Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Cbql 40144

- Về nội dung triển khai phát triển nguồn CBQL, từng bước cần có quan tâm thích đáng đến kỹ năng lãnh đạo quản lý, chú trọng tạo môi trường phát triển cá nhân, hài hòa công việc và cuộc sống cho nhân viên như Nhật Bản và Singapore hiện nay.


DNNVV của Việt Nam cần xây dựng kế hoạch hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý cùng với sử dụng chuyên gia trong các lĩnh vực, đẩy mạnh sự hợp tác để tranh thủ sự giúp đỡ của đội ngũ trí thức, các chuyên gia và Việt kiều đang làm việc tại nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nhân lực.


* Về tổ chức, bộ máy và quản lý


- Quản lý phát triển nguồn CBQL cần được thực hiện đồng bộ, các cơ sở đào tạo được đầu tư và trực tiếp chỉ đạo để tham gia chặt chẽ cùng các đơn vị trong triển khai thực hiện phần lớn các hoạt động đào tạo.


- Cần xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về năng lực cho từng chức danh, vị trí công tác ở các cấp và có chính sách bồi dưỡng về kỹ năng quản lý gắn với đề bạt, sử dụng nhân lực theo cấp bậc và tiêu chuẩn năng lực.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Phát triển nguồn CBQL là một hoạt động của phát triển NNL. Phát triển nguồn CBQL là tổng thể các hoạt động có kế hoạch, có tính hệ thống nhằm đảm bảo số lượng (đảm bảo định mức lao động), nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người quản lý.


Chương 2 của Luận án đã trình bày các khái niệm liên quan đến phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV như NNL, nguồn CBQL, phát triển NNL và nguồn CBQL... Trong phần này, tác giả đã chỉ ra và phân tích về mặt lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV đó là: Chính sách vĩ mô, Quan điểm của lãnh đạo, Chiến lược SXKD, Khả năng tài chính, Mô hình và cơ cấu tổ chức. Chương này cũng làm rõ các nội dung phát triển nguồn CBQL (phát triển về quy mô, cơ cấu, đặc biệt là chất lượng nguồn CBQL hiện có thể hiện ở năng lực

làm việc theo vị trí) và các hoạt động chủ yếu của phát triển nguồn CBQL. Thứ nhất là kế hoạch hóa nguồn CBQL (mục đích là dự báo nguồn CBQL trong tương lai cho DN). Thứ hai là đào tạo nguồn CBQL gồm các hoạt động chủ yếu là: dự báo nhu cầu đào tạo, thực hiện đào tạo, đánh giá đào tạo. Thứ ba là phát triển cá nhân CBQL và đề bạt cán bộ sau khi thực hiện phát triển.


Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn CBQL của các nước trên thế giới như Nhật Bản và các nước trong khối ASEAN (Singapo, Thái Lan), các bài học vận dụng cho phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV là: đánh giá nguồn CBQL hiện có và công tác hoạch định phát triển nguồn CBQL có vai trò quan trọng, trong đó cần xây dựng và công bố chiến lược, các chính sách phát triển nguồn CBQL, cần chú trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên với các hình thức khác nhau và tổ chức bộ máy quản lý một cách có hệ thống, chặt chẽ.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được mô hình hóa qua sơ đồ sau:


Tổng quan các công trình nghiên cứu


Hệ thống hóa lý thuyết


Làm rõ các nguyên nhân kìm hãm phát triển nguồn CBQL

Khảo sát về số lượng nguồn CBQL hiện có

Thực trạng nguồn CBQL

trong các

DNNVV

Khảo sát về chất lượng nguồn CBQL hiện có

Các nhân tố ảnh hưởng

- Chính sách vĩ mô

- Chiến lược SXKD

- Quan điểm của lãnh đạo

- Khả năng tài chính

Các hoạt động thực hiện phát triển nguồn CBQL hiện nay trong các DNNVV

- Kế hoạch hóa nguồn CBQL

- Đào tạo CBQL

- Phát triển cá nhân CBQL

- Đề bạt CBQL

Làm rõ yêu cầu về

- Số lượng CBQL

- Năng lực thực hiện công việc của CBQL

- Cơ cấu nguồn

CBQL

Nội dung phát triển nguồn cán bộ quản lý:

- Về số lượng

- Về chất lượng

- Về cơ cấu nguồn hợp lý

Khảo sát về cơ cấu nguồn CBQL hiện có

Thiết kế bảng hỏi để phỏng vấn



Làm rõ những hạn chế trong thực hiện phát triển nguồn CBQL

Đưa ra các giải pháp phát triển nguồn CBQL

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu


Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển nguồn CBQL và các nhân tố tác động đến phát triển nguồn CBQL của các DNNVV trong ngành SX TACN. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp từ số liệu báo cáo của ngành; phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nguồn dữ liệu được thu thập từ một số tài liệu thứ cấp: báo cáo của ngành, tạp chí chuyên ngành, sách, báo, tài liệu hội thảo... và nguồn dữ liệu sơ cấp.


3.1.2.1. Nghiên cứu định tính


Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá: nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với một số chủ DN và các CBQL của DN để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo sơ bộ về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn CBQL và thực trạng phát triển nguồn CBQL. Phương pháp này được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu theo một nội dung được chuẩn bị trước.


Các thông tin cần thu thập: Xác định xem những người được phỏng vấn đưa ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển nguồn CBQL? Theo họ, nhân tố nào tác động lớn nhất và họ cần những hỗ trợ gì từ các chính sách của Nhà nước?


Theo lý thuyết có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn CBQL: Chính sách Nhà nước, chiến lược SXKD, quan điểm lãnh đạo, khả năng tài chính, văn hóa doanh nghiệp, quản lý NNL, công nghệ SX, công nghệ quản lý...Tuy nhiên xét trên thực tế hoạt động SXKD của các DNNVV trong ngành SX TACN, chủ các DN nhận định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển nguồn CBQL là: Chiến lược SXKD; Quan điểm lãnh đạo; Khả năng tài chính.


Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi được phát đi để thu thập số liệu sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia (các nhà nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới phát triển NNL cho DN) và thu thập thử để kiểm tra cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày.

3.1.2.2. Nghiên cứu định lượng


Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát một số (theo mẫu chọn ngẫu nhiên n = 75) chủ/giám đốc và CBQL của DNNVV chủ yếu ở Hà nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương... bằng bảng câu hỏi chi tiết. Chọn mẫu 75 DNNVV SX TACN nuôi tập trung chủ yếu tại miền Bắc Việt nam là đủ mang tính đại diện cho ngành SX TACN vì:


- Phương thức hoạt động của các DNNVV SX TACN hai miền Nam, Bắc là tương đối giống nhau. Tuy các DNNVV miền Nam có lợi thế hơn so với các DNNVV miền Bắc về nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào hơn và đầu ra là các trang trại chăn nuôi công nghiệp cũng phát triển sớm hơn nhưng nhìn chung các DNNVV của cả nước vẫn gặp những khó khăn giống nhau trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng; công nghệ SX; quản lý chất lượng sản phẩm; năng lực CBQL...


- Theo số liệu thống kê của Cục chăn nuôi được tổng hợp trong bảng 4.3 của luận án, tổng số DNNVV TACN trong nước của miền Bắc là 106 DN, chiếm 44,4% số DNNVV trong toàn ngành.


3.2. Nghiên cứu chính thức


3.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát


Phiếu khảo sát được thực hiện trên cơ sở thang đo đã chọn thông qua việc tham khảo ý kiến chuyên gia, tổng hợp từ lý thuyết, tài liệu “Kế hoạch phát triển và quản lý NNL viện nghiên cứu hải sản” trong khuôn khổ thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển ngành hải sản giai đoạn 2 năm 2008 [52] của Viện nghiên cứu hải sản, luận án Tiến sĩ của Lê Thị Mỹ Linh năm 2009 [10] và bản thảo luận nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành SX TACN. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh cho phù hợp. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm được

sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý với nhận định đưa ra (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Tạm đồng ý, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý).


Nghiên cứu khảo sát hoạt động phát triển nguồn CBQL và các nhân tố ảnh hưởng trong các DNNVV của ngành SX TACN tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam gồm 7 thành phần với 77 biến quan sát.


Để tổng hợp kết quả về năng lực thực hiện nhiệm vụ của CBQL các cấp bao gồm năng lực tư duy, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và năng lực giao tiếp ứng xử trong quá khứ (5 năm gần nhất) và tương lai (5 năm tới), bảng hỏi này vẫn được sử dụng để các chủ DN/giám đốc DN, phó giám đốc DN, trưởng các phòng ban chức năng đánh giá. Từ đó sẽ tính toán được sự thay đổi về năng lực thực hiện nhiệm vụ của nguồn CBQL trong quá khứ và yêu cầu đòi hỏi về các năng lực cần phải thay đổi trong tương lai.


3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo


Dữ liệu về đối tượng là chủ DN/giám đốc DN, phó giám đốc DN, trưởng các phòng ban chức năng trong các DNNVV của ngành SX TACN tại miền Bắc Việt Nam. Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 150 phiếu. Tổng số phiếu khảo sát thu về là 90 phiếu. Số phiếu hợp lệ có thể sử dụng là 75 phiếu.


Hệ số Cronbach’s Alpha là thông số để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu gồm một bộ dữ liệu của các khái niệm. Kết quả phân tích dựa trên hệ số Cronbach Alpha là xác định độ phù hợp thang đo các biến, hệ số tương quan biến- tổng (cho biết sự tương quan của biến quan sát đối với các biến còn lại trong bộ thang đo) của chúng. Chỉ giữ lại những thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6, nhận định này được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2004)). Nunnally và Berstein (1995) cho rằng: hệ số Cronbatch Alpha từ 0.8 đến 1 thì thang đo là rất tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu còn mới đối với người trả lời.

3.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn CBQL


a) Chiến lược SXKD


Chiến lược SXKD của DN được đo bằng 3 câu hỏi. Để kiểm định sự phù hợp của các câu hỏi, tác giả phân tích độ tin cậy trong bảng 3.1 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.899. Với giá trị này, các câu hỏi dùng để đo “Chiến lược và kế hoạch SXKD của DN” có độ tin cậy cao.


Bảng 3.1: Kết quả Cronbach’s Alpha của Chiến lược SXKD


Cronbach’s Alpha

Câu hỏi

Số lượng câu hỏi

0.899

II.A.1 – II.A.3

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam - 8


(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)


b) Quan điểm của lãnh đạo


Quan điểm của lãnh đạo được đo bằng 7 câu hỏi. Bảng 3.2 dưới đây trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy của các câu hỏi đó:


Bảng 3.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của Quan điểm lãnh đạo


Cronbach’s Alpha

Câu hỏi

Số lượng câu hỏi

0.906

II.B.1 – II.B.7

7



cao.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)

Với hệ số Cronbach’s Alpha = 0.906, 7 câu hỏi được sử dụng có độ tin cậy rất


c) Khả năng tài chính


Để đo “Khả năng tài chính”, 3 câu hỏi đã được lựa chọn. Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha là 0.709. Với kết quả này, 3 câu hỏi đó có đủ độ tin cậy.

Bảng 3.3: Kết quả Cronbach’s Alpha của Khả năng tài chính


Cronbach’s Alpha

Câu hỏi

Số lượng câu hỏi

0.709

II.C.1 – II.C.3

3


(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)


3.2.2.2. Nội dung và các hoạt động phát triển nguồn cán bộ quản lý trong doanh nghiệp


a) Đánh giá nguồn cán bộ quản lý


Năng lực thực hiện nhiệm vụ của nguồn CBQL được chia làm 3 nhóm. Bảng

3.4 dưới đây là kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của tổng cộng 36 câu hỏi được đưa ra.


Bảng 3.4: Kết quả Cronbach’s Alpha của Năng lực thực hiện nhiệm vụ của nguồn CBQL


STT

Nội dung

Cronbach’s Alpha

Câu hỏi

Số lượng câu hỏi

1

Cán bộ quản lý cấp cao

0.933

III.A.1 – III.A.14

14

2

Cán bộ quản lý cấp trung

0.874

III.A.15 – III.A.30

16

3

Cán bộ quản lý cấp cơ sở

0.788

III.A.31 – III.A.36

6


(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)


Kết quả phân tích độ tin cậy trong bảng 3.5 ở trên cho chúng ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha rất cao, từ 0.788 đến 0.933. Vì vây, tất cả các câu hỏi để đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của nguồn CBQL của DN theo 3 nhóm (cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở) có thể sử dụng được.

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí