Đánh Giá Đa Dạng Về Các Yếu Tố Địa Lý Thực Vật


+ Đánh giá đa dạng loài của các họ

Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật.

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi

Xác định chi nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật.

2.4.3.2. Đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật


Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinh vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo... còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp. Chính các yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực. Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu.

Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng dựa vào thang phân chia của các tác giả Pócs Tamás (1965), Ngô Chính Dật (1993), và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), chúng tôi phân chia hệ thực vật khu nghiên cứu bao gồm các yếu tố chính như sau:

1. Yếu tố toàn thế giới: Gồm các taxon phân bố khắp nơi trên thế giới

2. Yếu tố liên nhiệt đới : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu ¸, châu óc, chõu Phi và châu Mỹ. Một số có thể mở rộng tới vùng ôn đới.

2.1. Yếu tố nhiệt đới ¸ - Mỹ: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt

đới châu ¸ đến vùng nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới Đông Bắc châu

úc và các đảo Tây Nam Thái Bình Dương.

2.2. Yếu tố nhiệt đới ¸ - Phi - Mỹ.

3. Yếu tố cổ nhiệt đới : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu

á, châu úc, châu Phi và các đảo lân cận.

3.1. Yếu tố nhiệt đới ¸ - óc: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu ¸ tới châu óc và các đảo lận cận. Nó nằm cánh đông của Cổ nhiệt đới và mở rộng đến các đảo ấn Độ nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi.


3.2. Yếu tố nhiệt đới ¸ - Phi : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt

đới châu ¸, châu Phi và các đảo lân cận. Đây là cánh tây của vùng Cổ nhiệt đới mà có thể mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu óc.

4. Yếu tố châu ¸ nhiệt đới (Indo-Malêsia) : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu ¸ Ên Độ, Srilanka, Mianma, Thái Lan, Philippines đến Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malêsia) nhưng không bao giờ tới châu óc. Kiểu này thường tách thành các kiểu phụ sau:

4.1. Yếu tố lục địa Đông Nam ¸ - Malêsia: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu ¸ từ lục địa Đông Nam ¸ (Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam Trung Quốc), đến Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu óc ở phía Nam và Ên Độ ở phía Tây.

4.2. Lục địa Đông Dương - Ên Độ hay lục địa châu ¸ nhiệt đới : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu ¸ Ên Độ, Srilanka, Mianma, Thái Lan,

Đông Dương và Tây Nam - Trung Quốc không tới vùng Malêsia.

4.3. Yếu tố lục địa Đông Dương - Himalaya: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu ¸ từ chân Himalaya, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam Trung Hoa một số chúng có thể mở rộng đến bán đảo Malaixia ở phía Nam.

Đây là nhóm thực vật phân bố chủ yếu trên núi cao.

4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc: Gồm các taxon mà chúng phân bố chủ yếu ở Đông Dương và Nam Trung Hoa đặc biệt xung quanh biên giới Trung Hoa (chỉ có ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Đài Loan, Hải Nam) và Đông Dương.

4.5. Đặc hữu Đông Dương: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở trong phạm vi 3 nước Đông Dương và đôi khi có thể gặp ở Thái Lan.

5. Yếu tố ôn đới : Gồm các taxon chúng phân bố ở trong vùng ôn đới châu ¸, châu ©u, Châu Mỹ và có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới và thậm chí tới vùng ôn

đới nam bán cầu.


5.1. «n đới Đông ¸ - Bắc Mỹ: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng ôn đới châu ¸ và Bắc Mỹ có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

5.2. Ôn đới cổ thế giới: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng ôn đới châu ¸, Châu ©u có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới châu Phi, Châu óc.

5.3. Ôn đới Địa Trung Hải - Châu ©u - Châu ¸: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng ôn đới quanh Địa Trung Hải, Châu ©u, Châu ¸.

5.4. Đông ¸ : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở trong vùng ôn đới từ Himalaya đến Đông Trung Quốc tới Triều Tiên hay Nhật Bản có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

6. Đặc hữu Việt Nam : Gồm các taxon mà chúng phân bố trong giới hạn của Việt Nam.

6.1. Gần đặc hữu Việt Nam : Gồm các taxon mà chúng chỉ phân bố trong giới hạn của Việt Nam hay còn có thể tìm thấy ở một vài điểm ở các nước lân cận dọc theo biên giới.

6.2. Đặc hữu Bắc Việt Nam : Gồm các taxon mà chúng phân bố trong giới hạn của Bắc - Việt Nam

6.3. Đặc hữu Chạm Chu: Gồm các taxon mà chúng phân bố trong giới hạn của Chạm Chu.

7. Yếu tố cây trồng và nhập nội

+ Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào từng yếu tố địa lý thực vật, chúng ta tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.

2.4.3.3. Đánh giá về giá trị tài nguyên

+ Đa dạng về giá trị sử dụng: dựa vào bảng danh lục đã được chỉnh lý tên, chúng tôi sử dụng các tài liệu hiện có về thực vật Việt Nam để xác định các loài cây có ích của HTV, TB-CC, tính tỷ lệ % so với số loài của cả vùng nghiên cứu.

+ Đa dạng về các cây có nguy cơ bị tiêu diệt: Dựa vào các tài liệu như Sách đỏ Việt Nam, Cây gỗ rừng Việt Nam, Từ điển Cây thuốc Việt Nam,để phân tích


thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá, xác định các mức độ đe dọa các loài trong HTV, TB-CC. Tính tỷ lệ % so với số loài của cả vùng nghiên cứu.

2.4.3.4. Đánh giá đa dạng về dạng sống

Căn cứ vào các thông tin thu thập từ các bộ thực vật chí, tạp chí sinh học, các chuyên khảo, dựa vào bảng phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999, chúng tôi tiến hành xác định và phân loại dựa theo vị trí của chồi so với mặt đất trong mùa bất lợi cho sinh trưởng, phân các dạng sống của thực vật trong khu nghiên cứu như sau:

1. Cây chồi trên (Phanérophytes - Ph) - Gồm những cây gỗ có chồi trên đất, chia ra làm các họ sau:

1-1. Cây chồi trên to (Mega - phanerophytes Mg) - Cây gỗ có chồi trên đất lớn cao từ 25 m trở lên như Sâng, Chò chỉ, Lim,

1-2. Cây chồi trên vừa (Meso - phanerophytes Me) - Cây gỗ có chồi trên đất cao từ 8-25 m như: Gội, Sung, Máu chó, Trường,

1-3. Cây chồi trên nhỏ (Micro - phanérophytes Mi) - Cây gỗ có chồi nhỏ trên đất cao từ 2-8 m như Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào,

1-4. Cây chồi trên lùn (Nano - phanérophytes Na) - Cây gỗ nhỏ, nửa bụi có chồi trên đất cao từ 25-300 cm như các loài trong họ Cà phê, Thầu dầu, « rô, Gai,… dưới tán rừng hay các loài như Bồng bồng, Dứa mỹ, Hoa hồng, Nhài,

1-5. Cây leo gỗ (Lianes - phanérophytes Lp) - Cây leo gỗ có chồi trên leo quấn như Kim ngân, Bàm bàm, Mã tiền, Vằng,

1-6. Cây bì sinh (Epiphytes - phanérophytes Ep) - Các loài cây lâu năm có chồi sống bám, sống bì sinh như Dương xỉ, Phong lan,

1-7. Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh (Hemi - Parasite - phanérophytes - Pp - Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh như Tầm gửi.

1-8. Cây mọng nước (Phanérophytes - Succulentes Sus) - Cây chồi trên mọng nước như Xương rồng, thuốc bỏng,

2. Cây chồi sát đất (Chaméphytes Ch) - Cây có chồi sát mặt đất, cách đất 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh như Cao cẳng, Mạch môn, Ráy,


3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes Hm) - Gồm những cây có chồi nằm sát (ngang) mặt đất được lá khô che phủ bảo vệ như nhiều loài thuộc Dương xỉ,

4. Cây chồi ẩn (Cryptophytes Cr) - Cây có chồi nằm dưới đất hay dưới nước (Bao gồm cả cây chồi ẩn trong đất (Ge - Geophytes), cây chồi ẩn trong nước (He - Helophytes) và cây chồi dưới nước (Hy - Hydrophytes).) như các loài Cỏ tranh, Gừng, Củ gấu, Khoai tây, Rong tóc tiên, Rong mái chèo, Sen,

5. Cây một năm (Thérophytes Th) - Gồm những cây có đời sống chỉ tồn tại trong một năm, giai đoạn khó khăn toàn bộ cây chết đi, chì duy trì nói giống dưới dạng hạt, sống ở bất kể môi trường nào như nhiều loài thuộc họ Cỏ, Rau tàu bay, Cải cúc,

+ Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi phân chia các loài theo từng nhóm dạng sống, lập các phổ dạng sống để so sánh và đánh giá sự sai khác hay đồng nhất giữa các quần xã cũng như giữa các vùng với nhau, từ đây cũng có thể cho thấy mức độ tác động của các nhân tố với hệ thực vật nghiên cứu.

2.4.3.5. Đa dạng về quần xã thực vật

Chúng tôi chủ yếu dựa vào kết quả điều tra thực địa, dựa vào số liệu ghi chép của các OTC, chúng tôi dựa vào khung phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) kết hợp với Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) để phân loại thảm thực vật ở HTV, TB-CC. Phương pháp vẽ trắc đồ phẫu diện chúng tôi áp dụng theo phương pháp của Thái Văn Trừng có chỉnh lý.

Nguyên tắc phân loại của UNESCO (1973) là dựa theo cấu trúc ngoại mạo, sau đó là nguyên tắc địa lý và tính thích nghi sinh thái đã công bố khung phân loại thảm thực vật thế giới bao gồm 5 lớp quần hệ, trong đó gồm 5 cấp đơn vị: Lớp quần hệ; Phân lớp quần hệ; Nhóm quần hệ; Quần hệ; Quần hệ phụ.

Để mô tả các quần xã cụ thể, chúng tôi còn dùng một số chỉ tiêu tính toán như độ quan trọng của loài, họ trong OTC cũng như trong các quần xã thực vật như sau:

I = A + D

Trong đó: A = Ni/N x 100

D = Si/S x 100


I: Độ quan trọng của loài (họ) trong OTC A: Độ phong phú

D: Độ ưu thế

Ni: Số cỏ thể loài i (họ i) trong OTC

N: Tổng số cá thể các loài (họ) trong OTC

Si: Tiết diện ngang ngực trung bình các cá thể loài i (họ i) trong OTC S: Tổng tiết diện ngang ngực các cá thể của tất cả các loài trong OTC


Số liệu điều tra OTC được ghi theo mẫu Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các giá trị của loài trong OTC


Tên loài

Số cá

thÓ

Cao

TB (m)

DBH (TB)

(cm)

BA (TB)

(cm2)

A

(%)

D

(%)

I

(%)

Họ

Latinh

VN





















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đánh giá tính đa dạng thực vật phía Tây Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu - Tuyên Quang - 5


Nếu độ quan trọng của loài, họ nào trong OTC càng cao thì chứng tỏ loài, họ

đó càng đa dạng và cũng có nghĩa rằng loài, họ đó có càng ý nghĩa trong quần xã.


Chương 3

đặc điểm tự nhiên và xã hội khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu - tuyên quang


3.1. Điều kiên tự nhiên khu vực nghiên cứu


3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích

3.1.1.1 Vị trí địa lý, diện tích

Khu bảo tồn Chạm Chu cách thủ đô Hà nội 240km về phía Bắc, thuộc 02 huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang). Khu bảo tồn chạy dài từ ranh giới Hà Giang - Tuyên Quang đến xã Minh Hương (Hàm Yên) và Hòa Phú (Chiêm Hóa). Toàn khu bảo tồn nằm kẹt giữa 2 con sông lớn chạy qua tỉnh Tuyên Quang là Sông Lô và Sông Gâm nên khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu đồng thời là khởi nguồn của hai hệ thống sông thuộc hai huyện. Tổng diện tích là: 58.187 ha bao gồm 10 xã: Yên Thuận; Minh Khương; Bạch Xa; Minh Dân; Phù Lưu: Minh Hương (huyện Hàm Yên), xã Trung Hà; Hạ Lang; Tân An; Hoà Phú (huyện Chiêm Hoá).

Phía Đông Khu Bảo tồn là các xã: Trung Hà, Hạ Lang, Tân An và Hoà Phú thuộc huyện Chiêm Hóa.

Phía Tây Khu Bảo tồn là các xã: Yên Thuận, Minh Khương, Bạch Xa, Minh Dân, Phù Lưu, Minh Hương thuộc huyện Hàm Yên.

Toạ độ địa lý: 22o04’25” đến 22o21’30” độ vĩ Bắc

104o53'27”- 105o14'16” độ kinh Đông.

3.1.1.2. Ranh giới khu Bảo tồn

+ Phía Đông giáp: các xã Minh Quang, Tâm Mỹ, Phúc Thịnh và Tân Thịnh (Chiêm Hóa)

+ Phía Tây giáp: xã Yên Hương (Hàm Yên)

+ Phía Nam giáp: xã Bình Xa (Hàm Yên) và Yên Nguyên (Chiêm Hóa)

+ Phía Bắc giáp: huyện Bắc Quang (Hà Giang).


3.1.2. Địa chất, địa hình

3.1.2.1 Địa chất

Trong khu vực nghiên cứu có 5 loại đất chính:

+ Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi, tầng đất có nhiều mùn.

+ Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi cao, tầng đất mỏng có nhiều mùn.

+ Đất Feralit màu vàng đỏ trên sườn đồi và chân núi, tầng đất dày có mùn.

+ Đất Feralit màu sẫm chân núi đá vôi (chủ yếu thuộc vùng núi Cánh tiên)

+ Đất Feralit màu và dốc từ tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình, đất màu mỡ đã được sử dụng trồng hoa màu (phần tiếp giáp Sông Lô và vùng dân cư phía

Đông khu bảo tồn).

3.1.2.2 Địa hình

Khu BTTN Chạm Chu chủ yếu là dãy núi Chạm Chu, gồm hệ thống các đỉnh núi bắt đầu từ đỉnh Cao Đường (989 m) ở phía Bắc (xã Yên Thuận), thấp dần xuống dãy Cánh Tiên (xã Minh Hương) và tập trung ở 3 đỉnh núi cao là Pù Loan (1.154 m) và Khau Vuông (1.218 m) trong đó có đỉnh Chạm Chu (1.587 m) là đỉnh núi cao nhất tỉnh Tuyên Quang.

Địa hình khu bảo tồn bị chia cắt mạnh đặc biệt là khu trung tâm của 3 đỉnh cao tạo thành các hệ thống khe suối dày đặc như hệ thống suối thuộc Khuổi Bún (xã Hà Lang), hệ thống suối thuộc Khuổi Luồng (xã Trung Hà) phần phía Đông khu bảo tồn và các hệ thống suối thuộc Nậm Nương (xã Phù Lưu), suối Minh Hương (xã Minh Hương) phần phía Tây khu bảo tồn.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu ở Khu BTTN Chạm Chu mang đậm tính chất của khí hậu có 2 mùa rõ rệt vì khu bảo tồn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-9, khí hậu ẩm, mưa nhiều; Mùa khô từ tháng 10 - tháng 3 năm sau, kèm theo gió lạnh và khô. Nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 15 - 20oC, mùa hè có thể lên tới hơn 30oC, số liệu thể hiện ở hình (3.1).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023