Những Nghiên Cứu Về Thảm Thực Vật, Đa Dạng Thực Vật Và Các Loài Thực Vật Làm Thuốc Ở Cao Bằng Và Khu Vực Nghiên Cứu


kích (Morinda offcinalis); Đẳng sâm (Codonopsis javanica)… đã phải đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2004) nhằm khuyến cáo bảo vệ.

- Đặc biệt đối với một số loài cây thuốc như Ba kích, Tam thất và Sâm mọc tự nhiên, Hoàng liên, Lan một lá,…đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao (Nguyễn Văn Tập, 2005).

Cao Bằng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống với những kinh nghiệm dân gian độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây thuốc ở Cao Bằng còn ít, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống về vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong tỉnh. Việc tiến hành điều tra, nghiên cứu tổng thể nguồn cây dược liệu trên phạm vi toàn tỉnh sẽ góp phần bổ sung những tư liệu quý vào kho tàng y học cổ truyền Việt Nam và thế giới nhằm phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

1.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực vật làm thuốc ở Cao Bằng và khu vực nghiên cứu

Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực vật làm thuốc ở tỉnh Cao Bằng còn ít, chỉ có một số công trình nghiên cứu đó là:

Lê Vũ Khôi (2003) khi nghiên cứu đa dạng sinh học vùng núi đá vôi Thang Hen, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng đã xác định được 340 loài, thuộc 233 chi, 84 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Một số loài điển hình ở khu vực nghiên cứu là Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia), Thông pà cò (Pinus kwangtungensis var. varifolia), đặc biệt là các loài trong họ Phong lan Orchidaceae.

Nguyễn Hữu Tứ và cộng sự (2009) khi nghiên cứu hệ thực vật ở Khu bảo tồn loài Vượn Cao vít, Trùng Khánh, Cao Bằng đã xác định được ở khu vực nghiên cứu có 6 kiểu thảm chính gồm: rừng á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng ở thung lũng, rừng tre nứa ở thung lũng, rừng á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng ở sườn núi, rừng á nhiệt đới thường xanh hỗn giao cây lá rộng và hạt trần ở khu vực đỉnh, trảng bụi nhiệt đới thường xanh thứ sinh và trảng cỏ nhiệt đới thường xanh thứ sinh. Hệ thực vật đã thống kê được 960 loai, 541 chi, 144 ho, thuộc 4 ngành thực vật bậc


cao có mạch (Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín). Đã xây dựng được phổ dạng sống là SB = 76,4 Ph + 8,9Ch + 4,4 Hm + 3,6 Cr + 6,7 Th. Các yếu tố địa lý thực vật có số loài nhiều nhất gồm Ấn Độ, Nam Trung Hoa, Châu Á nhiệt đới và Đông Dương. Đã thống kê được 10 nhom công dụng (làm thuốc; lượng thực, thực phẩm; cho gỗ, củi; làm cảnh; dầu béo; sợi; tinh dầu; tanin; thuốc nhuộm; thức ăn cho vật nuôi; vật liệu xây dựng và nhựa) và 34 loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007).

Trần Công Khánh (2012) đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ 1969-1973 toàn tỉnh Cao Bằng có 617 loài cây thuốc phân bố tại tất cả 13 huyện, thị trong tỉnh và đội ngũ 800 lương y có nhiều bài thuốc dân gian, nhiều kinh nghiệm quý trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Nhiều loài thuốc quý phân bố các địa phương như ở Huyện Bảo Lạc: Hà thủ ô đỏ, Hoàng tinh. Các huyện Thông Nông, Nguyên Bình, Hà Quảng: Ô đầu, Củ mật gấu, Chè dây, Ba kích, Bình vôi, Hoàng đằng, Bảy lá một hoa, Thanh thiên quỳ, Kê huyết đằng, Thầu dầu tía, Sa nhân, Kim tuyến. Các huyện Thạch An, Hoà An: Cốt toái bổ, Củ bình vôi, Sói rừng, Chè đắng, Sâm cau. Các huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quảng Uyên: Giảo cổ lam, Kim ngân, Đỗ trọng nam, Kim anh, Cẩu tích, vv. Tác giả cũng đưa ra một số đề xuất để bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quý tại địa phương.

Trần Thị Thu Thủy, La Quang Độ, Nguyễn Quang Hùng (2014) khi nghiên cứu khu hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén đã xác định được thành phần loài thực vật quý hiếm và nguy cấp tại KBTTN gồm 33 loài thuộc 27 chi, 20 họ thuộc 3 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 8 loài ở cấp độ thế giới (IUCN, 2011), 16 loài (7 loài thuộc nhóm IA và 9 loài thuộc nhóm IIA) được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Dạng sống của thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu có 3 dạng sống chính là cây chồi trên mặt đất, cây chồi sát mặt đất và nhóm chồi ẩn. Tỷ lệ nhóm các dạng sống có khác nhau, nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm chồi trên mặt đất (Ph) chiếm 78,79%, dạng sống ít nhất nhóm chồi ẩn (Cr) 3,03% .

Ngày 30/12/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, chuyển hạng khu Bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén thành Vườn


Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; nguồn gen động thực vật rừng quý, hiếm (gồm 47 loài thực vật và 66 loài động vật); cảnh quan thiên nhiên, diện tích tự nhiên 11.960 ha, thuộc huyện Nguyên Bình, trên địa phận của các xã Ca Thành, Mai Long, Phan Thanh, Quang Thành, Thành Công và một phần nhỏ của thị trấn Tĩnh Túc và xã Vũ Nông.

1.4. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.4.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén có tổng diện tích tự nhiên 10.593,5 ha trong đó có 8.146,6 ha rừng tự nhiên thuộc địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc. Toàn bộ diện tích của vườn quốc gia nằm trong Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào ngày 12 tháng 4 năm 2018. Nằm cách thủ đô Hà Nội 240 km theo tỉnh lộ 212, cách thành phố Bắc Kạn 76 km theo tỉnh lộ 212 và quốc lộ 3, cách thành phố Cao Bằng 73 km theo tỉnh lộ 212 và quốc lộ 34, và cách thị trấn Nguyên Bình 30 km theo tỉnh lộ 212. Có vị trí địa lý như sau:

- Từ 10504953’’ đến 10505624’’ kinh độ Đông

- Từ 2203144’’ đến 2203941’’ vĩ độ Bắc

+ Phía Bắc giáp huyện Thông Nông và huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng.

+ Phía Đông giáp huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng.

+ Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Kạn

+ Phía Tây giáp với tỉnh Bắc Kạn

Tổng diện tích tự nhiên khu vực 5 xã là 10.593,5 ha, chiếm 12,64% tổng diện tích (20 xã) toàn huyện.

Bảng 1.1: Diện tích quy hoạch vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén




Tổng diện tích

(ha)

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (ha)

Phân khu phục hồi sinh thái (ha)

Phân khu dịch vụ hành chính

(ha)


Ghi chú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thành phần loài cây dược liệu tại tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 4


Vườn QG Phía Oắc - Phia Đén

10.593,5

4.035,5

6.417,1

140,9


Vườn quốc gia được chia thành 3 phân khu chính là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ hành chính. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 4.035,5 ha, tại tiểu khu 338, 352 xã Thành Công; tiểu khu 333, 334 xã Quang Thành; tiểu khu 327, 337 xã Phan Thanh; và tiểu khu 321, 322 thị trấn Tĩnh Túc. Tại đây, có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi trung bình; hệ sinh thái rừng lùn hay còn gọi là “rừng rêu”, một kiểu rừng của khí hậu ôn đới đặc trưng của miền Bắc Việt Nam cùng với rất nhiều các loài động thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm. Ngoài ra, vùng đệm có diện tích 8.276,1 ha nằm trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn.

Đỉnh núi cao nhất khu bảo tồn thiên nhiên là đỉnh Phia Oắc cao 1931 m, cũng là đỉnh núi cao nhất thuộc cánh cung Ngân Sơn-Yên Lạc.

1.4.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình tại vườn quốc gia phức tạp, với chủ yếu là núi cao, thung lũng nhỏ hẹp, độ dốc lớn, nhiều nơi dốc đứng. Có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m đến gần 2.000m so với mực nước biển, như Phia Oắc (1.935 mét), là đỉnh núi cao thứ hai ở Cao Bằng; Niot Ti (1.574 mét); Tam Loang (1.446 mét); Phia Đén (1.391 mét); Ki Doan (1.165 mét)… Về địa chất, nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá. Sự đa dạng về địa hình, địa mạo, địa chất, cộng với điều kiện khí hậu đặc trưng đã tạo nên các hệ sinh thái đặc thù của vùng núi cao Phia Oắc, đồng thời cũng là nền tảng cấu thành tính đa dạng sinh học của khu vực này.

Vườn quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng hiện có, đồng thời phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên, gây ươm các giống cây bản địa quý hiếm để trồng mới nâng cao diện tích phủ xanh. Cùng với đó là bảo vệ hệ động thực vật tự nhiên và tính đa dạng sinh học, khai thác các tiềm năng cảnh quan và dịch vụ môi trường để tăng nguồn thu, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đây là nhà của nhiều loài động thực vật hoang dã, đặc biệt là 90 loài thực vật và 58 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.[6] Một số loài thực vật đáng chú ý gồm thiết sam giả, thiết sam núi đá, thông pà cò, vù hương (một loài đặc hữu), lát


hoa, sến mật, nghiến, dẻ tùng. Về động vật, có khoảng 80 loài động vật có vú, hàng trăm loài chim, bò sát và lưỡng cư, hàng vạn loài côn trùng. Một số loài quý hiếm bao gồm Hươu xạ, sơn dương, cu li lớn, cu ly nhỏ, vượn đen Đông Bắc, khỉ cộc, gấu ngựa, cầy sao, cầy hương, mèo rừng, sóc bay đuôi trắng...

Do kiến tạo địa chất, địa hình huyện Nguyên Bình hình thành 2 vùng rò rệt: vùng núi đá và vùng núi đất. Độ cao trung bình từ 800m đến 1.100m, thấp dần từ tây sang đông. Vùng núi đá chạy dài theo hướng Tây - Tây Bắc bao quanh núi đất, nối tiếp nhau thấp dần về phía Đông Bắc. Từ xã Thành Công, Mai Long, Ca Thành, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Minh Thanh, Bắc Hợp nối liền dãy núi đá Lam Sơn, Minh Tâm, có nhiều ngọn núi cao trên 1000m. Dãy Toong Tinh (xã Phan Thanh) cao 1120m, núi Tam Luông (xã Thành Công) cao 1.300m, núi Phia Oắc (xã Phan Thanh) cao 1.931m, quanh năm mây bao phủ. Vùng núi đất bao gồm những dãy núi ở phía Đông và phía Đông Nam nối tiếp nhau gợn sóng gối vào thềm núi đá tạo thành thế trụ vững chắc, bức tường ngàn đời che chắn nạn ngoại xâm. Những dãy núi này kéo dài từ xã Hoa Thám, Tam Kim, Lang Môn đến Quang Thành, Thành Công, Thể Dục.

Xen giữa những dãy núi đá, núi đất là những khu đồi đất nhấp nhô, độ cao 500m, có những đồng cỏ xanh như Phia Đén (Thành Công), Nà Nu (Lang Môn). Núi đồi đồng cỏ, khoáng sản là những tiềm năng kinh tế của nhân dân các dân tộc huyện Nguyên Bình.

Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén có địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc cao, đường đi lại khó khăn; gây khó khăn cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trao đổi hàng hóa của bà con nhân dân.

Trên địa bàn xã Thành Công là trung tâm của khu vực nghiên cứu có một số ngọn núi như Phia Chao, Phia Thán, Phia Đén. Các dòng nước trên địa bàn gồm suối Bản Đổng, suối Bản Sẻ, suối Nặm Dân, suối Khau Cảng, nậm Pác Khuổi Lò, nậm Tòng. Tỉnh lộ 212 đi từ phía Bắc xuống phía Tây Nam của xã và nối sang tỉnh Bắc Kạn.

1.4.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, trên địa bàn có những loại đất chính sau:


- Đất Feralit mầu đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700m

-1700m so với mặt nước biển.

- Đất Feralít mầu vàng nhạt núi cao: Loại đất này có quá trình Feralít yếu, quá trình mùn hoá tương đối mạnh, thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài cây đặc sản, cây thuốc, cây ăn quả khác.

- Đất Feralít mầu đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ mácma axít, trung tính kiềm, đá sạn kết, đá vôi. Đất chứa ít khoáng nguyên sinh, phản ứng chua, loại đất này thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo vàng, Cáng lò, Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một số loài cây thuốc, cây ăn quả khác.

- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp, loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

1.4.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu miền núi nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 20ºC, nhiệt độ cao nhất là 36,8ºC và thấp nhất là 0,6ºC. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.670 mm (mức cao nhất 2.049 mm và thấp nhất 1.252mm). Độ ẩm không khí bình quân 82%. Khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rò rệt, đó là:

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8. Lượng mưa bình quân năm 1.592 mm; năm cao nhất 1.736 mm; năm thấp nhất 1466 mm.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.

- Nhiệt độ trung bình cả năm 180C; nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới 340 C; nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới - 20C - 50C.

- Độ ẩm bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.

- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều tối và


đêm của tất cả các tháng trong năm; điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Colea. Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp đã xuất hiện hiện tượng mưa tuyết ở khu vực đỉnh Phia Oắc và đèo Colea. Khu vực nghiên cứu có thời tiết khí hậu diễn biến phúc tạp, rét đậm rét hại kéo dài quanh năm.

* Thủy văn:

Hệ thống sông, suối Nguyên Bình gồm 3 con sông lớn: Sông Nguyên Bình là một nhánh thượng nguồn của sông Bằng bắt nguồn từ Tĩnh Túc chảy qua các xã Thể Dục, thị trấn Nguyên Bình, Minh Thanh, Bắc Hợp ra xã Trương Lương (huyện Hòa An). Sông có dòng chảy lớn, nơi có độ dốc cao như đạp Tà Sa, Nà Ngàn xây dựng được 2 trạm thủy điện nhỏ có công suất 850kW giờ cung cấp cho mỏ thiếc Tĩnh Túc. Sông Nhiên bắt nguồn từ núi Phia Oắc, xã Thành Công chảy qua các xã Hưng Đạo, Tam Kim, Hoa Thám, Bạch Đằng (Hòa An) là thượng nguồn sông Hiến đến thị xã Cao Bằng hợp lưu với sông Bằng. Sông Năng bắt nguồn từ huyện Bảo Lạc qua xã Bằng Thành (Pắc Nặm, Bắc Kạn) chảy qua địa phận xã Mai Long, Phan Thanh, Bành Trạch (Ba Bể, Bắc Kạn). Dọc theo các con sông là những cánh đồng nhỏ hẹp của các xã Thể Dục, Minh Thanh, Bắc Hợp, Tam Kim. Ngoài ra còn có các khu ruộng bậc thang bên đồi núi ở các xã Thành Công, Quang Thành, Thể Dục, những nơi phát triển lúa nương như xã Hoa Thám, Thịnh Vượng.

1.5. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.5.1. Dân số, lao động

Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén nằm trên địa phận hành chính của 05 xã, thị trấn là xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc. Với tổng diện tích là 10.593,5 ha, chiếm 12,64% tổng diện tích (20 xã) toàn huyện.

Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện Nguyên Bình, tính đến ngày 31/12/2018 thì tổng số dân 05 xã, thị trấn của Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén là 13.872 người, 3.247hộ. Mật độ dân số toàn vùng 71,2 người/km2.


Bảng 1.2. Dân số tại khu vực nghiên cứu


TT

Đơn vị hành chính

Dân số

(người)

Mật độ dân số

(người/km2)

Tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên (%)

1

Xã Thành Công

2.893

35

0,55

2

Xã Quang Thanh

1774

39

0,71

3

Xã Phan Thanh

3071

37

0,68

4

Xã Hưng Đạo

1184

26

0,72

5

Thị trấn Tĩnh Túc

4950

219

0,54

Tổng

13.872

71,2

0,64

( Nguồn : Niêm giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2017)

Dân số vùng đệm là 7.800 nhân khẩu, trong đó, người Dao và người H Mông, Nùng chiếm đa số. Mật độ dân cư tương đối thấp, chỉ khoảng 71,2 người/km2. Tuy vậy, tỷ lệ tăng dân số hơi cao, trung bình là 0,7%.

1.5.2. Tình hình phát triển kinh tế.

Dân sống trong Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén chủ yếu là người Dao, Nùng và H’Mông... Họ sinh sống ở đây từ lâu đời với tập quán phát rừng làm nương rẫy, săn bắt muông thú, chăn thả gia súc và chặt phá rừng. Sản xuất nông nghiệp vẫn là nghề chủ yếu của bà con nơi đây và do năng suất thấp và thiếu đất canh tác, bình quân lương thực đầu người quy ra thóc cho toàn khu vực 650 kg/người, chỉ đủ lương thực trong vòng 10 tháng. Thu nhập của người dân trong vùng những năm gần đây 9,5 triệu đồng/năm. Hoạt động chặt phá rừng làm nương rẫy, làm nhà do tách hộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến thảm thực vật rừng. Diện tích rừng nguyên sinh không còn nhiều và thay vào đó là rừng thứ sinh phục hồi, trảng cỏ, trảng cây bụi, cây gỗ rải rác và rừng tre nứa kém giá trị. Song song với việc phát rừng làm rẫy, người dân địa phương còn tiến hành khai thác gỗ để xây dựng nhà cửa, khai thác dược liệu bán cho thương nhân Trung quốc. Sự khai thác ở đây tuy không lớn nhưng lại tập trung vào một số loài quý hiếm ảnh hưởng đến cấu trúc của rừng cũng như sự tồn vong của các loài này.

* Đánh Giá tiềm năng của xã:

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí