- Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Sau nhiều lần điều chỉnh ranh giới, diện tích của VQG Tam Đảo hiện nay là: 32.877,3ha theo Quyết định số 1520/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt "Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tam Đảo giai đoạn 2010-2020”.
3.1.2. Địa hình, địa thế
Địa hình của VQG Tam Đảo là đồi thấp và núi trung bình, thuộc cánh cung sông Chảy, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (cánh cung này có phần đuôi chụm lại ở Tam Đảo), gồm trên 20 đỉnh núi có độ cao trên 1.000m. Đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc là ranh giới giữa 3 tỉnh với độ cao 1.592m so với mực nước biển. Các đỉnh núi ở Tam Đảo khá nhọn, được nối với nhau bằng những đường dông gầy và đổ xuống vùng đồng bằng sông Hồng.
Như vậy, địa hình VQG Tam Đảo thuộc loại vùng đồi thấp, núi trung bình, mức độ chia cắt phức tạp, tạo nên sự đa dạng về hệ động, thực vật và là điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại của các cánh rừng đến ngày nay ít bị phá huỷ. Tuy nhiên, địa hình hiểm trở cũng gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trong việc tuần tra, kiểm tra, đánh giá các nguồn tài nguyên rừng.
3.1.3. Địa chất
Tam Đảo được xem là dãy núi trẻ, quá trình bào mòn địa chất tự nhiên còn chưa lâu. Nền địa chất có lịch sử nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ Triat và chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin.
Trong VQG Tam Đảo, đá mẹ thuộc hai nhóm chính là đá macma axit và đá biến chất với các loại chính như Riolite, Daxit, Granit... đôi chỗ còn lẫn Phiến thạch sét, Sa thạch, Diệp thạch. Thành phần khoáng trong đá có nhiều Thạch anh, Muscovic… nên đá trơ, khó phong hoá triệt để. Sự đa dạng về đá mẹ và quá trình phong hoá phức tạp đã tạo ra nhiều loại đất khác nhau.
3.1.4. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
a. Đặc điểm khí hậu
VQG Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và phân ra mùa mưa, mùa khô khá rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7 và 8. Lượng mưa bình quân năm 1.603mm ở sườn Tây và 2.630mm ở sườn Đông vùng cao trên 700m; số ngày mưa trung bình trong năm 160- 170 ngày. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với đặc trưng giá lạnh và có sương mù.
Nhiệt độ bình quân năm 180C ở độ cao trên 700 m và 230C ở chân núi; Độ
ẩm tương đối bình quân năm trong khu vực từ 80% - 87% và tổng số giờ nắng bình quân năm 1.400 giờ. Bình quân có 140 ngày có sương mù trong năm ở độ cao trên 700 m, ở chân núi số ngày có sương mù ít hơn. Bình quân 2-3 ngày có sương muối
trong năm nhưng đôi khi kéo dài 3 đến 5 ngày. Gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (mùa khô) và gió mùa Đông Nam (mùa mưa). Cường độ gió nhẹ khoảng 2,5m/s, vào các tháng 4 - 6 trong năm đôi khi gió Tây khô nóng xuất hiện. Gió bão và mưa đá cũng xuất hiện, gây thiệt hại đến rừng và sản xuất, kinh doanh.
b. Hệ thống thuỷ văn
Trong khu vực có hai hệ thống sông chính là: Sông Phó Đáy ở phía Tây và Sông Công ở phía Đông. Đường phân thuỷ của hai hệ thống sông trên chính là dông núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê (huyện Bình Xuyên). Hai hệ thống sông nói trên có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều, chảy mạnh về mùa mưa, còn mùa đông nước cạn. Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống hai sông chính như chân rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng. Đặc điểm này rất thích hợp cho việc xây dựng các đập chắn nước tạo hồ phục vụ cho đồng ruộng và xây dựng hồ thuỷ điện nhỏ. Mật độ suối trung bình 2km/100ha nhưng vào mùa mưa thường gây ra lũ quét, lũ ống, lở sạt đất do độ dốc cao và nền đá Sa thạch, Diệp thạch. Ngoài ra còn có một số hồ (Xạ Hương, Thanh Lanh, Làng Hà...) có tác dụng điều hòa khí hậu và tạo những cảnh quan đẹp.
Chế độ thuỷ văn được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8. Lũ thường tập trung nhanh và rút cũng rất nhanh. Sự phân phối dòng chảy rất khác biệt giữa hai mùa.
3.1.5. Đất đai, thổ nhưỡng:
Theo kết quả phúc tra tài nguyên đất và hiện trạng thảm rừng năm 2010, tổng diện tích của VQG Tam Đảo là 32.877,3 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 28.742,4 ha và đất không có rừng cùng các loại đất khác là 8.145,6 ha.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất VQG Tam Đảo
Diện tích năm 2010 (ha) | Tỷ lệ (%) | |
Tổng diện tích tự nhiên | 32.877,3 | 100 |
A. Đất nông nghiệp | 32.753,1 | 99,6 |
I. Đất có rừng | 28.742,4 | 87,4 |
1.1. Rừng tự nhiên | 23.214,1 | |
1.2. Rừng trồng | 5.528,3 | 16,8 |
II. Đất chưa có rừng | 3.643,7 | 11,1 |
III. Đất cây NN | 367,0 | 1,1 |
B. Đất phi nông nghiệp | 124,2 | 0,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Các Vườn Quốc Gia
- Đánh Giá Thực Trạng Du Lịch Sinh Thái Tại Vqg Tam Đảo
- Sơ Đồ Phỏng Vấn Các Hộ Dân Xã Tam Quan
- Sơ Đồ Tuyến Và Bảng Thông Tin Các Tuyến Dlst (Hà, 2016)
- Biến Động Lượng Du Khách Đến Vqg Tam Đảo Theo Các Tháng Trong Năm
- Thả Rùa Núi (Tang Vật Vi Phạm) Về Với Tự Nhiên (Vqg Tam Đảo, 2014)
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tam Đảo giai đoạn 2010-2020
*Thổ nhưỡng: Do điều kiện tự nhiên và quá trình phân hoá, VQG Tam Đảo hình thành 4 loại đất chủ yếu như sau:
- Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi cao phát triển trên đá Axit Rionit, Daxít, đá biến chất như Diệp thạch, Phiến thạch và Sa thạch; diện tích khoảng 9.000 ha chiếm 27,3% diện tích; phân bố ở độ cao từ 700 m đến 1.592 m; thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình.
- Đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Axit hoặc đá Biến chất, diện tích 9.292 ha chiếm 28,2%; phân bố ở độ cao từ 100 m đến 700 m; thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.
- Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Phiến thạch sét, Phiến thạch mica, Sa thạch; có diện tích 13.259 ha lớn nhất, chiếm 40,3%; thường ở độ cao 100
- 7000 m; thành phần cơ giới nhẹ.
- Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa và đất dốc tụ lại, phân bố ở chân núi hay sườn núi gần các bản làng; diện tích 8.991 ha, chiếm 17,8%; thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ [3].
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số, lao động và đời sống nhân dân
Vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo có dân số trên 78.000 người, chất lượng dân số đã dần được cải thiện; tuổi thọ trung bình người dân được nâng lên. Dân số trong độ tuổi lao động là 37.754 người. Tỷ lệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề tăng từ dưới 30% năm 2010, lên 48% năm 2015.
Tuy là một huyện có tiềm năng phát triển du lịch nhưng Tam Đảo vẫn là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 36,05 triệu đồng/năm thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của tỉnh (67,1 triệu đồng/năm); tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ lệ 6,85% năm 2015 [21]
b. Tình hình phát triển các ngành kinh tế
- Sự tăng trưởng của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện Tam Đảo với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi các yếu tố thời tiết khí hậu. Những thế mạnh đó đã được chú trọng khai thác trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập huyện đến nay. Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 80,64%, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích lớn, với 14.618,35 ha, chiếm 61,97% diện tích đất tự nhiên và 76,85% diện tích đất nông, lâm nghiệp.
- Tăng trưởng của các ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ, trước hết là ngành du lịch có lịch sử phát triển khá lâu, có yếu tố lịch sử do sự đầu tư từ thời Pháp và chiếm tỷ trọng cao thứ hai, sau nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung toàn huyện và đang có chiều hướng phát triển khá tốt. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ có tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm [23]
c. Y tế, giáo dục và đào tạo
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được huyện đầu tư nâng cấp. Đến năm 2015, cơ sở vật chất của ngành y tế huyện Tam Đảo đã có 01 Trung tâm y tế huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực và 09 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số135 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế: 172 người, trong đó có 22 bác sỹ, đảm bảo 100% số trạm y tế ở các xã, thị trấn có bác sỹ.
Hệ thống giáo dục được hình thành ở tất cả các cấp học bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, với 42 đơn vị trường học, gồm: 1.037 giáo viên và cán bộ quản lý, với trên 15.800 học sinh [21].
d. Yếu tố truyền thống, dân tộc và tôn giáo:
Trên địa bàn huyện Tam Đảo, dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân số của huyện, các dân tộc khác chiếm một phần rất nhỏ. Phân theo cơ cấu dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 57,79%, dân tộc Sán Dìu chiếm 41,76%, các dân tộc khác chỉ chiếm 0,45%.
Huyện Tam Đảo có 110 di tích lịch sử văn hoá với 27 đình, 34 đền, 35 chùa, 7 miếu, 5 di tích cách mạng và Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên (có 06 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh và 01 di tích xếp hạng Quốc gia). Trên địa bàn huyện Tam Đảo có 33 lễ hội lớn, nhỏ, một số lễ hội tiêu biểu có sức thu hút khách du lịch như Lễ hội Tây Thiên, Hội Vật Làng Hà [23].
Chương IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo
4.1.1. Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động du lịch sinh thái
* Về cơ cấu tổ chức
Phòng Tổ chức - Hành chính (10 người)
Các phòng chức năng
Phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế (4 người)
Các đơn vị trực thuộc
Cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Tam Đảo như sau:
Ban Giám đốc (3 người)
Phòng Kế hoạch - Tài chính
(7 người)
Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ (4 người)
Hạt Kiểm lâm
(60 người)
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức Vườn quốc gia Tam Đảo
VQG Tam Đảo có 03 phòng chức năng và 02 đơn vị trực thuộc. Tính đến hết năm 2016, tổng số cán bộ, viên chức trong toàn Vườn có 88 người. Trong đó: Nam: 77 người = 87,5%, Nữ: 11 người = 12,5%
Chia theo trình độ chuyên môn: Cán bộ trên đại học: 08 người = 9,1%, Cán bộ đại học, cao đẳng: 52 người = 59,1 %, Cán bộ trung cấp: 20 người = 22,7%, sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo: 08 người = 9,1 %.
* Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của VQG Tam Đảo:
Vườn quốc gia Tam Đảo (gọi tắt là Vườn) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, cứu hộ, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái thuộc phạm vi được giao quản lý và theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Vườn đồng thời là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, điều hành toàn bộ hoạt động của Vườn, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và trước pháp luật về hoạt động của Vườn. Phó giám đốc Vườn giúp Giám đốc Vườn theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Giám đốc Vườn và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Vườn, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị trực thuộc VQG Tam Đảo có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho Giám đốc Vườn xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án phát triển dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái của Vườn và tổ chức thực hiện. Tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, cứu hộ, bảo tồn và phát triển rừng;
- Tổ chức thực hiện và liên doanh, liên kết cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo quy hoạch và quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng ký kết.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, môi trường, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn rừng cho du khách và cộng đồng dân cư quanh Vườn; kiểm tra và thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách du lịch.
* Về nguồn nhân lực hoạt động du lịch sinh thái
Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ có 01 Phó Giám đốc, 02 cán bộ kỹ thuật và 01 kế toán đều lấy từ các ngành nghề khác chuyển sang như: Kiểm lâm, kế toán,… Lực lượng cán bộ mỏng cộng với nguồn kinh phí hạn hẹp nên các hoạt động du lịch ít được đầu tư. Những năm trước, Trung tâm chủ yếu tập trung vào công tác giáo dục môi trường và bảo tồn, nhân giống một số loài như Trà hoa vàng, Đỗ quyên …
Mặc dù cán bộ Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ rất am hiểu về tài nguyên thiên nhiên của Vườn nhưng do không được đào tạo cơ bản về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng nên quá trình triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ của cán bộ Trung tâm còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc hướng dẫn, giới thiệu tài nguyên của Vườn cho du khách nước ngoài. Do vậy, những hướng dẫn viên ở Trung tâm GDMT & DV mới chỉ đóng vai trò là người dẫn đường chứ chưa phải là một hướng dẫn viên thực thụ.
Đánh giá chung: Như vậy, hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường do Ban Giám đốc Vườn quản lý, chỉ đạo và giám sát trực tiếp, đây là một
điều rất thuận lợi trong quá trình triển khai, thực hiện hoạt động phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Lực lượng cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học tại Vườn chiếm tỷ lệ trên 68%. Đây là lực lượng mạnh để Vườn hoàn thành tốt chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, Trung tâm GDMT & DV của Vườn đang thiếu cán bộ chuyên môn được đào tạo về du lịch để phát triển hoạt động du lịch, du lịch sinh thái tại Vườn một cách bài bản, chuyên sâu.
4.1.2. Hoạt động khai thác các tuyến du lịch sinh thái
4.1.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ DLST
Hình 4.2. Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ (Hà, 2016)
Trong những năm qua, Vườn quốc gia Tam Đảo đã quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch, bao gồm:
a. Hệ thống đường bộ
Do có đầu tư của Nhà nước, địa phương và các tổ chức quốc tế, VQG Tam Đảo đã tích cực xây dựng hệ thống đường tuần tra bảo vệ, đường nội bộ ....và tham gia mạnh mẽ vào xây dựng đường dân sinh ở vùng đệm.
b. Hệ thống điện, cấp, thoát nước
- Toàn bộ các xã trong vùng đệm và ở VQG đều có điện sử dụng thông qua mạng lưới phân phối điện là các trạm hạ thế và mạng lưới đường dây. Một số thôn, bản sát chân núi Tam Đảo còn có nguồn thuỷ điện nhỏ do các hộ gia đình tự xây dựng để cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày như thắp sáng, xem tivi…
- Khu nghỉ mát Tam Đảo: Nguồn nước hiện đang khai thác từ 3 nguồn chính: Khe Máng Chì, Hồ Xanh và các nguồn nước mưa hỗ trợ. Các khu dân cư khác: Nhân dân trong vùng chủ yếu sử dụng nước cho sinh hoạt từ giếng đào. Chất lượng nước, trữ lượng nước từ các giếng đào phụ thuộc vào địa chất, nguồn nước ngầm nơi đào giếng. Nhìn chung, các giếng nước đào và nguồn nước mặt đang sử
dụng có trữ lượng thấp, thường không đủ vào mùa khô, nước chưa được xử lý, chất lượng chưa tốt.
- Xung quanh chân núi Tam Đảo có nhiều hồ vừa, nhỏ như hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà,… với tổng dung tích khoảng 30 triệu m3. Bên cạnh đó, VQG Tam Đảo còn tự xây dựng một vài hồ nhỏ phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho cán bộ nhân viên và đảm bảo các hoạt động khác như phòng cháy, chữa cháy rừng, cấp nước cho Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam...
c. Các công trình khác
- Tại Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ đã bố trí khu vực Trường rừng có thể coi là Trung tâm du khách.
- Khu vực diễn giải môi trường, diện tích khoảng 2 ha là nơi tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
- Nhà hàng ăn uống: Vườn có 01 nhà ăn với sức chứa 100 người phục vụ chung cho cán bộ nhân viên và du khách với giá cả hợp lý, phòng ăn sạch sẽ, đảm bảo.
- Phòng nghỉ: Vườn có một số nhà nghỉ mini với khoảng 10 phòng nghỉ để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách. Tuy nhiên, phòng nghỉ chưa thực sự tiện nghi, sang trọng để phục vụ phân khúc khách du lịch cao cấp.
- 01 nhà thi đấu là khu thể thao phục vụ chung cho cán bộ công nhân trong vườn và du khách; 01 sân bãi phục vụ cho hoạt động đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ của du khách; 01 Vườn thực vật; 01 nhà truyền thống là nơi lưu giữ, trưng bày và giới thiệu về văn hóa bản địa của các dân tộc trong vùng đệm của Vườn quốc gia và một số tiêu bản, mẫu vật.
- Hệ thống đường mòn sinh thái được tu bổ hàng năm. Trên đầu tuyến du lịch có sơ đồ chung, biển chỉ dẫn và bảng thông tin. Có sàn nghỉ chân, thùng rác đặt dọc tuyến đường mòn du khách.
Đánh giá chung: Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Tam Đảo còn nghèo nàn nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Một số hạng mục khác phục vụ nhu cầu giải trí của khách du lịch còn thiếu như phòng hát, sân tennis, bể bơi... Chưa có khu dịch vụ bán hàng lưu niệm, dụng cụ du lịch (lều trại, giày mũ đi rừng....) cho du khách. Do cơ sở vật chất và dịch vụ của Vườn còn hạn chế nên chưa thu hút được nhiều khách đến tham quan. Phần lớn khách du lịch đến VQG Tam Đảo tham quan đều ăn, nghỉ tại các nhà hàng, khách sạn và khu vui chơi của thị trấn Tam Đảo.
4.1.2.2. Các tuyến du lịch sinh thái và các loại hình du lịch
a. Các tuyến DLST hiện đang được khai thác
Trước đây, Vườn quốc gia Tam Đảo phối hợp với dự án GTZ xây dựng 07 tuyến DLST và đăng trên trang Web: http://www.tamdaonp.com.vn/. Tuy nhiên, sau