Đa Dạng Sinh Học Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Hướng Hóa

Nam.

-Sử dụng phương pháp PRA: Sử dụng phương pháp PRA để phỏng

vấn nông dân tại các cộng đồng, các cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ tại Khu bảo tồn về vấn đề quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên rừng cũng như quan điểm của người dân về các các vấn đề liên quan. Phỏng vấn, trao đổi với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý và thực thi công tác bảo tồn về hệ thống quản lý hiện hành, vai trò của cộng đồng, các mô hình hiện tại đang áp dụng, các vấn đề có liên quan đến chính sách hiện nay.

- Điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực tế tại hiện trường để bổ sung thông tin, đánh giá giữa nhu cầu bảo tồn với nhu cầu sử dụng, các mối quan hệ tác động giữa cộng đồng dân cư và tài nguyên rừng. Các hoạt động điều tra thu thập số liệu bổ sung từ thực địa được thực hiện theo các phương pháp truyền thống như phỏng vấn với người dân địa phương, thợ săn, già làng và cán bộ của các thôn bản và xã v.v.

-Tổng hợp, phân tích, đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn: Việc phân tích đánh giá tập trung vào tình hình quản lý hiện tại, những khó khăn chủ yếu hiện nay, sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ, các mô hình thực hiện có hiệu quả về bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng, những vấn đề có liên quan đến chính sách, các ý kiến đề xuất về kế hoạch hoạt động bảo tồn...

-Hội thảo, thảo luận , bổ sung hoàn chỉnh: Thông qua hội nghị để lấy ý kiến tham gia về các vấn đề đã đề cập đã nêu ở trên, nhằm hoàn chỉnh các nội dung đã đề cập của đề tài.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa

4.1.1. Khu hệ thực vật

4.1.1.1 Các kiểu thảm thực vật rừng

Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi các kiểu rừng kín thường xanh. Ở độ cao dưới 600 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và từ 600m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Nhưng trải qua quá trình tác động lâu dài của con người như đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản và ảnh hưởng của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hoá học đã làm thay đổi nhiều diện mạo của rừng thường xanh ở khu vực Bắc Hướng Hóa.

Thảm thực vật nguyên sinh

Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, nơi đây có nhánh Tây đường Hồ Chí Minh đi qua, là rừng nguyên sinh rất ít bị tác động kể từ năm 1975 trở lại đây. Thảm thực vật tại đây phản ánh sâu sắc yếu tố địa hình, địa chất và hoạt động của con người. Phần mô tả thảm chỉ khái quát những đặc trưng hình thái, ghi nhận những cấu trúc ban đầu trong tổ thành của hệ thực vật.

- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (phân bố dưới 600m)

+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất

Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất chiếm phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu, hầu như không bị tác động (kể từ năm 1975 trở lại đây), thành phần thực vật có tính đa dạng cao. Trong tổ thành có sự tham gia của rất nhiều họ thực vật nhiệt đới ẩm, cây lá rộng xanh quanh năm, cây to, tán lớn, tròn.

Đặc trưng về tầng tán: thể hiện rõ sự phân tầng; rừng này thường thấy

có 5 tầng.

Tầng 1 (Tầng vượt tán): Trên khu vực núi đất trong tầng vượt tán có

chiều cao 20-25m đôi chỗ có thể có cây cao trên 25m. Các loài thường gặp trong tầng này là các cây gỗ cao to, đường kính dao động từ 40 – 80cm. đôi chỗ có thể có cây có đường kính đạt tới 1-1,2m. Tuy nhiên độ phủ của tầng này không cao chỉ ở mức 15-20%, nghĩa là số cây gỗ cao to vượt tán không nhiều, các loài thường gặp trong tầng này là loài Cà ná mũi nhọn (Canarium subulatum) và Trám trắng (Canarium album) thuộc họ Trám (Burceraceae).

Tầng 2 (Tầng ưu thế sinh thái): Thường cây gỗ có chiều cao tương đối đồng đều từ 10-15m, tán tròn tạo ra một màn có độ che phủ cao đạt tới 50- 60%. Cây gỗ có đường kính trung bình 30-40cm; Tầng này là sự đan xen, có tính đa dạng cao của các họ thực vật nhiệt đới ẩm, lá rộng thường xanh. Tầng này chứa đựng tính đa dạng thực vật cao và có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái và giá trị môi trường.

Tầng 3 (Tầng dưới tán/tầng cây bụi và gỗ nhỏ): Có chiều cao 7-10m. Thường gặp các cây tái sinh của hai tầng trên và những loài cây gỗ nhỏ.

