng về Hệ thực vật. Cụ thể là có tới 90% các họ gặp ở cả 3 khu vực. Sự khác biệt về mặt số lượng là do khác biệt về mức độ nghiên cứu tại mỗi vùng. Tuy nhiên nhìn chung thì Hệ thực vật của Đăkrông và Bắc Hướng Hoá không kém đa dạng so với Vườn Quốc gia Bạch Mã. Cần phải có những nghiên cứu xâu hơn nữa trong quá trình quản lý khu bảo tồn sau này mới có thể khẳng định.

Bảng 4.3: So sánh tính đa dạng thực vật Bắc Hướng Hoá với các khu bảo

tồn trong vùng

TT

Ngành

Họ

Chi

Loài

BHH

Đak

BM

BHH

Đak

BM

BHH

Đak

BM

1

Ngành Thông đất

(Lycopodiophyta)

2

2

2

2

2

3

6

3

16

2

Ngành Mộc tặc

(Equisetophyta)

1

0

1

1

0

1

1

0

1

3

Ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta)

11

11

24

31

15

68

68

30

162

4

Ngành Hạt trần

(Gymnospermae)

4

3

7

6

6

11

9

10

20

5

Ngành Hạt kín

(Angiospermae)

122

114

156

487

505

669

836

1009

1448


-Lớp hai lá mầm

(Dicotyledones)

91

93

130

388

404

411

707

857

1103


-Lớp một lá mầm

(Monocotyledones)

21

21

26

90

101

158

129

152

345


Tổng

130

130

190

518

528

752

920

1055

1547

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 7

Ghi chú: BHH= Bắc Hướng Hóa, Đak= Đakrông, BM= Bạch Mã

Giá trị về nguồn gen quý hiếm

Bảng 4.4: Danh sách các loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt

Nam và Thế giới



STT


Tên khoa học


Tên Việt Nam

Tình trạng

SĐVN

(1996)

IUCN (1994)

1

Cephalotaxus manii Hook. f.

Đỉnh tùng

R

VU

2

Dacrycarpus imbricatus (Bl.) de Laub.

Thông nàng


CR

3

Podocarpus pilgeri Foxw.

Thông tre lá

ngắn

R


4

Podocarpus neriifolius D.Don

Thông tre lá dài


CR

5

Nageia wallichiana (C. Presl.) O. Kuntze

Kim giao núi đất

V

CR

6

Alstonia scholaris (L.) R. Br.

Mò cua


CR

7

Amoora dasyclada (How. & Chen) C. V.

Gội đỏ


VU



STT


Tên khoa học


Tên Việt Nam

Tình trạng

SĐVN

(1996)

IUCN (1994)

1

Cephalotaxus manii Hook. f.

Đỉnh tùng

R

VU


Wu




8

Aquilaria crassna Pierre ex Lec

Dó trầm

E

CR

9

Ardisia silvestris Pit.

Lá khôi

V


10

Chukrasia tabularis A. Jus.

Lát hoa

K

CR

11

Cinnamomum balansae Lec.

Vù hương

R

EN

12

Cinnamomum parthenocylon Meissn.

Cửu mộc

K

DD

13

Coscinium fenestratum (Gagn.) Colebr.

Dây vằng đắng

K


14

Cratoxylon cochinchinensis (Lour.) Bl.

Thành ngạnh

Nam


CR

15

Croton touranensis Gagn.

Cu đèn Đà nẵng


VU

16

Dalbergia entadoides Pierre ex Gagn.

Bàm bàm


DD

17

Dipterocarpus grandiflorus Blco

Dầu hoa to


CR

18

Dipterocarpus hasseltii Bl.

Dầu


CR

19

Dipterocarpus kerrii King

Dầu cà luân


CR

20

Engelhartia spicata Lesch. ex Bl.

Chẹo bông


CR

21

Erythrophleum fordii Oliv.

Lim


EN

22

Knema globularia (Lamk.) Warb.

Máu chó cầu


CR

23

Mangifera foetida Lour.

Xoài hôi


CR

24

Melientha suavis Pierre

Rau sắng

K


25

Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit

Ba gạc căm bốt

T


26

Rhodoleia championii Hook.f. (Rhoiptelea

??)

Hồng quang

V

CR

27

Smilax glabra Roxb.

Thổ phục linh

V


28

Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S.

Lars.

Gõ dầu

V

VU

29

Anoectochilus cetaceus Blume

Lan gấm

E


30

Calamus poilanei Conr.

Mây bột

K


31

Dendrobium amabile (Lour.) O'brien

Thuỷ tiên hường

R


32

Livistona tonkinensis Magalon

Kè bắc


DD

Ghi chú:

-Tình trạng Sách đỏ Việt Nam (1996): Endangered (E) - Đang bị đe doạ tuyệt chủng; Vulnerable (V) – Sắp bị đe doạ tuyệt chủng; Rare (R) – Loài hiếm; Threatened (T) - Bị đe doạ tuyệt chủng; Insufficiently know (K) - Biết không chính xác để xếp vào các cấp đe dọa trên.

-Tình trạng toàn cầu: EN = Nguy cấp; VU = Sắp nguy cấp; NT = Gần bị đe

dọa; DD = Chưa đủ dữ liệu theo IUCN (2004).

Bảng 4.5 : Số lượng loài thực vật quý hiếm theo các mức độ đe dọa ở

KBTTN Bắc Hướng Hóa


Tình trạng

CR

EN

VU

DD (K)

R

T

Tổng

%

IUCN (1994)

14

2

3

4



23

2,5

SĐVN (1996)


2

5

5

4

1

17

1,8


Khu hệ động vật hoang dã khu vực Bắc Hướng Hóa là một phần của khu hệ động vật Bắc Trung Bộ hay một phần của khu hệ động vật vùng núi thấp miền Trung Việt Nam. Các đặc trưng của khu hệ động vật hoang dã được mô tả ở các nhóm động vật dưới đây (Nguồn dự án đầu tư KBT Bắc Hướng Hóa).

4.1.2. Khu hệ thú

Tổng số có 42 loài thú (không kể Dơi) thuộc 17 họ và 6 bộ đã được ghi nhận trong quá trình điều tra, khảo sát của Đặng Ngọc Cần năm 2004, Nguyễn Đức Tiến & Lê Trọng Trải năm 2005. Trong đó có 26 loài đã chắc chắn ghi nhận cho khu vực và 16 loài được ghi nhận qua phỏng vấn. Đặc biệt loài Voọc Hà Tĩnh, loài phụ đặc hữu của Việt Nam lần đầu tiên phát hiện ở tỉnh Quảng Trị.

Trong số 26 loài đã được chính thức ghi nhận thì 11 loài có trong Sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN 2004 (IUCN, 2004) ở các cấp bị đe dọa, gần bị đe dọa hoặc chưa đủ thông tin để xếp vào các nhóm loài bị đe doạ. Mười một trong số này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Anon. 2000), bao gồm 5 loài ‘Nguy cấp’đó là Voọc vá chân nâu, Voọc Hà Tĩnh, Vượn đen má trắng, Gấu ngựa và Sao la; sáu loài thuộc loại sắp nguy cấp là Tê tê Java, Khỉ mặt đỏ, Rái cá vuốt bé, Mang lớn , Bò tót và Sơn dương .

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Tình trạng

Quốc gia

Thế giới

1

Tê tê Java

Manis javanica

V

NT

2

Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

V

VU

3

Voọc vá chân nâu

Pygathrix nemaeus

E

EN

4

Voọc Hà Tĩnh

Semnopithecus laotum hatinhensis

E

DD

5

Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenis

E

DD

6

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

E

VU

7

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinerea

V

NT

8

Mang lớn

Megamuntiacus vuquangensis

V


9

Sơn dương

Naemorhedus sumatraensis

V

VU

10

Sao la

Pseudoryx nghetinhensis

E

EN

11

Bò tót

Bos gaurus

V

VU

12

Thỏ vằn

Nesolagus timminsi


DD

Bảng 4.6: Các loài thú bị đe dọa ở cấp quốc gia và quốc tế ghi nhận ở Bắc Hướng Hoá


Ghi chú:


-Tình trạng quốc gia: E = Nguy cấp; V = Sắp nguy cấp theo Anon. (2000).


-Tình trạng toàn cầu: EN = Nguy cấp; VU = Sắp nguy cấp; NT = Gần bị đe

dọa; DD = Chưa đủ dữ liệu theo IUCN (2004).


4.1.3. Khu hệ chim

Kết quả của hai lần khảo sát năm 2004 và 2005 đã ghi nhận 171 loài chim, thuộc 14 Bộ, và 32 Họ cho khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Phụ lục 2). Trong số đó có 18 loài có giá trị bảo tồn (Bảng 4.7) 9 loài được ghi trong sách đỏ Thế Giới (BirdLife International 2004) đây là những loài bị đe dọa mang tính toàn cầu, và 12 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon 2000). Trong số 18 loài có 7 loài là những loài có vùng phân bố hẹp (vùng phân bố toàn cầu nhỏ hơn 50.000km2), trong đó có 2 loài đặc hữu cho Việt

Nam (Gà lôi lam mào trắng và Gà so trung bộ).

Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ chim Bắc Hướng Hóa

Tổng số 171 loài chim chỉ là kết quả điều tra bước đầu cho khu hệ chim Bắc Hướng Hóa. Các đợt khảo sát cho tới nay mới chỉ tập trung ở các đai dưới 1000m. Khác với khu hệ chim ở các vùng khác, một số loài gặp với số lượng khá lớn như: Gầm ghì lưng nâu, Cu xanh mỏ quặp, Niệc nâu, Yểng, Cành cạch đen, các loài Chào mào và các loài Cu rốc. Đây là các loài chim chủ yếu ăn quả. Điều đó chứng minh rằng, chất lượng rừng hoặc số lượng các loài cây rừng có quả làm thức ăn cho chim đa dạng và phong phú. Ba loài chim Gầm ghì lưng nâu, Yểng và Niệc nâu có thể là chỉ thị cho chất lượng rừng ở khu vực còn tốt. Cũng như vậy các loài chim ăn ở tầng giữa và dưới tán rừng gặp với số lượng lớn như: Khướu xám, Khướu đầu trắng, Khướu má xám và nhiều loài khướu nhỏ khác. Đây là những loài chỉ thị cho chất lượng tầng tán rừng ở Bắc Hướng Hóa vẫn cao.


Bảng 4.7: Các loài chim có giá trị bảo tồn ghi nhận cho KBTTN Bắc Hướng

Hóa


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

IUCN (2004)

SĐVN

(2000)

1

Gà so Trung bộ

Arborophila merlini

RRS

En

2

Gà lôi lam mào trắng

Lophura edwardsi

EN, RRS

En

3

Gà lôi hông tía

L. diardi

NT

T

4

Trĩ sao

Rheinardia ocellata

VU

T

5

Gõ kiến xanh cổ đỏ

Picus rabieri

NT, RRS


6

Thầy chùa đít đỏ

Megalaima lagrandieri

RRS


7

Niệc nâu

Anorrhinus tickelli

NT

T

8

Hồng hoàng

Buceros bicornis

NT

T

9

Bồng chanh rừng

Alcedo hercules

NT

T

10

Sả hung

Halcyon coromanda


R

11

Bói cá lớn

Megaceryle lugubris


T

12

Diều cá bé

Ichthyophaga humilis

NT


13

Đuôi cụt bụng vằn

Pitta elliotii


T

14

Mỏ rộng xanh

Psarisomus dalhousiae


T

15

Chim khách đuôi cờ

Temnurus temnurus


T

16

Khướu đầu xám

Garrulax vassali

RRS

T

17

Khướu mỏ dài

Jabouilleia dangjoui

VU, RRS

T

18

Chích chạch má xám

Macronous kelleyi

RRS



Ghi chú:


Tình trạng bị đe dọa trong sách đỏ: E (EN)= Bị đe dọa Nghiêm trọng trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới (IUCN); V (VU)= Sắp bị đe dọa Nghiêm trọng trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới (IUCN); NT= Gần bị đe dọa trong sách đỏ Thế Giới (IUCN); T= Bị đe dọa trong sách đỏ Việt Nam; R= Loài hiếm trong sách đỏ Việt Nam; En= Loài đặc hữu của Việt Nam; RRS= Loài có vùng phân bố hẹp.

Bảng 4.8: So sánh các loài chim quý hiếm giữa Bắc Hướng Hóa với các KBT ở Miền Trung


TT

Loài

Tình trạng

BHH

KG

PNKB

PĐ- ĐR

BM

I

Loài bị đe doạ







1

Gà so Trung Bộ (A. Merlini)

RRS

X



X

X

2

Gà lôi mào trắng (Lophura edwardi)

RRS, EN

X



X

X

3

Gà lôi Hà Tĩnh (L. hatinhensis)

RRS, EN


X




4

Gà lôi hông tía (L. diardi)

NT

X

X

X

X

X


5

Trĩ sao (Rheinardia ocellata)

RRS,VU

X

X


X

X

6

Bồng chanh rừng (Alcedo hercules)

NT

X

X


X

X

7

Gõ kiến đầu đỏ (Picus rabieri)

NT

X

X


X

X

8

Khướu mun (Stachyris herberti)

RRS, NT



X

X


9

Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui)

RRS, NT

X

X


X

X

II

Loài gần bị đe doạ







10

Niệc hung (Anorrhinus tickelli)

NT

X

X

X

X

X

11

Hồng hoàng (Buceros bicornis)

NT

X





12

Chích chạch má xám (Macronous kelleyi)

RRS

X

X


X

X


Tổng cộng

12

10

8

3

10

9


Ghi chú: BHH- Bắc Hướng Hóa, KG-Kẻ Gỗ, PNKB-Phong Nha Kẻ Bàng, PĐ-ĐR-Phong Điền Đakrông, BM-Bạch Mã. Tình trạng: RRS-loài có vùng phân bố hẹp, E (Endangered)-loại bị đe doạ nghiêm trọng, V (Vulnerable)- loài sắp bị đe doạ nghiêm trọng, NT (Near-Threatened)-loài gần bị đe doạ. X- ghi nhận.


4.1.4. Khu hệ bò sát và ếch nhái

Nhóm chuyên gia của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật và Viện Động vật St. Petersburg-Viện Hàn Lâm Khoa học Nga đã tiến hành Khảo sát khu hệ Bò sát và Ếch nhái khu vực Bắc Hướng Hóa từ ngày 20/4-15/5/2005. Kết quả phân tích và báo cáo sơ bộ đã chỉ ra rằng khu hệ Bò sát và Ếch nhái khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Tổng số ghi nhận 61 loài Bò sát và Ếch nhái, trong đó 30 loài Ếch nhái thuộc 5 họ và 1 bộ và 31 loài Bò sát thuộc 8 họ và 2 bộ. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận mới một số loài cho khu vực như: 2 loài ếch cây thuộc giống Theloderma spp., Ếch cây Hymalaya Rhacophorus bipunctatus, Rắn ri cá (H. buccata), Rắn khuyết (L. ruhstrati), Rắn lục cườm (Trimeresurus mucrosquamatus), Rắn cạp nia thường (Bungarus bungaroides) v.v... Hơn thế nữa, đã phát hiện 3 loài có thể là loài mới cho khoa học thuộc 3 giống sau: Nhái cây (Philautus), Rắn sãi (Amphiesma) và Rắn khiêm (Oligodon). Về giá trị bảo tồn chưa thống kê cụ thể nhưng có nhiều loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như:

Tắc kè, Rồng đất, Cạp nia nam, Cạp nia thường, Rắn lục volgel, Rùa đất

Sêpôn, Cóc rừng, Ếch gai sần v.v... (Hồ Thu Cúc, 2005).

4.1.5 Đánh giá giá trị và tiềm năng đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa

Khu bảo tồn Bắc Hướng Hoá có độ cao từ 400 tới 1771 m, có một số đỉnh cao như: Đỉnh Voi Mẹp cao 1771m; đỉnh Sa Mù cao 1550 m. Nơi đây là thượng nguồn và là khu vực sinh thuỷ của nhiều sông suối. Về địa chất khu vực Bắc Hướng Hoá phần lớn là núi đất, song cũng có những dải núi đá vôi cùng với hệ thực vật đa dạng với 7 kiểu thảm thực vật và hệ thực vật phong phú. Mặt khác rừng Bắc Hướng Hoá ít bị tác động, đang giữ được những đặc tính nguyên sinh. Nhiều diện tích rừng nguyên sinh còn có những cây gỗ lớn, nhiều loài gỗ có giá trị ít gặp trên cả nước và là nơi cư trú cho nhiều loài động vật hoang dã. Qua các kết quả khảo sát ban đầu đã ghi nhận được tại bảng 4.9.


Bảng 4.9: Tổng số các loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới



TT


Ngành/Lớp

Bộ

/Giống

/Chi


Họ


Loài


SĐTG

(IUCN)


SĐVN

Loài có giá trị bảo tồn

% loài có giá trị bảo tồn

1

Thực vật

518 chi

130

920

23

17

32

3,5

2

Thú

3 bộ

17

42

11

11

12

28,6

3

Chim

14 bộ

32

171

9

12

18

10,5

4

Bò sát

1 bộ

5

30





4

Ếch nhái

2 bộ

8

31

-

-

-

-


Tổng

-

192

1194

43

40

62

5,5


Những kết quả khảo sát bước đầu ( Bảng 4.9) đã minh chứng một phần về ý nghĩa bảo tồn của khu vực rừng Bắc Hướng Hóa. Sự khác biệt về mặt số lượng là do sự hạn chế về mức độ nghiên cứu tại mỗi vùng. Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa trong quá trình quản lý khu bảo tồn sau này.


Bảng 4.10: So sánh số lượng loài với KBT Đakrông trong tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ



TT


Nhóm loài

Số lượng loài


Tỷ lệ của Bắc HH so với BTB%

Khu BTTN

Bắc Hướng

Hoá


Khu bảo tồn Đakrông QTrị


Vùng Bắc Trung Bộ

1

Thực vật

920

1053

4133

22,26

2

Thú

42

37

183

22,95

3

Chim

171

193

474

36,08

4

Ếch nhái

30

17

39

76,92

5

Bò sát

31

32

82

37,80


Cộng

1194

1332

4911

24,31


Từ các kết quả thu thập được có thể đánh giá KBT Bắc Hướng Hóa thể

hiện những nét đặc trưng về bảo tồn như sau:

- Là một vùng chim quan trọng theo các tiêu chí Quốc Tế bởi sự có mặt của các loài chim đặc hữu; các loài thú lớn và linh trưởng đang bị đe dọa mang tính toàn cầu;

-Là một trong ba khu bảo vệ duy nhất ở Việt Nam và Thế Giới có quần thể loài Gà lôi lam mào trắng (Phong Điền, Đakrông và Bắc Hướng Hóa);

-Là một trong hai nơi duy nhất ở Việt Nam và Thế Giới có quần thể

loài Voọc Hà tĩnh (Phong Nha-Kẻ Bàng và Bắc Hướng Hóa);

-Là một trong số ít khu có tiềm năng bảo tồn quần thể loài thú lớn Saola đặc hữu của Việt Nam và Lào (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Bắc Hướng Hóa).

4.2. Hiện trạng quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH tại khu bảo tồn

4.2.1. Ranh giới, diện tích khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023