thái” ra sao? hiện trạng đang ở giai đoạn nào?, “cân bằng sinh thái” đã ổn định chưa?... để từ đó mới có những biện pháp quản trị thích hợp.
Nguyên tắc thứ hai, Yếu tố thẩm mỹ sinh thái: Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyết trọn vẹn trước khi quy hoạch và triển khai hành động. Ví như, làm đường ghép bằng thân cây chà là trên các cây ngập mặn là nên, nhưng cấu trúc như thế nào để vừa bảo đảm mỹ quan vừa không để khách phá cây, chọc thú và xả rác (lon đồ hộp, bao nilong…) ngỗn ngang trên cả cánh rừng. Cần có dự tính và khống chế lượng rác hữu cơ ngoại lai do du khách và người phục vụ thải ra. Bởi vì ở môi trường nước mặn, tàn tích hữu cơ rừng ngập mặn rất dễ bị phân huỷ để đưa chúng vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Nhưng những dạng hữu cơ lạ khác, không có hệ vi sinh vật thích hợp, sẽ cần thời gian khá dài mới phân huỷ hoàn toàn nên dễ gây nên mùi hôi và nhất là làm mất vẽ mỹ quan cho hệ sinh thái.
Ví dụ có một dự án làm hồ trữ nước ngọt cho khu dân cư và phục vụ cho các hoạt động du lịch. Đó là một ý tưởng rất hay, vừa mang tính thẩm mỹ sinh thái: tạo một cảnh quan sinh thái độc đáo, vừa mang tính kinh tế xã hội: cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho vùng thiếu nước ngọt trầm trọng này. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ hơn về cái được và cái mất (lợi ích và chi phí). Ta biết rằng, cây rừng ngập mặn chỉ thích nghi trong điều kiện ngập mặn và thời gian ngập theo chế độ thủy triều. Nếu thay đổi chế độ ngập khô xen kẽ của nó bằng cách chỉ ngập nước ngọt dưới 10% lâu dài, ngay cả khi không cho ngập mà chỉ giữ nước ngọt trong đoạn sông rạch thì một diện tích rộng lớn trong phạm vi ảnh hưởng của hồ nước ngọt, cây cối sẽ sinh trưởng kém, cảnh quan sẽ xơ xác, nằm ngoài sự mong đợi của chúng ta.
Mặt khác, cũng nên phân loại du khách: nghiên cứu, thưởng ngoạn hay vui chơi, thậm chí kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗi lần tham quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú nghiên cứu, thưởng thức, tĩnh mịch hơi thở, tính thiên nhiên, lời tâm tình của núi rừng, nhất là rừng ngập mặn vốn rất mẫn cảm và dễ bị tổn thương.
DLST xét về bản chất là làm tăng hứng thú và sự mong đợi. Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoại thì du khách sẽ dễ chán, dễ bỏ đi. Nhưng muốn tăng hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú hơn các loại hình du lịch; điều này lại dễ dẫn đến sự xâm hại đến mỹ quan sinh thái. Vậy thì đòi hỏi các nhà tổ chức phải cân nhắc thật kỹ các yếu tố này.
Nguyên tắc thứ ba, yếu tố kinh tế: khác với các loại hình hoạt động khác, việc xác định lợi ích từ du lịch chỉ dựa vào đơn thuần tổng thu nhập giờ đây không còn phù hợp nữa. Phát triển DLST ở các khu bảo tồn nói chung ở các khu DLST nói riêng
phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái. Ví dụ, nếu chặt một cây thì phải trả phí giá trị tài nguyên của cây đó, cùng với phí làm cảnh quan môi trường ở đó xuống cấp. Mặt khác, DLST cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống kinh tế của cư dân bản địa. Cũng cần tính đến việc huấn luyện dân địa phương biết chuyên môn về sinh thái du lịch, tạo công ăn việc làm cho họ. Xác định thế mạnh kinh tế của một địa bàn là DLST nhưng đây mới chỉ là tiềm năng. Muốn biến thành hiện thực nhất thiết phải nghiên cứu kỹ hơn.
Nguyên tắc thứ tư, yếu tố xã hội: khi biến khu bảo tồn thành “khu bảo tồn DLST” không quên mang theo một chức năng văn hóa xã hội. Điều có thể xảy ra là dễ có sự bất hoà giữa cư dân địa phương, truyền thống văn hóa, tập tục sinh hoạt của cư dân địa phương bị du khách, nhất là du khách chưa có ý thức cao làm xáo trộn, tổn hại. Phải gắn những hoạt động của du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hội cho các cư dân địa phương.
Vì vậy, theo chúng tôi cần khai thác các nguyên tắc trên theo cơ cấu DLST, lấy ví dụ cho rừng ngập mặn như sau:
- Tăng cường nỗ lực bảo vệ lợi ích của DLST ở khu rừng ngập mặn đó bằng cách mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn khu vực.
- Tôn trọng nền văn hóa bản địa.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn (đất mặn - đất phèn tiềm tàng, tài nguyên nước lợ - nước triều, tài nguyên năng lượng mặt trời, gió, sóng, tài nguyên đa dạng sinh học của từng hội đoàn thực vật, động vật…) một cách bền vững và có hiệu quả.
- Hạn chế tối đa những tác động môi trường do rác và các chất thải gây nên làm mất vẻ thẩm mỹ của khu rừng ngập mặn và gây ô nhiễm môi trường tại những nơi khai thác DLST.
- Tận dụng các hình thức tiếp thị, kích thích nhu cầu của du khách tìm về khu rừng ngập mặn đó.
- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên DLST để có thể hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử và các vấn đề về kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là kiến thức về sinh thái rừng ngập mặn.
- Tránh buôn bán những loại động vật trong khu rừng ngập mặn đang dễ bị tổn thương hoặc đang có nguy cơ bị đe dọa. Tăng cường số lượng động vật
rừng ngập mặn bằng cách thả vào đó những động vật đặc trưng, có thể kiểm soát.
- Tìm hiểu những nội quy và cách thức bảo vệ cho một khu rừng ngập mặn điển hình.
- Quy hoạch hệ thống giao thông, tránh tạo ra quá nhiều đường sá không cần thiết, tránh gây ra những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động giao thông đưa lại.
- Tạo khoảng cách an toàn đối với các loại động vật trong khu vực.
Ngày nay, DLST đang dấy lên trong giới lữ hành một cao trào. Từ những cơ sở ban đầu, những thành quả từ DLST nhất là những nghiên cứu quý giá của các tổ chức du lịch, việc triển khai DLST trên quy mô rộng đã có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, để DLST phát triển đúng hướng thì cần thiết phải quan tâm nhiều hơn về mặt sinh thái. Về mặt học thuật, phát triển DLST cũng là một trong những nội dung cơ bản của sinh thái môi trường học.
6.6 QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ NHẰM ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
Quy họach các phân khu chức năng
6.6.1. Bố trí cơ cấu đất đai:
- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng.
- Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội.
- Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng phát triển lâm viên: Bố trí diện tích đất đai như sau:
+ Tổng diện tích tự nhiên 2.215,42 ha, trong đó:
378,19ha | 11.1 % | |
Rừng trồng | 1.146,71ha | 51.8 % |
Đất khác + Tổng trữ lượng rừng: | 690,52ha 104,947 m3 | 31.1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch sinh thái - 15
- Du lịch sinh thái - 16
- Du lịch sinh thái - 17
- Khu Hành Chính Và Công Viên Sinh Thái Nhân Văn Actmang:
- Du lịch sinh thái - 20
- Du lịch sinh thái - 21
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
6.6.2. Quy hoạch các phân khu chức năng
Căn cứ để quy hoạch các phân khu chức năng:
- Mục tiêu và nhiệm vụ xây _och_ Lâm Viên.
- Chức năng của rừng.
- Các kiểu thảm thực vật và động vật đặc trưng của vùng.
Các khu chức năng được phân chia như sau:
1. Khu bảo tồn tài nguyên động vật: 971,10 ha 43,8%
2. Khu công viên và di tích _och sử: 110,8ha 5,0 %
2.1 Điểm phục chế di tích _och sư: 5,00 ha
2.2 Nhà truyền thống: 4,38ha
2.3 Điểm vui chơi giải trí: 43ha
2.4 Rừng phục vụ tham quan và giáo dục sinh thái: 97,12ha 3.Khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học: 699,72ha 31,6%
3.1 Phân khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học I: 445,65 ha
3.2 Phân khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học II: 254,07 ha
4. Phân khu hành chính và công viên sinh thái nhân văn ACTMANG 63,12 ha 2,9 %
4.1 Phân khu hành chính 2,79 ha
4.2 Phân khu công viên sinh thái nhân văn ACTMANG 60,33 ha
5. Đất khác ( bãi bồi, kinh rạch) 370,62 ha 10,7 %
6.6.3. Khu bảo tồn tài nguyên động thực vật
Vị trí:
- Trải dài từ khoảng 3 đến khoảng 9
- Tổng diện tích 971,10 ha Đặc điểm khu bảo tồn:
- Điều kiện đất và ngập triều rất thích hợp cho sự phát triển của rừng ngập mặn.
- Có tương đối với đủ các sinh vật cảnh và thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn.
- Vùng phân bố của động vật hoang dã, đặc biệt là vùng phân bố của Khỉ đuôi dài và Heo rừng
Chức năng:
- Là cơ quan chủ quản thay mặt uỷ ban nhân dân huyện và thành phố quản lý tài nguyên đất và tài nguyên động thực vật trong toàn bộ lâm viên.
- Xây _oing các chương trình hoạt động và thực hiện chúng để đạt mục tiêu khu bảo tồn.
Nhiệm vụ:
- Quản lý toàn bộ tài nguyên động thực vật hiện có.
- Tổ chức các chương trình tham quan, du _oin sinh thái, giáo dục sinh thái và nghiên cứu khoa học.
- Khu bảo tồn tài nguyên động thực vật được xây _oing để phát triển nguồn tài nguyên động thực vật
6.6.4. Khu công viên và di tích lịch sử
Vị trí:
- Trung tâm Lâm Viên Cần Giờ.
- Thuộc khoảng 6.
- Tổng diện tích 110,8 ha
- Tổng trữ lượng 7.214 m3 Các đặc điểm:
- Đất mặn phèn tiềm tàng, có tầng sinh phèn sâu, ngập mặn thường xuyên và bãi bồi cát ngập triều.
- Mặc dù đây là rừng trồng, những điều kiện tự nhiên và lập địa ở đây đã hình thành một chuỗi diễn thế rừng tự nhiên từ ngoài sông vào sâu trong nội địa theo trình tự nối tiếp như quần xã Mấm trắng, Mấm trắng
+ Mấm đen, Mấm đen + Đước và Đước thuần loại.
- Một diện tích nhỏ đất mặn phèn tiềm tàng, có tầng sinh phèn sâu, ngập nước theo con nước. Các quần xã thực vật như Chà Là, Dà có khuynh hướng chiếm ưu thế.
- Sự phục hồi của hệ sinh thái tại đây đã và đang làm cho động vật xuất hiện ngày càng đông như: Khỉ đuôi dài, Heo rừng, các loại Cò, Cu đất… và đây cũng là vùng mở rộng phân bố của động vật hoang dại.
Quy hoạch các điểm giải trí và tham quan du lịch
Bước đầu xây dựng các điểm phục chế tham quan du lịch, vui chơi giải trí và học tập.
- Điểm phục chế di tích lịch sử 5,00 ha
- Tượng đài và nhà truyền thống 4,38 ha
- Rừng phục vụ tham quan và giáo dục sinh thái 97,12 ha
- Điểm vui chơi giải trí 4,30 ha
Điểm phục chế di tích lịch sử:
- Diện tích 5,00 ha.
- Một phần của lô b khoảng 6, tiếp giáp với rạch Khe Đôi Lớn.
- Xây dựng khoảng 0.1 ha, một căn cứ cách mạng, trong đó thể hiện cách sinh hoạt, phòng thủ chiến đấu của đoàn 10 rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở rừng Sác Cần Giơ
Tượng đài và nhà truyền thống:
- Diện tích tượng đài và nhà truyền thống: 4.38 ha
- Một phần của lô h khoảng 6
- Xây dựng tượng đài ca ngợi chiến công của nhân dân và đoàn 10 rừng sác, lưu lại những di vật và hình ảnh nhân dân và đoàn 10 rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở rừng Sác Cần Giờ.
Điểm vui chơi giải trí:
- Diện tích 4,30 ha
- Một phần của lô f
- Toạ lạc trên đất mặn phèn tiềm tàng.
