Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 2.1. Mô hình tổ chức của MDB 33


Hình 2.2. Cơ cấu doanh thu năm 2010 và 2011 của MDB 34


Hình 2.3. Sổ tay quy trình tín dụng rút gọn đối với khách hàng cá nhân của MDB ...

.................................................................................................................................. 47


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hình 2.4. Sổ tay quy trình tín dụng rút gọn đối với khách hàng doanh nghiệp của MDB 48

Hình 2.5. Quy trình chấm điểm khách hàng cá nhân 53

Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông - 2


Hình 2.6. Quy trình chấm điểm hộ kinh doanh 54


Hình 2.7. Quy trình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp 55


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:


Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Song bên cạnh đó tín dụng cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng thể hiện qua nợ xấu có tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tìm ra các nhân tố tác động đến nợ xấu từ đó đề ra giải phát hạn chế nợ xấu là vấn đề được các ngân hàng quan tâm hàng đầu.

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, ngân hàng TMCP Phát triển MêKông đã không ngừng đổi mới cả về chất và lượng góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng của ngân hàng này vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, thể hiện ở khía cạnh nợ xấu. Vì vậy, yêu cầu phải hạn chế tới mức thấp nhất nợ xấu là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng cũng như việc điều hành kinh doanh của ngân hàng TMCP Phát triển MêKông nói chung.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông” như một đóng góp vào công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng này.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


- Đúc kết lý luận tổng quan về phòng ngừa và xử lý nợ xấu.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.

- Ðề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề về nợ xấu và công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.

- Phạm vi nghiên cứu: nợ xấu và các yếu tố quyết định nợ xấu của ngân hàng TMCP Phát triển MêKông trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích diễn giải và qui nạp để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:


Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp về mặt thực tiễn như sau:


- Hệ thống hóa và tổng kết những lý luận cơ bản về phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

- Chỉ ra thực trạng về công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.

6. Kết cấu của luận văn:Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.

Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu cho ngân hàng TMCP Phát triển MêKông.


CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại:

1.1.1. Rủi ro tín dụng:


Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng. Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Rủi ro tín dụng có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản.

1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng:


Tín dụng là một phạm trù kinh tế xuất hiện và tồn tại qua nhiều hình thái xã hội khác nhau. Sự phát triển kinh tế là tiền đề nảy sinh các hình thức khác nhau của quan hệ tín dụng như tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng. Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra một khái niệm đầy đủ và thống nhất về tín dụng.

Theo quan niệm phổ biến, tín dụng là việc bên cho vay cung cấp nguồn tài chính cho bên đi vay, trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ.

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp chủ nợ không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay từ con nợ.

Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. (Trần Huy Hoàng, 2012).


1.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng:


Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn không có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khác hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc một cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng:


Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích


nhằm tìm ra những cơ hội đạt được, những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính, năng lực tín dụng của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: rủi tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những phản ứng chậm trễ.

Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra.

1.1.1.4. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại:


Tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ bản, thường xuyên và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề. Rủi ro tín dụng không những do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng, mà còn do khách hàng gây ra. Vì vậy rủi ro tín dụng của ngân hàng không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế.

Đối với bản thân ngân hàng, khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới nguy cơ phá sản


ngân hàng. Vì vậy việc quản trị ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.

Đối với nền kinh tế, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM không chỉ quan trọng đối với chính ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

1.1.1.5. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II:


Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý hoạt động tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí cho ngân hàng.

Nói một cách cụ thể hơn thì quản trị rủi ro tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho kinh doanh của ngân hàng, bằng các chính sách, các biện pháp quản lý hoạt động tín dụng một cách khoa học và hiệu quả. Ngoài ra, quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước và pháp luật.

Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II:


Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng. Các nguyên tắc này trên


thực tế đã và đang trở thành những tiêu chuẩn mang tính thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trên toàn thế giới.

Nhóm thứ nhất gồm các nguyên tắc thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp, bao gồm ba nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ (ít nhất mỗi năm một lần) đánh giá chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược này cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng của ngân hàng với mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng.

Nguyên tắc 2: Ban điều hành của ngân hàng cần có trách nhiệm thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng đã được phê duyệt bởi hội đồng quản trị và xây dựng chính sách, thủ tục để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách và thủ tục này cần phải giải quyết rủi ro tín dụng trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, ở cả cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.

Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được HĐQT phê duyệt.

Nhóm thứ hai gồm các nguyên tắc hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh, bao gồm bốn nguyên tắc:

Nguyên tắc 4: Các tiêu chí cấp tín dụng của ngân hàng phải rò ràng, và phải chỉ rò thị trường mục tiêu. Đồng thời, Ngân hàng phải hiểu biết rò về khách hàng vay vốn cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng.

Việc xây dựng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh, được xác định rò ràng là cực kỳ quan trọng để phê duyệt tín dụng. Các tiêu chí này cần xác định rò đối tượng khách

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí