DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo chia theo thành thị - nông thôn và theo vùng 69
Bảng 3.1. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn 105
Bảng 3.2. Số giờ làm việc trong tuần của lao động ở các khu vực kinh tế 106
Bảng 3.3. Chênh lệch thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người .................................
của Tây Bắc so với cả nước và so với Đông Nam bộ 117
Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo Tây Bắc 2006-2010 117
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - 1
- Những Nghiên Cứu Về Tăng Trưởng Và Phát Triển
- Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - 4
- Những Kết Quả Nghiên Cứu Và Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Xóa Đói Giảm Nghèo Nhằm Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Các Tỉnh Tây Bắc
Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo 121
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo 123
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo 131
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ giảm nghèo 137
Bảng 3.9. Cải thiện việc tiếp cận các điều kiện sản xuất kinh doanh 146
Bảng 3.10. Cải thiện việc tiếp cận các điều kiện sản xuất kinh doanh 147
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm hộ nghèo ở các tỉnh Tây Bắc 101
Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng 114
Biểu đồ 3.3. Thu nhập bình quân 115
Biểu đồ 3.4. Chi tiêu cho đời sống bình quân một nhân khẩu/tháng 116
Biểu đồ 3.5. Cải thiện đời sống người nghèo theo đánh giá của các hộ dân …… 129 Biểu đồ 3.6. Cải thiện đời sống người nghèo theo đánh giá của cán bộ quản lý…130
MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói giảm nghèo(XĐGN) để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) là vấn đề có tính quốc tế, đồng thời cũng là chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm chuyển sang nền kinh tế thị trường (KTTT), đặc biệt là quá trình cong nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tập trung nguồn lực thực hiện xóa đói giảm nghèo mạnh mẽ. Việc thực hiện chủ trương chính sách này đã đưa nước ta trở thành một nước có thành công ấn tượng trên trường quốc tế về chống đói nghèo và là một trong bốn nước có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất thế giới, vị thế và uy tín của Việt nam trên toàn cầu ngày càng tăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước đã giảm xuống nhanh chóng từ 37,4% năm 1998 xuống còn 9,45% năm 2010 [124].
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, tình trạng chênh lệch giàu – nghèo ngày một gia tăng và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng ngày càng lớn nên tiềm ẩn những nguy cơ hậu quả xã hội khó lường. Trong khi, XĐGN vẫn đang là vấn đề thách thức lớn đối với nước ta, đặc biệt là ở Tây Bắc. Theo số liệu báo cáo thống kê cho thấy, mặc dù tình trạng nghèo của các tỉnh này đã giảm nhanh, từ 73,4% hộ nghèo năm 1998 xuống 27,3% hộ nghèo năm 2010, song so với cả nước, thì giảm nghèo ở Tây Bắc diễn ra chậm hơn. Năm 1998, tỷ lệ hộ nghèo của Tây Bắc bằng 1,96 lần tỷ lệ hộ nghèo của cả nước, thì năm 2010 tỷ lệ này là 2,89 lần. Hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một mặt đã tạo ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng mặt khác lại tiềm ẩn không ít rủi ro, thách thức. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu để đưa ra các quyết định phát triển KT-XH phù hợp với từng thời kỳ cũng như với từng địa phương, từng nhóm dân cư, từng vùng lãnh thổ… nhằm vừa đảm bảo TTKT vừa đảm bảo XĐGN nhanh, bền vững và thực hiện tốt công bằng xã hội (CBXH). Chính vì vậy việc nghiên cứu những giải pháp XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam đang có ý nghĩa cấp bách, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án làm rõ mối quan hệ giữa XĐGN và phát triển KT-XH, thực trạng XĐGN và vai trò của nó đối với phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam để đưa ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để thực hiện XĐGN nhằm phát triển KT- XH ở các tỉnh này.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về XĐGN và phát triển KT-XH từ đó góp phần hệ thống hóa những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về XĐGN và vai trò của nó đối với quá trình phát triển KT-XH ở Tây Bắc.
- Phân tích thực tiễn về XĐGN ở nước ta trong quá trình phát triển KT-XH; khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về XĐGN ở Việt Nam.
- Đánh giá tình hình phát triển KT-XH và XĐGN ở Tây Bắc qua kết quả điều tra, khảo sát của tác giả, chỉ ra được đặc điểm nghèo đói ở Tây Bắc, những khó khăn hạn chế và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở các tỉnh này.
- Đưa ra quan điểm, phương hướng và một số giải pháp cơ bản để thực hiện XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
XĐGN và phát triển KT-XH là hai vấn đề của một quá trình, có quan hệ biện chứng, tương hỗ lẫn nhau. XĐGN ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển KT-XH của Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án đi sâu nghiên cứu mối quan hệ, tác động và vai trò của XĐGN đối với phát triển KT-XH ở 4 tỉnh Tây Bắc theo phân vùng kinh tế. Từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện XĐGN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH ở Tây Bắc, hy vọng đưa Tây Bắc tiến kịp các tỉnh khác trong cả nước ở một tương lai gần nhất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nhận diện nghèo đói nói chung, nghèo đói ở Tây Bắc nói riêng; nguyên nhân nghèo đói của Tây Bắc; thực trạng XĐGN và vai trò của nó đối với phát triển KT-XH ở Tây Bắc; khó khăn hạn chế trong việc XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc.
- Về không gian: Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, tác giả thực hiện các nghiên cứu tại 4 tỉnh Tây Bắc theo phân vùng kinh tế, bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Tây Bắc).
- Số liệu nghiên cứu trong những năm đổi mới, chủ yếu từ 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án lấy những nguyên lý, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những thành tựu của kinh tế học phát triển và kinh tế học hiện đại làm phương pháp luận chung. Lấy phương pháp trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, so sánh, thống kê… làm phương pháp luận trực tiếp.
- Luận án tiến hành nghiên cứu các cách tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước về XĐGN và phát triển KT-XH. Phân tích thực tiễn XĐGN và phát triển KT-XH ở Việt Nam và ở một số nước trên thế giới, để đưa ra các giải pháp cơ bản để XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc.
- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: tiếp cận, so sánh, kết hợp với các mô hình hiện đại trong phân tích để làm rõ những tác động của XĐGN trong quá trình phát triển KT-XH hiện nay.
- Luận án còn sử dụng các tài liệu điều tra thứ cấp như số liệu thống kê các năm của cả nước cũng như số liệu thống kê của 4 tỉnh Tây Bắc; các báo cáo về tình hình phát triển KT-XH và kết quả thực hiện các chương trình, DA giảm nghèo của các tỉnh, các Bộ ngành và của các Ban chỉ đạo giảm nghèo của 4 tỉnh Tây Bắc. Đồng thời luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn cán bộ quản lý các cấp và người dân ở bốn tỉnh Tây Bắc (Thông qua các phiếu điều tra) để đánh giá thực trạng về tình hình phát triển KT-XH và đánh giá tác động, hiệu quả của các chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc.
5. Những đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận của nghèo đói, XĐGN, phát triển KT-XH đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa XĐGN và phát triển KT-XH cũng như vai trò của XĐGN đối với phát triển KT-XH nói chung và đối với các tỉnh Tây Bắc Việt Nam nói riêng. Chỉ ra những tác động của XĐGN đến phát triển KT-XH, xác định vai trò của XĐGN đối với việc phát triển KT-XH và đưa ra những giải pháp cơ bản để XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các trường, trong việc hoạch định chính sách và quản lý KT-XH của Đảng, Chính phủ và các địa phương đồng thời cung cấp một số tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
6. Kết cấu của luận án
Tên luận án: “Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam”.
Kết cấu của Luận án: Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu làm 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội
Chương 2. Lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Chương 3. Thực trạng xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc Việt Nam
Chương 4. Quan điểm, định hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẾ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Kết quả nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế
Đói nghèo không chỉ tồn tại dưới chế độ công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, … với trình độ lực lượng sản xuất (LLSX) lạc hậu, kém phát triển mà ngay trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển như hiện nay, đói nghèo vẫn tồn tại ngay cả ở các nước phát triển. Vì vậy, từ xưa đến nay XĐGN luôn là vấn đề được nhiều nước, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia lại có những quan niệm, cách giải quyết vấn đề XĐGN khác nhau tùy thuộc vào quan điểm phát triển KT-XH của mình.
1.1.1. Những nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XIX, K.Marx và Ph.Ăngghen đã viết về tình trạng nghèo khổ và cùng cực của giai cấp vô sản và người lao động khi sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản đã phải bán sức lao động của mình cho chủ tư bản đề kiếm sống, như tác phẩm nổi tiếng là Kinh tế học và Triết học (1860- 1895), rồi tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học”, 1844 của K.Marx [61] hay tác phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, 1845 của ông và Ph.Ăngghen [63]. Trong các tác phẩm trên và hàng loạt ấn phẩm khác, các ông đã chỉ rõ sự phân hóa hai cực giàu – nghèo đó là: Tích lũy giàu có tột độ của giai cấp tư sản và tích lũy sự bần cùng cực độ của giai cấp vô sản và người lao động. Do chế độ tư hữu TBCN về TLSX và chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản nên người lao động bị tước đoạt hết TLSX rơi vào tình trạng bần cùng buộc phải bán sức lao động để kiếm sống. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”[60], “Lao động làm thuê và tư bản”[62], K.Marx và Ph.Ăngghen đã đề cập nhiều lần đến tình cảnh đói nghèo của người vô sản, của người lao động làm thuê, nhất là vấn đề lao động bị tha hóa.
Đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin tiếp tục những kiến giải trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng K.Marx và Ph.Ăngghen đã vạch ra luận cương giải phóng toàn bộ giai cấp vô sản khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Ông là người chủ trương PTKT hàng hóa, dùng đòn bẩy kinh tế khuyến khích lao động, PTKT, xóa bỏ căn bản tình trạng đói nghèo đặc biệt là ở nông thôn trong công cuộc xây dựng xã hội mới XHCN.
Trong các tác phẩm của mình, Lênin đã đề cập đến thực trạng của giai cấp công nhân và nông dân “gửi nông dân nghèo”, “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, “những biến đổi về kinh tế trong đời sống nông dân” [59].
Trong CNTB hiện đại vấn đề Tăng trưởng kinh tế (TTKT) và đói nghèo được đề cập ở nhiều tác phẩm như lý thuyết “Kinh tế học” của Paul.A. Samuelson và William D. Nordhans [82], lý thuyết “cải cách” của W.Rostow. Hay mối quan hệ giữa thu nhập và mức sống thể hiện qua sơ đồ đường cong Lorens hoặc những đề cập đến kinh tế học phúc lợi trong “Kinh tế học” của Davit Begg hay “Kinh tế học công cộng” của JorephE. Stiglits…
TTKT và giảm nghèo là một trong số các vấn đề được được rất nhiều người quan tâm. Lịch sử phát triển xã hội của thế giới, có nhiều quan điểm khác nhau về quan hệ giữa TTKT, CBXH và giảm nghèo tiêu biểu nhất là lý thuyết “Chữ U ngược” của nhà kinh tế học Kuznets.
Đến những năm 80-90 của Thế kỷ XX, các nghiên cứu về đầu tư phát triển của các tổ chức, của Ngân hàng thế giới (WB), Viện nghiên cứu phát triển xã hội (UNRID), cơ quan phát triển lương thực (FAO) của Liên hiệp quốc, Ủy ban giảm nghèo của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Viện nghiên cứu của Chính phủ Indonesia (IBIRD), Ủy ban Kế hoạch của Trung Quốc và Ấn Độ, Hiệp hội phát triển dân số và cộng đồng của Thái Lan (CDA) … đã thực hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về XĐGN.
Năm 1981 nghiên cứu “Khảo sát ở vùng nông thôn SahelianR” của tác giả R.Billaz và Y. Diawara [126] đã nghiên cứu về vấn đề phát triển nông thôn. Nghiên cứu đã nêu một phương pháp tiếp cận mới thông qua nhiều môn học về xã hội nông
thôn. Phương pháp này nhấn mạnh vào việc sử dụng các công cụ thống kê, xã hội học, nhân chủng học, kinh tế như thế nào để nghiên cứu xã hội nông thôn đạt hiệu quả. Nói về các thí điểm thực hiện ở phía Tây vùng Sahel ở châu Phi.
Còn Christensen, Hanne với nghiên cứu “The Reconstruction of Afghanistan: A Chance for Rural Afghan Women” (Geneva: United Nations Institute for Social Development, 1990) [127] đã nghiên cứu công cuộc cải tổ đất nước Apganixtan và đời sống những người tị nạn Apghan ở Pakistan, vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội sau đó đưa ra bài học và khuyến nghị cho quyền lợi của phụ nữ nông thôn trong công cuộc xây dựng lại nông thôn.
Tại hội nghị về chống đói nghèo do Ủy ban kinh tế -xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại Băng Cốc Thái Lan (diễn ra từ ngày 15-17 tháng 9- 1993) đã đưa ra các khái niệm, định nghĩa, tiêu chí đánh giá đói nghèo và các giải pháp XĐGN tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tiếp đó, từ ngày 20-24 tháng 9 năm 1993 Hội nghị lần thứ nhất của Ủy ban giảm nghèo đói, TTKT và phát triển xã hội đã bàn về giải pháp vĩ mô giảm nghèo đói cho các nước trong khu vực đặc biệt là nhóm dân cư yếu thế dễ bị tổn thương, dân cư các vùng dân tộc ít người, các vùng xa xôi hẻo lánh.
Năm 1995, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) có đề cập trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” [83] một định nghĩa rất rộng về cái nghèo, đi sâu phân tích tình hình nghèo của các nhóm nghèo ở Việt Nam, đánh giá những tác động của công cuộc đổi mới đến người nghèo gắn liền với các vấn đề về y tế, giáo dục, tín dụng … đưa ra một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần xem xét để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam.
Năm 1999 nhà xã hội học Max Weber có tác phẩm “Phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản từ 1945 đến nay” [64], đã đi sâu phân tích tình hình nghèo đói và nguyên nhân phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm xã hội trên cơ sở tín nhiệm. Các nhóm xã hội này được xác nhận không phải bởi vị trí của họ trong sản xuất mà chính là lối sống của họ. Theo ông, bản thân người có TLSX chưa hẳn có quyền lực và uy tín, mà có thể do nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như