Đánh giá tính đa dạng thực vật phía Tây Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu - Tuyên Quang - 2

Danh mục các bảng


Bảng 2.1. Bảng danh lục các loài thực vật Bảng 2.2: Bảng các giá trị của loài trong OTC

Bảng 4.1 Sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV, TB-CC


Bảng 4.2. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của HTV, TB-CC với HTV Việt Nam


Bảng 4. 3.Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của Hệ Thực vật TB-CC với các HTV VQG Ba Bể (Bắc Kạn), HTV khu BTTN Na Hang (Tuyên Quang), HTV VQG Cúc Phương (Ninh Bình)

Bảng 4.4. Bảng so sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích giữa HTV, TB-CC với hệ thực vật của VQG Ba Bể, khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương

Bảng 4.5. Sự phân bố của các taxon trong ngành Angiospermae

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


Bảng 4.6. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của lớp một lá Mầm và Hai lá mầm trong ngành thực vật hạt kín giữa HTV, TB-CC với HTV, VQG Ba Bể, khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương

Đánh giá tính đa dạng thực vật phía Tây Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu - Tuyên Quang - 2

Bảng 4.7. Bảng so sánh các chỉ số của HTV, TB-CC với các chỉ số của HTV, VQG Ba Bể, HTV khu BTTN Na Hang, HTV, VQG Cúc Phương

Bảng 4.8. Bảng thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật TB-CC Bảng 4.9. Thống kê các chi đa dạng nhất trong hệ thực vật TB-CC Bảng 4.10. Thống kê các giá trị sử dụng của hệ thực vật TB-CC

Bảng 4.11. Bảng thống kê các loài đang bị đe dọa ở Khu bảo tồn TB-CC Bảng 4.12. Bảng các yếu tố địa lý các chi của HTV, TB-CC và Việt Nam Bảng 4.13. Bảng các yếu tố địa lý các loài của HTV, TB-CC và Việt Nam Bảng 4.14. Thống kê các dạng sống của các loài trong khu hệ thực vật TB-CC Bảng 4.15. Thống kê các dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên Bảng 4.16. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 1

Bảng 4.17. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 2 Bảng 4.18. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 3

Bảng 4.19. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 4

Danh mục các biểu đồ


Biểu đồ 1. Khí hậu Khu BTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang


Biểu đồ 2. Sự phân bố của các taxon trong ngành của HTV, TB-CC


Biểu đồ 3. Phổ so sánh tỷ lệ % số loài trong từng ngành của HTV, TB-CC với các hệ thực vật VQG Ba bể, KBTTN Na Hang, VQG Cúc Phương

Biểu đồ 4. Phân bố của các lớp trong ngành Angiospermae

Biểu đồ 5. Phổ so sánh tỷ lệ % số loài của lớp Một lá mầm và Hai lá mầm trong ngành thực vật hạt kín giữa HTV, TB-CC với HTV, VQG Ba Bể, khu BTTN , VQG Cúc Phương

Biểu đồ 6. Các nhóm công dụng chính của Khu hệ thực vật TB-CC


Biểu đồ 7. Phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài trong khu HTV, TB-CC Biểu đồ 8. Phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật có mạch TB-CC

Biểu đồ 9. Phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph)


Biểu đồ 10. So sánh phổ dạng sống của HTV TB-CC với phổ tiêu chuẩn của Raunkiaer với HTV Na Hang, HTV Cúc Phương

Biểu đồ 11. Sự biến đổi về chiều cao của cây theo đai Biểu đồ 12. Sự biến đổi về đường kính theo đai

Biểu đồ 13. Sự biến đổi về loài theo đai


đặt vấn đề


Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con người đã làm cho các hệ sinh thái này luôn luôn có sự biến đổi. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá tính

đa dạng thực vật rừng để xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn chúng là rất cần thiết. Tài nguyên rừng không những cung cấp cho con người nguồn thức ăn, nước uống, dược liệu,Mà còn có một vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả đó là cung cấp nguồn oxi vô tận cho con người và các loài sinh vật có thể tồn tại đến ngày nay. Do

đó, rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Ngoài những giá trị to lớn trên, hàng năm, ngành lâm nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nên kinh tế quốc dân, rừng luôn gắn liền với đời sống của nhân dân cùng sự sống còn của tất cả các loài vật trên trái đất. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý. Mất rừng đồng nghĩa với sự thay đổi môi trường sinh thái và làm không ít các loài sinh vật đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Có thể nói tài nguyên rừng có ý nghĩa sống còn đối với sự phồn thịnh và phát triển bền vững của hành tinh chúng ta, nên việc khẳng định tầm quan trọng của đa dạng sinh học cũng như nghiên cứu và bảo tồn chúng không còn là một vấn đề phải bàn cãi. Trong những năm qua, chúng ta đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng,

đó là việc khai thác, săn bắt, đốt nương làm rẫy,Đã làm mất đi một diện tích rừng nguyên sinh rất lớn, nếu muốn phục hồi lại diện tích rừng đã mất, chúng ta phải mất hàng trăm năm thậm chí nhiều hơn nữa cũng chưa chắc có thể tái tạo lại được những cách rừng nguyên sinh mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Để minh chứng cho việc làm trong quá khứ mà con người đã tàn phá tài nguyên rừng trong những thập kỷ vừa qua, chỉ tính riêng ở Việt Nam độ che phủ của rừng vào những năm 1943 vẫn còn khoảng 14,29 triệu ha, chiếm 43,8% diện tích cả nước nhưng sau 30 năm chiến tranh diện tích rừng bị tàn phá nghiêm trọng, năm 1999 là 8,63 triệu ha (chiếm 26,5% diện tích cả nước), con số này cho thấy tỷ lệ mất rừng trong những năm qua


là rất lớn. Do mất rừng mà những năm gần đây, hạn hán, lũ lụt, dịch, bệnh và đói nghèo xảy ra triền miên, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải gánh chịu hậu quả nặng nề do mất rừng gây ra. Muốn khắc phục

được những hậu quả đó không còn cách nào khác là chúng ta phải bảo vệ bằng được những cánh rừng tự nhiên còn sót lại và phục hồi bằng cách trồng bổ sung diện tích rừng đã bị mất.

Mất rừng và rừng bị chia cắt đã kéo theo mất loài, rừng không còn đủ khả năng phục hồi và tự điều khiển, do đó không thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng của các loài ngày càng cao. Đứng trước những hiểm hoạ do việc mất rừng gây ra những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã thay đổi, bổ xung nhiều các chính sách nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Năm 1962 Chính phủ Việt nam đã quyết định thành lập Vườn Quốc gia đầu tiên ở nước ta đó là VQG Cúc Phương. Đây chính là cơ sở cho việc thành lập và phát triển hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên cả nước. Tới nay (1-2006) đã có 126 khu bảo tồn được thành lập trong đó có 27 Vườn Quốc gia. Đây là một bước ngoặt quan trọng nhằm mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam [4].

Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Vì nguồn tài nguyên rừng nói chung và thực vật nói riêng chính là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của hầu hết các hệ sinh thái. Quan trọng hơn nó còn là nơi sống, nơi trú ẩn của nhiều loài sinh vật khác, đặc biệt là các loài thú lớn, các loài linh trưởng, côn trùng,Sự tồn tại của thảm thực vật chính là nền tảng bền vững cho sự phát triển và tiến hoá của sinh giới. Việc nghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu biết rõ

được thành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mô hình về khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên thực vật một cách bền vững, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thóai. Mang lại lợi ích lâu dài cho con người.

Nằm ở phía Bắc cách thủ đô Hà Nội 150 km, Tuyên Quang là một tỉnh miền núi với diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 448.648,5 ha, chiếm 76% tổng diện tích


đất tự nhiên toàn tỉnh. Những năm gần đây Tuyên Quang là một trong những tỉnh có chính sách bảo vệ rừng tốt nhất trong cả nước, vì vậy mà ở đây còn tồn tại một diện tích rừng tự nhiên lớn và có nhiều nguồn gen quý hiếm như: Pơ mu, Thông nàng, Kim giao, Đinh, Nghiến, Sến, Táu, Trai, các loài Lan hài và nhiều loài động vật quý: Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Khỉ mặt đỏ, Gấu, Cầy vằn,Điều này cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá khu hệ thực vật để xây dựng chiến lược bảo tồn các loài quý hiếm nơi đây là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng và là nhiệm vụ hàng

đầu. Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhưng trước sức ép dân số ngày càng gia tăng và sự tác động của người dân vào rừng để kiếm sống ngày càng nhiều như: nạn phá rừng, đốt rừng làm nương, khái thác, săn bắt trái phép vẫn đang là một vấn đề cấp thiết đối với các cấp các ngành, bởi nguồn thu nhập chính của người dân địa phương phần lớn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nên đời sống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các

đồng bào dân tộc thiểu số sống xen kẽ trong hoặc ven các khu bảo tồn. Vì vậy việc vi phạm vào các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng là không thể tránh khỏi. Đây là một nguyên nhân cơ bản làm giảm diện tích cũng như chất lượng rừng trong những năm qua.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Chạm Chu được thành lập ngày 21 tháng 9 năm 2001 trên diện tích 58.187 ha [43]. Từ khi được thành lập đến nay, việc đánh giá, kiểm kê tính đa dạng và công dụng của các loài cây trong hệ thực vật ở đây còn rất hạn chế, chưa được quan tâm một cách đúng mức.

Từ những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “Đánh giá tính đa dạng thực vật phía Tây Bắc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Chạm Chu”. Nhằm mục đích góp phần vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh vật của nước ta cũng như trong khu vực.


Chương 1

Tổng quan về tình hình nghiên cứu


1.1. Quan điểm nhận thức về đa dạng sinh học

Ngày nay, yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH ), tài nguyên thiên nhiên và môi trường là một vấn đề hàng đầu. ĐDSH không những có giá trị về mặt môi trường sinh thái mà còn có giá trị về Văn hoá, Giáo dục, Thẩm mỹ... Chính vì vậy mà công ước về bảo tồn ĐDSH đã được thông qua tại Đại hội Thượng đỉnh tại Rio de Janeiro (Braxin, 1992), đây là cái mốc đánh giá sự cam kết của các quốc gia trên toàn thế giới về bảo tồn ĐDSH, đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật. Do mới được quan tâm nên ĐDSH vẫn còn là một khái niệm rất mới và nghĩa khá rộng nên được nhiều tập thể tác giả đề cập đến.

Trong Công ước Quốc tế về bảo tồn ĐDSH đã định nghĩa: “ĐDSH là tính khác biệt, muôn hình muôn vẻ về cấu trúc, chức năng và các đặc tính khác giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn bao gồm hệ sinh thái trên đất liền và các hệ sinh thái dưới nước”.

Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF, 1990) đề xuất khái niệm

ĐDSH như sau: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường”. Như vậy, ĐDSH

được xem xét ở cả 3 mức độ: ĐDSH ở cấp độ loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. ë mức độ tinh tế hơn, ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại, và cả sự khác biệt của các môi trường sống tương tác giữa chúng với nhau.

Bên cạnh đó ĐDSH còn được định nghĩa như sau: “ĐDSH là tập hợp tất cả các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật, tính đa dạng và phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong


các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau” trong “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam”. Định nghĩa này tuy đã đề cập đến mức độ đa dạng của sinh vật trên hành tinh, song còn quá dài và không cụ thể khiến người đọc khó hình dung. Mặt khác, định nghĩa trên vẫn chưa đề cập đến mức đa dạng gen (di truyền), chỉ đề cập đến tính đa dạng của hệ động vật, thực vật mà chưa đề cập đến các sinh vật khác như vi sinh vật, tảo, nấm,là một trong những mắt xích không thể thiếu được trong chuỗi thức ăn để từ đó tạo ra quần xã sinh vật và hệ sinh thái.

Vào năm 1993, Viện Tài nguyên gen và Thực vật Quốc tế (IPJRI) đã cho ra

đời tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triển” trong đó ĐDSH được hiểu rằng “ĐDSH là sự biến dạng của các cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống”. Định nghĩa này tuy ngắn gọn, song chưa chính xác và gây cho người đọc khó hiểu. Tiếp

đó, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đã

đưa ra “ĐDSH là toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm các sinh vật phân cắt đến động, thực vật ở trên cạn cũng như ở dưới nước, từ mức độ phân tử AND đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài người. Khoa học nghiên cứu về tính đa dạng đó gọi là ĐDSH”. ë đây, ĐDSH được hiểu theo 3 khía cạnh.

Đa dạng ở mức độ di truyền: mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể của loài đều có những phân tử AND đặc trưng cho loài. Tính đặc trưng này được thể hiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử AND, qua hàm lượng trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazo A+T/G+X. Trật tự các nucleotit trong các gen có liên quan đến việc qui định các tính trạng và các đặc tính của cơ thể. Trong quá trình tiến hóa của sinh vật từ thấp đến cao, hàm lượng AND trong các tế bào cũng được tăng lên. Đó là một sự biểu hiện của đa dạng gen.

Đa dạng ở mức độ loài: phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài hoặc số lượng các phân loài (loài phụ) trên trái đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định. Loài là một nhóm cá thể khác biệt với các nhóm cá thể khác về mặt sinh học và sinh thái. Các cá thể trong loài có vật chất di truyền tương tự nhau và có khả năng trao đổi thông tin di truyền (giao phối, giao phấn) với nhau và cho ra các thế hệ con cái hữu thụ (có khả năng sinh sản tiếp tục).


Như vậy, các cá thể trong loài chứa toàn bộ thông tin di truyền của loài. Vì vậy, tính

đa dạng loài hoàn toàn bao trùm tính đa dạng di truyền và thường được coi trọng nhất khi đề cập đến tính ĐDSH.

Đa dạng ở mức độ hệ sinh thái: Thể hiện bằng sự khác nhau của các kiểu quần xã sinh vật tạo nên. Quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật trong một sinh cảnh nhất định cùng các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong loài và giữa các loài với nhau. Quần xã sinh vật cũng quan hệ với môi trường vật lý tạo thành một hệ sinh thái. Hệ sinh thái là một cấu trúc và chức năng của sinh quyển bao gồm các quần xã động, thực vật, các quần xã vi sinh vật, thổ nhưỡng (đất) và các yếu tố khí hậu. Các thành phần này liên hệ với nhau thông qua các chu trình vật chất và năng lượng (chu trình sinh địa hoá). Cao hơn nữa, định nghĩa này đã đề cập

đến xã hội loài người đó là đa dạng các loại hình văn hóa dân tộc. Đây là một quan

điểm mới được đề cập đến mang tính nhân đạo và sự công bằng xuất phát từ nguyên nhân đạo đức, đó chính là câu trả lời cho một phần của câu hỏi vì sao phải bảo tồn

ĐDSH.


1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật

1.2.1 Nghiên cứu về đa dạng phân loại

1.2.1.1. Trên thế giới

Cho đến nay, vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn nguồn tài nguyên đã trở thành chiến lược trên toàn thế giới. Đã có nhiều tổ chức quốc tế được ra đời với mục tiêu nhằm hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi toàn cầu như: Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên Di truyền Quốc tế (IPGRI),... Loài người muốn tồn tại lâu dài trên hành tinh này thì phải xây dựng các chiến lược phát triển một cách bền vững. Bởi nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn tài nguyên tự nhiên của trái đất, nếu những tài nguyên đó bị mất đi hoặc giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ bị

đe doạ nghiêm trọng. Chúng ta đã quá lạm dụng tài nguyên của trái đất mà không nghĩ đến các thế hệ tương lai, nên ngày nay loài người đang đứng trước những hiểm

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí