Bảng So Sánh Tỷ Lệ % Số Loài Của Lớp Một Lá Mầm Và Hai Lá Mầm Trong Ngành Thực Vật Hạt Kín Giữa Htv, Tb-Cc Với Htv, Vqg Ba Bể, Khu Bttn Na Hang, Vqg


Qua số liệu bảng (4.4), cho chúng ta thấy HTV, TB-CC với một diện tích nhỏ mà chúng tôi đã điều tra (chỉ ở phía Tây Bắc của Khu Bảo Tồn) đã thu thập

được 747 loài, điều này chứng tỏ sự đa dạng về thành phần loài thực vật ở đây khá cao.

Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện trong ngành, số loài trên một diện tích,mà còn được thể hiện ngay trong các lớp của ngành Hạt kín. Tiến hành phân tích sâu hơn về ngành Hạt kín chúng tôi thu được kết quả như sau: lớp Hai lá mầm Dicotyledoneae (hay lớp Mộc lan - Magnoliopsida) chiếm ưu thế với số loài là 552 - chiếm 73,89%, số chi là 355 - chiếm 74,57%, và số họ là 101 - chiếm 68,24% của hệ. Lớp Một lá mầm - Monocotyledoneae (hay lớp Hành - Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, có số loài là 126 - chiếm 16,86%, số chi là 80 - chiếm 16,80%, và số họ là 25 - chiếm 16,89%. Tỷ lệ giữa lớp Dicotyledoneae và lớp Monocotyledoneae là 4,38 nghĩa là cứ 4,38 loài thuộc lớp Hai lá mầm thì có một loài thuộc lớp Một lá mầm, tương tự như thế tỷ lệ ở các cấp họ và chi là 4,04 và 4,43. Từ đó, có thể khẳng định được tính ưu thế vượt trội của lớp Dicotyledoneae trong ngành Angiospermae, thậm chí trong toàn hệ thực vật, cụ thể ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Sự phân bố của các taxon trong ngành Angiospermae



Líp

Họ

Chi

Loài

lượng

Tỷ lệ

%

lượng

Tỷ lệ

%

lượng

Tỷ lệ

%

Dicotyledoneae

101

80,16

355

81,61

552

81,42

Monocotyledoneae

25

19,84

80

18,39

126

18,58

Tỉng

126

100

435

100

678

100

Tỷ lệ

4,04

4,43

4,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đánh giá tính đa dạng thực vật phía Tây Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu - Tuyên Quang - 7


100

80

60

40

20

0


Magnoliopsida

Liliopsida

Họ Chi Loài


Hình: 4.3. Phân bố của các lớp trong ngành Angiospermae

Tiến hành so sánh số loài giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm của HTV, TB-CC với một số HTV khác, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ M/D* ở HTV, TB-CC là 4,38, ở VQG Ba Bể là 1/9, ở khu BTTN Na Hang là 1/3,36, ở VQG Cúc Phương là 1/3,30. Vậy tỷ lệ này ở VQG Cúc Phương là cao nhất, tiếp đến là khu BTTN Na Hang và thấp nhất ở VQG Ba Bể. Tỷ lệ M/D ở HTV, TB-CC tuy thấp hơn VQG Cúc Phương, KBTTN Na Hang nhưng lại cao hơn VQG Ba Bể. Số liệu này được chỉ ra ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của lớp một lá Mầm và Hai lá mầm trong ngành thực vật hạt kín giữa HTV, TB-CC với HTV, VQG Ba Bể, khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương


Ngành

HTV, TB-CC

HTV Ba BÓ

HTV Na Hang

HTV Cóc

Phương

loài

%

loài

%

loài

%

loài

%

Monocotyledoneae

126

18,58

50

10

248

22,89

390

23,27

Dicotyledoneae

552

81,41

450

90

835

77,10

1286

76,73

Angiospermae

678

100

500

100

1083

100

1676

100

Tỷ lệ M/D

1/4,38

1/9,00

1/3,36

1/3,30


Ghi chó: M/D* là tỷ lệ giữa Monocotyledoneae/Dicotyledoneae


Monocotyledoneae Dicotyledoneae


100

80

60

40

20

0


TB-CC Ba Bể Na Hang Cúc

Phương


Hình: 4.4. Phổ so sánh tỷ lệ % số loài của lớp Một lá mầm và Hai lá mầm trong ngành thực vật hạt kín giữa HTV, TB-CC với HTV, VQG Ba Bể, khu BTTN , VQG Cỳc Phương

Khi phân tích các chỉ số của các taxon trong HTV, TB-CC nhận được kết quả sau: chỉ số họ là 5,04 (trung bình mỗi họ có 5,04 loài), chỉ số chi là 1,56 (trung bình mỗi chi có 1,56 loài) và chỉ số chi trên chỉ số họ là 3,21 (trung bình mỗi họ có 3,21 chi). Nếu đem so sánh các chỉ số này với các chỉ số ở một số hệ thực vật khác, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Bảng so sánh các chỉ số của HTV, TB-CC với các chỉ số của HTV, VQG Ba Bể, HTV khu BTTN Na Hang, HTV, VQG Cỳc Phương

Các chỉ số

TB-CC

Ba BÓ

Na Hang

Cúc Phương

Chỉ số họ

5,04

4,36

7,30

9,66

Chỉ số chi

1,56

1,53

1,89

2,17

Chỉ số chi/họ

3,21

2,82

3,86

4,46

Từ các số liệu trong bảng (4.7), chúng tôi nhận thấy ở HTV, TB-CC có tổng các chỉ số so với HTV Na Hang là gần tương đương nhau. Duy chỉ có chỉ số họ ở HTV Na Hang cao hơn nhiều so với THV, TB-CC, còn chỉ số chi và chỉ số chi/họ HTV Na Hang chỉ cao hơn HTV, TB-CC không đáng kể. Sở dĩ có chỉ số cao hơn này ở HTV, Na Hang là bởi địa hình núi đá vôi của Na Hang và mức độ ẩm ướt của HTV Na Hang. So với HTV Ba Bể thì chỉ các số ở HTV, TB-CC có cao hơn chút ít


nhưng so với HTV Cúc Phương thì chỉ số này lại thấp hơn nhiều. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế do các HTV khác như VQG Cúc Phương, khu BTTN Na Hang đã được nghiên cứu từ khá lâu và khá kỹ càng, mặt khác ở HTV Ba Bể lại là TV trên các núi đá vôi, nhiều sườn dốc nên mức độ đa dạng loài cũng kém hơn so với HTV, TB-CC là HTV chủ yếu núi đất.

4.2.2. Đa dạng ở mức độ họ của HTV, TB-CC


Việc đánh giá và phân tích đa dạng ở mức độ họ cũng là một phần quan trọng khi nghiên cứu đa dạng một HTV. Thông thường khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ lớn nhất của hệ đó. Bởi vì: "Tỷ lệ (%) của 10 họ giàu loài nhất được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy. Vì nó không phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu cũng như mức

độ giàu loài của hệ thực vật.". Tuân theo quy luật chung đó, chúng tôi đã phân tích 10 họ lớn nhất trong khu hệ thể hiện ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Bảng thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật TB-CC



TT


Tên họ

Số loài

Sè chi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Acanthaceae

20

2,68

10

2,10

2

Annonaceae

21

2,81

11

2,31

3

Asteraceae

17

2,27

15

3,15

4

Euphorbiaceae

38

5,09

17

3,57

5

Lauraceae

26

3,48

9

1,89

6

Melastomataceae

16

2,14

11

2,31

7

Myrsinaceae

16

2,14

3

0,63

8

Rubiaceae

33

4,42

22

4,62

9

Orchidaceae

27

3,62

19

3,99

10

Poaceae

16

2,14

13

2,73

Tỉng

230

30,78

130

27,31


Từ bảng (4.8), cho thấy: với 10 họ (chỉ chiếm 6,75% tổng số họ toàn hệ) nhưng đã có tới 130 chi (chiếm 27,31%) và 230 loài (chiếm 30,78%). Họ giàu loài nhất là Euphorbiaceae có tới 38 loài (chiếm 5,09%), tiếp theo là các họ Rubiaceae có 33 loài, Orchidaceae có 27 loài, Lauraceae với 26 loài,...


4.2.3. Đa dạng ở mức độ chi của HTV, TB-CC

Đề cập đến các chi đa dạng là đề cập đến tính giàu loài của nó. HTV, TB-CC có khá nhiều chi giàu loài, chiếm tỷ lệ lớn số loài của toàn khu hệ. Khi xét đến mức

độ này, chúng tôi đã phân tích 15 chi đa dạng nhất - với số loài từ 5 trở lên và thu

được kết quả thể hiện ở Bảng 4.9.


Bảng 4.9. Thống kê các chi đa dạng nhất trong hệ thực vật TB-CC


TT

Tên chi

Thuộc họ

Số loài

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Ardisia

Myrsinaceae

12

1,60

2

Ficus

Moraceae

9

1,21

3

Strobilanthes

Acanthaceae

9

1,21

4

Litsea

Lauraceae

8

1,07

5

Begonia

Begoniaceae

7

0,94

6

Asplenium

Aspleniaceae

6

0,80

7

Alpinia

Zingiberaceae

6

0,80

8

Smilax

Smilacaceae

6

0,80

9

Antidesma

Euphorbiaceae

6

0,80

10

Psychotria

Rubiaceae

5

0,67

11

Lasianthus

Rubiaceae

5

0,67

12

Helicia

Proteaceae

5

0,67

13

Piper

Piperaceae

5

0,67

14

Tectaria

Dryopteridaceae

5

0,67

15

Selaginella

Selaginellaceae

5

0,67

Tỉng sè


99

13,25


Kết quả ở bảng (4.9) cho thấy: trong 15 chi thuộc 14 họ có 95 loài - chiếm 13,25% tổng số loài và chiếm 9,45% tổng số họ toàn hệ thực vật. Chi lớn nhất là Ardisia (họ Myrsinaceae) có 12 loài, kế tiếp là các chi Ficus (Moraceae) và Strobilanthes (Acanthaceae) cùng có 9 loài, chi Litsea (Lauraceae) có 8 loài và chi Begonia (Begoniaceae) có 7 loài,...

4.3. đa dạng về giá trị tài nguyên của HTV, TB-CC

4.3.1. Đa dạng về giá trị sử dụng


Bảng 4.10. Thống kê các giá trị sử dụng của hệ thực vật TB-CC


TT

Giá trị sử dụng

Ký hiệu

Số loài

% tỉng sè

1

Cây có chất độc

Độc

6

0,80

2

ăn củ

Ac

6

0,80

3

¨n hạt

Ah

9

1,20

4

¨n quả

Aq

50

6,70

5

Bóng mát

Bm

7

0,93

6

Làm cảnh

C

58

7,78

7

Các công dụng khác

Cdk

20

2,68

8

Dây buộc

Db

5

0,67

9

Cho dầu ăn hay dầu sử dụng

trong công nghiệp

Dcn, Da

24

3,21

10

Cho gỗ

G

109

14,61

11

Giấy

Giấy

7

0,93

12

Gia vị

Gv

11

1,47

13

Nước uống

N uèng

9

1,20

14

Cho nhuém

Nh

15

2,01

15

Phân xanh

Px

9

1,20

16

Rau ăn

R

65

8,71

17

Cho sỵi

S

21

2,81

18

Sơn

Sơn

2

0,27

19

Làm thuốc

T

365

48,92

20

Thức ăn gia súc

Tags

20

2,68

21

Cho tinh dầu

Td

12

1,60

22

Cho Ta nin

Tn

17

2,27

23

Xà phòng

Xp

5

0,67


Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi đã thống kê được 482 loài cây ít nhiều có giá trị sử dụng, chiếm 64,52% số loài của hệ, trong đó số loài cây được dùng làm thuốc là 365, chiếm 48,90% tổng số loài toàn hệ. Còn các giá trị khác chiếm tỷ lệ thấp hơn: cho gỗ 109 loài chiếm 14,59%, làm cảnh 58 loài chiếm 7,76%, các loài cho sản phẩm ăn được bao gồm cho rau ăn: 65 loài chiếm 8,70%; ăn quả: 50 loài chiếm 6,69%; ăn hạt: 9 loài chiếm 1,20%; ăn củ có 6 loài chiếm 0,80%, thức

ăn gia súc 20 loài chiếm 2,68%, làm phân xanh 9 loài chiếm 1,20% và cây cho dầu

ăn hay dầu sử dụng trong công nghiệp 24 loài chiếm 3,21% tổng số loài trong hệ. Bên cạnh đó phải kể đến một số lượng đáng kể các cây cho chất để nhuộm, sợi, gia vị,... Các loài có giá trị sử dụng được thể hiện ở Bảng 4.10.

50

40

Phần trăm

30

20

10

0

Thuốc Gỗ Cảnh Rau

ăn

Cho dầu

Thức Phân ăn gia xanh súc

Cho sợi

Cây độc


Hình: 4.5. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của Khu hệ thực vật TB-CC

Qua hình (4.5.), chúng ta có thể thấy mức độ đa dạng về tài nguyên của HTV nơi đây là khá cao. Thuộc nhóm cây làm thuốc có một số loài khá nổi tiếng như: Tắc kè đá - Drynaria bonii; Lonicera japonica Thunb; Trọng lâu nhiều lá - Paris polyphylla Franch. (Trilliaceae); Thalictrum foliolosum DC. Thuộc nhóm cây gỗ có một số loài nằm trong danh sách các loài gỗ quý hiếm, có giá trị cao như: Thôi ba trung quốc - Alangium chinense (Lour.) Rehd.; Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam (Sapotaceae); Nghiến - Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau (Tiliaceae); Hoàng đàn giả - Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. (Podocarpaceae); Trai lý - Garcinia fagraeoides A. Chev. (Clusiaceae); Vàng Tâm - Manglietia fordiana (Hensl.) Oliv. (Magnoliaceae); Lim vàng - Peltophorum


dasyrrhachis (Miq.) Kurz. (Caesalpiniaceae); Kim giao - Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. (Podocarpaceae); đặc biệt là rừng Pơ mu - Fokienia hodginsii (Dunn.) A. Henry & H. H. Thomas (Cupressaceae) gần như thuần loại ở trên đỉnh núi Chạm Chu. Các loài làm gỗ chủ yếu nằm trong các họ Podocarpaceae, Caesalpiniaceae, Dipterocarpaceae, Lauraceae, Fagaceae, Magnoliaceae,... . Một số loài thường trồng làm cảnh như: Anoetochilus sp; Dendrobium sp.; Crinum asiaticum L. Một số loài cho dầu như Muối - Rhus succaedanea (L.) Mold.; Thầu dầu - Ricinus communis L. (Euphorbiaceae),...

Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã thống kê được 6 loài cây có chứa độc tố. Các

độc tố có thể tập trung ở Hạt, ở lá hay toàn cây. Cây thuộc nhóm này có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như làm thuốc trị giun sán (Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch., Jassmium sambac (L.) Ait.) và nhiều cây được dùng làm thuốc trừ sâu (ưu điểm của loại thuốc trừ sâu này là không gây hại cho sức khoẻ con người và không làm ô nhiễm môi trường).

So sánh một số giá trị nổi bật như làm thuốc, lấy gỗ, ăn được, làm cảnh với các HTV khác như HTV Ba Bể, HTV Na Hang, chúng ta có kết quả: Thuốc/Gỗ/¨n

được/Cảnh (HTV, TB-CC/ HTV, Ba Bể/HTV, Na Hang) = 48,92%/41,52%/48,02%- 14,61%/30,35%/14,2%-8,71%/21,41%/14,37%-7,77%/12,47%/9,38%. Qua kết quả

so sánh, chúng tôi thấy ưu thế nổi bật về giá trị tài nguyên của các loài thực vật nơi

đây là cây được sử dụng làm thuốc, giá trị này chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 HTV. Tuy vậy, các giá trị sử dụng khác hầu như ở HTV, TB-CC đều thấp hơn ở HTV Ba Bể và Na Hang.

3.3.2. Đa dạng về các loài có nguy cơ bị tiêu diệt

Ngoài việc đánh giá tính ĐDSH chung, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị tiêu diệt trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Hệ thực vật TB-CC nói riêng và toàn khu bảo tồn nói chung phải chịu rất nhiều sức ép do các hoạt động dân sinh. Sức ép dân số đã gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật. Đó là nạn phá rừng, chặt gỗ làm nguyên liệu sản xuất hoặc làm củi,... hậu quả của nó là diện tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023