- Thực vật chủ yếu là rừng mấm và một phần rừng ngập mặn. Đặc biệt nó nằm giữa đường đất đỏ và rạch Dinh.
- Điểm này nhằm mục đích phục vụ cho vui chơi giải trí bằng cách:
+ Tạo phong cảnh hoa kiểng, cá cảnh trong rừng ngập mặn.
+ Chòi quan sát để nhìn toàn khu vực.
+ Xây dựng nhà sàn, khu câu cá và bơi thuyền.
+ Ngoài ra kết hợp với các điểm chăm sóc khỉ góp phần phục vụ khách tham quan.
Rừng phục vụ cho du lịch và giáo dục sinh thái:
Vị trí và đặc điểm:
- Diện tích: 97.12 ha
- Thuộc các lô b, c, d một phần của lô e và g của khoảng 6.
- Toàn bộ tọa lạc trên đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập nước thường xuyên. Do vậy, rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển rừng ngập mặn. Chính vì thế đã hình thành chuổi diễn thế từ bãi bồi vào trong đất liền theo trình tự các quần xã như sau:
Mấm trắng + Mấm trắng + Mấm đen + Mấm đen và Đước + Đước thuần loại. Bên cạnh đó, là sự ưu thế của Mấm đen dọc theo các con lạch và rạch.
- Điểm tham quan du lịch sinh thái và giáo dục sinh thái rừng ngập mặn.
Chức năng:
- Tổ chức các hoạt động tham quan du lịch sinh thái và giáo dục sinh thái.
- Tham quan rừng và các quần xã rừng ngập mặn trong khu rừng phục vụ tham quan.
- Xem thực vật trong vườn sưu tập thực vật rừng ngập mặn, đời sống bán hoang dã của động vật sống trên cạn trong vườn động vật.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đấu tranh chống giặc của nhân dân thông qua:
+ Tham quan nhà truyền thống, điểm phục chế di tích lịch sử.
+ Tổ chức các hoạt động, sinh hoạt vui chơi giải trí để phục hồi sức khỏe.
Biện pháp quản lý:
- Cải tạo cảnh quan tự nhiên cho phù hợp với yêu cầu tham quan du lịch nhưng không làm thay đổi lớn các đặc điểm cơ bản của từng khu vực.
- Không được chặt phá trái phép và săn bắt động vật rừng.
- Xây dựng hệ thống đường giao thông thủy bộ phục vụ cho tham quan và tuần tra bảo vệ.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, khu cắm trại để ở lại qua đêm
6.6.5 Khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học:
Vị trí và diện tích:
- Chạy dọc theo đường Nhà Bè- Cần Giờ.
- Thuộc khỏang 1, 2 một phần của khoảng 3, 4, 5, 6.
- Tổng diện tích: 699,72 ha
- Trữ lượng 25.611m3 Các đặc điểm:
- Đất phèm tiềm tàng rất biến động, từ phèn sâu đến phèn nông và từ ngập thường xuyên đến ngập theo con nước. Tuy nhiên hiện tượng phèn hoạt động không xảy ra do tầng sinh phèn thường bị ngập nước thủy triều.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thứ sinh gồm các quần xã trồng như Đước, Dà, Cóc,... và rừng tự nhiên như quần xã Mấm, Chà Là thuần loại hoặc kết hợp với cây bụi.
- Ngoài ra còn có những sinh cảnh như như ruộng muối, đầm tôm quảng canh, bãi nuôi sò huyết. Nằm trong vùng phân bố của khỉ đuôi dài, lợn rừng và Cò Bợ ( Ardeola bacehus).
Do đặc điểm của từng nơi đã hình thành phân khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học như:
- Phân khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học I 445.65 ha
- Phân khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học II 254.07 ha Chức năng:
Phân khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học I:
- Phục hồi môi trường cho các động vật như heo rừng, rái cá lông mượt, kỳ đà phát triển.
- Sản xuất muối vá nuôi tôm quảng canh.
- Thực nghiệm và nghiên cứu khoa học.
Phân khu thực nghiệm và nghiên cứu khoa học II:
- Trồng rừng thưc nghiệm và bảo vệ rừng.
- Phục hồi rừng cho các loài chim, đặc biệt là cò phát triển.