Tầng 4 (Tầng cây bụi): có chiều cao 3-5m thường là các cây bụi chịu rợp sống dưới tán. Phổ biến hơn cả là các loài họ Mua (Melastomataceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cau dừa (Arecaceae) với những cây tái sinh của tầng 1,2,3 do bị che rợp sống còi cọc.

Tầng 5 (Tầng thảm tươi/tầng cỏ quyết): Nhìn chung do tính ổn định cao; rừng ít bị tác động, tàn che của các tầng 1,2,3 và 4 ổn định nên tầng cỏ quyết phát triển yếu, thưa thớt, chỉ ở những khu vực ven suối thung lũng thấp, nơi có ánh sáng, tầng này mới thể hiện rõ, ưu thế của tầng này thuộc về các loài Dương xỉ (Polypodyophyta), nhiều loài thuộc họ Môn ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Đao dong (Maranthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Hòa thảo (Poaceae).

+ Kiểu phụ thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa mùa

nhiệt đới trên núi đá vôi.

Do đặc trưng về lập địa, thường các dãy núi đá vôi có thành rất dốc,

có chỗ vách đá dựng đứng, chóp nhọn, tầng đất mặt rất mỏng hay không có,

phần chân thoải. Rừng trên núi đá vôi có độ che phủ thấp, không tạo được một màn khép tán liên tục như kiểu rừng trên núi đất. Về mặt cấu trúc tầng tán: Vẫn thể hiện 5 tầng; Nhưng điều khác biệt cơ bản của kiểu phụ thảm thực vật trên núi đá vôi so với kiểu phụ trên núi đất là thành phần hệ thực vật. Ưu thế trong các tầng của kiểu thảm này là những loài chịu khô, phát triển trên nền đá vôi với những loài đặc trưng không gặp trên vùng núi đất.

-Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp (phân bố từ độ cao

600m trở lên)

Tại khu vực Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, kiểu thảm thực vật thường xanh á nhiệt đới núi thấp phân bố từ độ cao 600m trở lên chỉ gặp trên núi đất (khu vực núi đá vôi ít, không có các đỉnh cao). Kiểu thảm này có diện tích khá, phần lớn giữ được tính tự nhiên ít bị tác động. Về cấu trúc tầng không đồng nhất ở các khu vực: vùng thung lũng, nơi bằng có dạng điển hình 5 tầng gần giống với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất, cũng thể hiện rõ 5 tầng (Tầng 1:Tầng vượt tán; Tầng 2: Tầng ưu thế sinh thái; Tầng 3: Tầng cây gỗ nhỏ và cây bụi; Tầng 4: tầng dưới tán – Tầng cây bụi; Tầng 5: Tầng cỏ quyết – Thảm tươi). Nhưng ở những triền núi dốc hay ở các đỉnh dông, đỉnh núi, do bị bào mòn tầng đất mặt mỏng (có nhiều đá lộ đầu), yếu tố ánh sáng mạnh cộng với tác động của gió đã ảnh hưởng mạnh tới hệ thực vật: Không có cây to cao, nên ít thấy cây vượt tán, như thế rừng chỉ thấy rõ 4 tầng. Các đỉnh cao, các chóp núi thường có gió liên tục, cường độ, mật độ ánh sáng phân bố đều, cộng với tầng đất mặt rất mỏng chỉ thích hợp cho một số loài ưa lạnh, chịu gió, phát triển được trên tầng đất nghèo dinh dưỡng, nên thành phần thực vật nghèo nàn; Tầng tán đơn giản, chỉ thấy rõ 3 tầng.

Do tầng đất mặt rất mỏng, gió thường xuyên, lại có mù luôn xuất hiện nên chỉ thấy rải rác có cây bụi và ưu thế là những loài họ Hòa thảo (Poaceae), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanoloena maxima) hay Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana) phát triển mạnh.

Những khác biệt lớn phân biệt kiểu thảm này với kiểu thảm thực vật thường xanh mưa mùa nhiệt đới là sự có mặt của các loài khỏa tử. Thường tới độ cao 600m thấy xuất hiện một số loài khỏa tử. Rất phổ biến trong khu vực này là loài Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Thông nàng – Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri). Trong kiểu thảm này ưu thế tuyệt đối về các loài Dẻ thuộc họ Dẻ (Fagaceae) ở một số vị trí Dẻ ưu thế chiếm đến 50 - 60% cá thể trong quần xã. Trong kiểu thảm này còn có sự có mặt của một số loài thuộc họ Thích (Aceraceae), một số loài Chẹo thuộc chi Chẹo (Engelhardtia) họ Óc chó (Juglandaceae); loài Chắp tay (Symingtonia populnea) thuộc họ Sau sau (Hamamelidaceae). Nhiều loài thuộc chi Eurya, Adinandra, Camellia, Godonia, Vối thuốc – Chò sót (Schima wallichii) thuộc họ Chè (Theaceae). Dưới tán rừng cũng chỉ ở đai này mới gặp loài Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana) có cá thể nhiều, những nơi sáng chiếm ưu thế tuyệt đối. Cũng trong kiểu thảm này gặp nhiều loài gỗ có giá trị: Giổi lá nhẵn (Michelia faveolata), Giổi găng (Paramichella baillonii) họ Mộc lan (Magnoliaceae), Sến (Madhuca pasquieri), họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Tại khu vực đèo Sa mù dưới tán kiểu thảm này ở độ cao 1200m gặp loài Lan hài (Paphiopedilum amabile) có số lượng cá thể khá, là loài quí hiếm.

Thảm thực vật thứ sinh

Nhìn chung cả đai thấp dưới 600m và đai cao 600m trở lên có thể nơi nhiều, nơi ít nhưng không tránh khỏi sự tác động của con người, sự tác động mạnh mẽ nhất là canh tác nương rẫy, thể hiện rõ ở đai thấp dưới 600m, tiếp đến là khai thác gỗ và lâm sản khác. Ở đai cao từ 600m trở lên ít bị tác động bởi canh tác nương rẫy. Một số nơi thảm thực vật nguyên sinh bị hủy diệt do chất độc hóa học (trước năm 1975) và một số nơi khác là những căn cứ quân sự (Nơi đóng quân, hầm hào, lô cốt). Đó là nguyên nhân bị mất thảm thực vật nguyên sinh. Cây gỗ, cây bụi, cây thảo tái sinh phát triển trở lại tạo nên các thảm thực vật thứ sinh. Tùy thuộc vào mức độ tác động nhiều hay ít, diễn ra

một hay nhiều lần, thời gian phục hồi của thảm thực vật thứ sinh diễn ra dài hay ngắn mà thảm thực vật thứ sinh có những nét đặc trưng khác nhau về ngoại mạo, về cấu trúc, về thành phần hệ thực vật, cũng như tính đa dạng thực vật. Đương nhiên các thảm thực vật thứ sinh không thể có tính đa dạng sinh học cao so với thảm thực vật nguyên sinh.

- Rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy

Phần lớn phân bố từ độ cao 600m trở xuống. Khác với vùng núi phía Bắc và các vùng khác, tại khu vực Bắc Hướng Hóa chỉ có một số ít dân tộc Vân Kiều sống ở các khu vực thấp ven suối, nương rẫy của họ cũng không xa bản, trình độ dân trí của họ thấp, chưa biết sản xuất hàng hóa. Sản phẩm từ nương rẫy chỉ là lúa, ngô nhằm giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ nên rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy không nhiều tại vùng thấp xung quanh bản làng. Những khu vực sau canh tác nương rẫy, được bỏ hoang từ 8 – 10 năm đủ thời gian cho hình thành rừng thứ sinh . Cấu trúc và thành phần hệ thực vật cũng như hình thái ngoại mạo khác biệt rõ rệt so với rừng nguyên sinh. Thường không có tầng tán rõ rệt.

- Trảng thứ sinh tre nứa (Trúc sặt) phân bố ở độ cao 600m trở lên

Ở độ cao 700 – 1200m có một diện tích khá lớn Trảng thứ sinh Trúc sặt (Arundiunria peteloti). Cây cao từ 3 - 5m có mật độ khá dầy, mọc tản (không hình thành bụi cụm) ưu thế tuyệt đối 60 – 70% độ phủ. Rải rác có cây gỗ, tuy nhiên cây gỗ trong kiểu trảng này thưa thớt. Kiểu trảng thứ sinh này rất đặc trưng , thường phân bố ở độ cao từ 800 – 1500m gặp ở Ba Vì, Tam Đảo, Phan Xi Phăng.

- Trảng cỏ cây bụi cao

Kiểu thảm này có diện tích đáng kể trong khu vực Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Phân bố ở đai thấp dưới 600m và trên 600m. Cần phải có những nghiên cứu sâu để xác định nguyên nhân hình thành kiểu thảm này, đặc biệt là những nơi bị rải chất diệt cỏ (trước 1975).

- Trảng cỏ cây bụi thấp

Trên những vùng đất bằng chân núi, gần khu vực bản làng là nơi canh tác nương rẫy nhiều năm thì đất bạc màu, tầng đất mỏng do bị xói mòn. Đây cũng là nơi chăn thả gia súc, sự giẫm đạp, tác động thường ngày của gia súc đã hạn chế sinh trưởng của cây. Vì thế tại những khu vực này chỉ còn những loài cây bụi cỏ thấp phát triển được trên nền đất thoái hóa nghèo dinh dưỡng. Tùy theo mức độ thoái hóa của tầng đất mặt và mức độ tác động ít nhiều của gia súc mà thành phần cây bụi, cây thảo có khác nhau.

4.1.1.2. Hệ thực vật

Theo báo cáo điều tra xây dựng khu bảo tồn của Hà Tuế và cộng sự cho đến nay tại khu vực Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận được 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ ( Bảng 4.1 và phụ lục 3). Trong đó có 17 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 23 loài được ghi trong sách đỏ Thế Giới (IUCN 1994). Về kinh tế trong tổng số những loài thống kê được có 125 loài cây cung cấp gỗ, 161 loài cây làm thuốc, 44 loài cây làm cảnh và 89 loài cây làm thực phẩm (ăn được).

Bảng 4.1: Thành phần thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa


TT

Ngành Thực Vật

Họ

Chi

Loài

1

Ngành Thông Đất (Lycopodiophyta)

2

2

6

2

Ngành Mộc tặc (Equisetophyta)

1

1

1

3

Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta)

11

31

68

4

Ngành Thông (Pinophyta)

4

6

9

5

Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta)

112

478

836


- Lớp Mộc Lan (Magnoliopsida)

91

388

707


- Lớp Hành (Liliopsida)

21

90

129


Tổng Số

130

518

920

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 6

Đa dạng của một số họ thực vật tại Bắc Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy: có 13 họ có tính đa dạng cao về số lượng chi và loài. Xét về số lượng chi có 12 họ có số chi từ 7 – 20 chi. Họ Cà phê (Rubiaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Lan (Orchidaceae) có số lượng chi cao nhất từ 16 – 20 chi. Họ Long não (Lauraceae) và họ Cam chanh (Rutaceae) có số lượng lớn hơn 10 chi (14 và 11). Còn 7 họ khác: họ Mua (Melastomataceae); Dâu tằm (Moraceae); Bồ hòn (Sapindaceae); Chè

(Theaceae); Gai (Urticaceae); Cỏ doi ngựa (Verbenaceae) và Cau dừa

(Arecaceae) có số chi dao động từ 7 đến 9 chi.


Bảng 4.2: Thống kê những họ có tính đa dạng cao bậc chi và loài ở Bắc Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị


STT

Họ

Số lượng

chi

Số lượng loài

Tên khoa học

Tên Việt nam


NGÀNH HẠT KÍN (ANGIOSPERMAE)

Lớp hai lá mầm (Dicotyledones)



1

Lauraceae

Long não

14

24

2

Melastomataceae

Mua

9

14

3

Moraceae

Dâu tằm

7

24

4

Myrsinaceae

Đơn nem

3

19

5

Rubiaceae

Cà phê

16

24

6

Rutaceae

Cam chanh

11

19

7

Sapindaceae

Bồ hòn

9

10

8

Theaceae

Chè

7

13

9

Urticaceae

Gai

9

14

10

Verbenaceae

Cỏ doi ngựa

8

16


Lớp một lá mầm (Monocotyledones)



11

Arecaceae

Cau dừa

8

12

12

Orchidaceae

Lan

18

26

13

Poaceae

Hoà thảo

20

23


Về số lượng loài: có 5 họ có số lượng trên 20 loài: Long não (Lauraceae) 24 loài; Dâu tằm (Moraceae) 24 loài; Cà phê (Rubiaceae) 24 loài; Lan (Orchidaceae) 26 loài; Hoà thảo (Poaceae) 23 loài; Các họ : Mua (Melastomataceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Cam chanh (Rutaceae), Gai (Urticaceae), Cỏ doi ngựa (Verbenaceae) có xấp xỉ 20 loài.

Những số liệu trong báo cáo này mới chỉ phản ánh phần nào tính đa

dạng thực vật khu vực Bắc Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị. Với diện tích xấp xỉ

40.000 ha lại đa dạng về địa hình, địa chất, khí hậu, hệ thực vật chưa bị tác động nhiều; chắc chắn Hệ thực vật ở khu vực này phải có số lượng taxon bậc chi và loài và có thể cả bậc họ cao hơn nhiều so với báo cáo này. Hy vọng vấn đề này sẽ được nghiên cứu và bổ sung trong tương lai.

Đa dạng hệ thực vật Bắc Hướng Hoá so với các khu vực lân cận

Tìm hiểu sâu hơn về Hệ thực vật của Bạch Mã, Đakrông và Bắc

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí