+ Về môi trường du lịch: trên 90% du khách đánh giá người dân địa phương thân thiện, môi trường an toàn. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, giá cả ở Tam Đảo cao, vẫn còn hiện tượng "chặt, chém" du khách vào mùa du lịch.
c. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch:
Du lịch Tam Đảo mang tính "mùa vụ" rất rõ nét do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu á nhiệt đới ở khu vực phía Bắc và những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như "mùa" lễ hội; "mùa" nghỉ hè của học sinh, sinh viên; "mùa" du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại dương. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.4: Biến động lượng du khách đến VQG Tam Đảo theo các tháng trong năm
(Số liệu cụ thể tại Phụ biểu số 04)
Theo kết quả thống kê của Trung tâm GDMT&DV, lượng khách du lịch đến VQG Tam Đảo tập trung đông nhất từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, chiếm khoảng trên 80% lượng khách đến tham quan do thời điểm này trùng vào kỳ thực tập của sinh viên và kỳ nghỉ hè của học sinh. Qua việc nắm bắt tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, thời kỳ tập trung đông khách, nhà quản lý điều hành hoạt động du lịch sẽ có biện pháp điều tiết lượng khách một cách hợp lý, tránh những tác động đến môi trường, cảnh quan do du lịch gây nên.
4.1.3. Đánh giá sức chứa của các tuyến du lịch đang được khai thác tại VQG Tam Đảo.
Việc tính toán sức chứa của khu du lịch nhằm đánh giá khả năng mà khu du lịch này có thể tiếp nhận được về lượng khách, rác thải, nước thải và những tác động mà hoạt động du lịch có thể gây ra đối với các môi trường, sinh vật và cuộc sống người dân khu vực xung quanh. Vì vậy, việc tính toán sức chứa cho khu du lịch sinh thái là rất cần thiết nhằm phục vụ cho phát triển du lịch tại địa phương, hướng sự phát triển của các khu du lịch sinh thái này theo hướng bền vững.
Đặc điểm riêng của từng tuyến du lịch và các nhân tố ảnh hưởng được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.4. Đặc điểm các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo
Tên tuyến DLST | Chiều dài tuyến (m) | Quãng đường có độ dốc > 10% | Thời gian TB cho 1 lần tham quan của du khách (giờ) | Số giờ mây mù, mưa ẩm, (giờ/năm) | Số giờ nắng gắt (giờ/năm) | Số nhóm tối đa có thể tham quan cùng 1 lúc (nhóm) | |
1 | Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - Đát phong lan | 1.500 | 500 | 2 | 2.000 | 14 | |
2 | Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo Rừng Ma Ao dứa | 8.600 | 800 | 6 | 2.000 | 79 | |
3 | Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - 3 đỉnh | 6.000 | 4200 | 8 | 2.000 | 55 | |
4 | VQG Tam Đảo - Trung tâm cứu hộ Gấu | 2.000 | 4 | 500 | 180 | 19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Phỏng Vấn Các Hộ Dân Xã Tam Quan
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Tại Vqg Tam Đảo
- Sơ Đồ Tuyến Và Bảng Thông Tin Các Tuyến Dlst (Hà, 2016)
- Thả Rùa Núi (Tang Vật Vi Phạm) Về Với Tự Nhiên (Vqg Tam Đảo, 2014)
- Cổng Trời, Thị Trấn Tam Đảo Núi (Nguồn Ảnh: Vqg Tam Đảo)
- Giải Pháp Về Bảo Vệ Phát Triển Rừng, Quản Lý Tài Nguyên Du Lịch
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Trên cơ sở áp dụng công thức tính của nhà khoa học A.M.Cifuentes và H.Ceballos-Lascurain, đề tài thu được kết quả như sau:
Bảng 4.5. Kết quả tính sức chứa của các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo
Tên tuyến | Sức chứa tự nhiên/ngày (người/ngày) | Sức chứa thực tế/ngày (người/ngày) | Sức chứa tự nhiên/năm (người/năm) | Sức chứa thực tế/năm (người/năm) | |
1 | Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - Đát phong lan | 687 | 129 | 250.755 | 47.085 |
2 | Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo Rừng Ma Ao dứa | 1264 | 924 | 461.360 | 337.260 |
3 | Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - 3 đỉnh | 924 | 256 | 337.260 | 93.440 |
4 | VQG Tam Đảo - Trung tâm cứu hộ Gấu | 476 | 389 | 11.424 | 9.336 |
Cộng | 3.351 | 1.698 | 1.060.799 | 487.121 |
Biểu đồ 4.5. Sức chứa thực tế và sức chứa tự nhiên của các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo
Kết quả điều tra, tính toán cho thấy, các tuyến DLST đang được khai thác tại Vườn quốc gia Tam Đảo có thể chứa số khách tối đa hay có sức chứa tự nhiên là 1.060.799 người/năm. Tuy nhiên, do sức chứa còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện cụ thể của các tuyến như độ dốc đường đi, số ngày bất lợi cho khách tham quan nên các tuyến DLST tại Vườn quốc gia Tam Đảo có sức chứa thực tế là 487.121 người/năm.
So sánh sức chứa thực tế với lượng khách đến VQG Tam Đảo tham quan trong những năm gần đây, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.6. Lượng khách đến VQG Tam Đảo qua các năm và sức chứa thực tế của các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo
Như vậy, lượng khách tham quan bình quân hàng năm trên các tuyến (14.135 người) chỉ bằng 2,9% so với sức chứa thực tế. Qua đó có thể thấy tiềm năng về sức chứa của các tuyến trên Vườn còn rất lớn. Do vậy, Vườn cần có các biện pháp khai thác triệt để tiềm năng về sức chứa để tăng thêm nguồn thu.
4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo
4.2.1. Hiệu quả kinh tế
a. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Từ năm 2014, VQG Tam Đảo bắt đầu tổ chức thu phí tham quan và có số liệu thống kê đầy đủ về lượng khách đến tham quan hàng năm. Doanh thu du lịch của VQG Tam Đảo được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.6. Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo
Tổng số lượng khách | Doanh thu (triệu đồng) | Tốc độ tăng trưởng (%) | |
2014 | 10.234 | 204,68 | 100 |
2015 | 15.434 | 308,68 | 96,92 |
2016 | 16.737 | 334,74 | 6,54 |
Bình quân năm | 14.135 | 282,70 | 67,71 |
(Nguồn: TT GDMT&DV - VQG Tam Đảo)
Qua bảng trên cho thấy, doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 67,71%. Tuy
nhiên, doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo rất đơn điệu, chỉ bao gồm vé tham quan với số tiền thu là 20.000 đ/khách (căn cứ thu vé tham quan theo quy định tại Thông tư số 126/2012/TT-BTC ngày 07/8/2012 của Bộ Tài chính và văn bản số 2065/TCLN-BTTN ngày 31/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp). [4],[24]
b. Tăng nguồn thu nhập cho người dân
Đa số người dân vùng đệm VQG Tam Đảo còn nghèo, thu nhập thấp, người dân chủ yếu hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Trong 7 xã vùng đệm của VQG Tam Đảo có 3 xã tập trung nhiều hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch là xã Đại Đình, Thị trấn Tam Đảo và xã Hồ Sơn, nhờ vậy cuộc sống của người dân cũng khá hơn, thu nhập tăng cao.
Thu nhập bình quân từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ, dao động trong khoảng từ 3-10 triệu đồng/tháng. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.7. Cơ cấu thu nhập của các hộ hoạt động dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ
Biểu đồ 4.8. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ bán hàng tạp hóa, lưu niệm
Biểu đồ 4.9. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ dịch vụ chở khách, dẫn đường
Biểu đồ 4.10. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ sản xuất nông lâm nghiệp
Qua các biểu đồ trên cho thấy, nhóm hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ có thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các hộ kinh doanh dịch vụ còn lại.
Đa số hộ kinh doanh dịch vụ bán hàng là những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, chưa mở rộng đầu tư và chưa có sự liên kết với các nhà quản lý, điều hành tour du lịch cũng như các nhà hàng, khách sạn. Do vậy, số hộ có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng chỉ chiếm tỷ lệ 54,55%.
Nhóm hộ sản xuất nông lâm nghiệp và chở khách, dẫn đường có thu nhập thấp hơn cả. Một số hộ sản xuất nông lâm nghiệp có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng là do tập trung vào hoạt động chăn nuôi. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
4.2.3. Hiệu quả xã hội
a. Những tác động tích cực
* Thu hút sự tham gia của người dân địa phương
Cùng với sự phát triển, du lịch đã tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương sống ở khu vực Tam Đảo có thêm việc làm và thu nhập. Hiện có hàng trăm hộ dân, ở những mức độ khác nhau tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ ăn uống và lưu trú. Thu nhập của cộng đồng từ kinh doanh dịch vụ du lịch làm giảm bớt áp lực của cộng đồng đến các giá trị tự nhiên của khu vực, góp phần phát triển du lịch bền vững nói riêng, phát triển bền vững nói chung ở khu vực Tam Đảo.
Theo kết quả thống kê của Phòng Văn hóa, Thể thao và du lịch, tính đến hết năm 2016, tổng số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch của huyện Tam Đảo là 1.140 người chiếm khoảng 1,5% dân số toàn huyện, trong đó số lao động qua đào tạo là 250 người.
Hai xã vùng đệm của VQG Tam Đảo là Đại Đình và Thị trấn Tam Đảo có nhiều hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch nhất. Ở khu vực xã Đại Đình, vào mùa lễ hội có khoảng từ 500 - 600 hộ dân tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch.
Quá trình khảo sát cho thấy, hình thức tham gia của cộng đồng mới chỉ dừng phần lớn ở dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán hàng lưu niệm với quy mô hạn chế trong khi đó cộng đồng có thể tham gia vào dịch vụ khác nữa như sản xuất đồ lưu niệm, dịch vụ lưu trú tại nhà (home stay), cung cấp các sản phẩm văn hóa địa phương. Nếu nhìn một cách tổng thể, hoạt động tham gia của cộng đồng vào du lịch còn hạn chế, chưa có được mô hình du lịch cộng đồng cũng như chưa có sự hướng dẫn, chia sẻ, giúp đỡ từ phía cơ quan quản lý du lịch.
Kết quả mong muốn tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân được thể hiện ở biểu sau:
Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ người dân mong muốn tham gia vào hoạt động DLST
Như vậy, đa số người dân được phỏng vấn đều mong muốn tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái vì họ đều thấy được cơ hội cải thiện việc làm và tăng thu nhập từ du lịch. Một số người dân có hiểu biết mong muốn tham gia vào hoạt động DLST vì đây là loại hình du lịch hài hòa được giữa du lịch và bảo vệ môi trường.
Hoạt động du lịch người dân mong muốn tham gia thể hiện ở biểu sau:
Biểu đồ 4.12. Dịch vụ du lịch người dân mong muốn tham gia
Người dân mong muốn phát triển dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ cho du khách vì đây là dịch vụ thu được lợi nhuận cao. Các hoạt động khác như bán hàng, cung cấp nông sản, chở khách, dẫn đường... chiếm tỷ lệ thấp hơn. Như vậy, có một lượng lớn người dân mong muốn tham gia vào hoạt động du lịch. Vườn cần đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia phát triển hơn nữa các dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống và homestay để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa của cộng đồng nơi đây và góp phần tạo thêm thu nhập, việc làm cho người dân giúp họ ổn định cuộc sống, giảm sức ép lên tài nguyên thiên nhiên.
* Cơ hội bình đẳng cho cộng đồng địa phương
Khi du lịch sinh thái phát triển có nhiều việc người phụ nữ cũng có thể tham gia để kiếm tiền như bán hàng tạp hóa, đồ lưu niệm..., từ đó sẽ tạo ra cơ hội bình đẳng cho nữ giới trong gia đình. Dần dần bỏ đi quan niệm là chỉ có nam giới mới là
người kiếm ra tiền, là trụ cột trong gia đình. Kết quả phỏng vấn cho thấy, trên 80% các hộ gia đình, tham gia hoạt động du lịch bao gồm cả hai giới.
* Cơ hội trao đổi, giao lưu văn hóa
Du lịch sinh thái được xem như là một kênh thông tin quan trọng giúp người dân địa phương có cơ hội giao lưu, trao đổi văn hoá, kiến thức với du khách. Đồng thời, thông qua những chuyến tham quan du lịch, du khách sẽ được giao lưu, tìm hiểu những nét văn hoá đặc trưng, những phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống của người dân bản địa, để từ đó du khách sẽ hiểu hơn về con người nơi đến.
Góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa địa phương: Những nét đặc sắc trong văn hóa của các tộc người sống bên dãy Tam Đảo và các di tích tín ngưỡng nổi tiếng nơi đây như khu danh thắng Tây Thiên là hai hiện tượng văn hóa nổi trội thu hút du khách. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân về giá trị văn hóa truyền thống của mình và tạo động lực để người dân bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị đó.
b. Những tác động tiềm ẩn
Du lịch không chỉ là một hiện tượng kinh tế thuần túy mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường. Do đó, khi đánh giá tác động của hoạt động du lịch, cần chú ý đến các hệ quả phi kinh tế như sức khỏe và các yếu tố văn hóa, xã hội.
Những tác động tiềm ẩn có thể xảy ra với cộng đồng địa phương là tăng chi phí sinh hoạt và bất ổn xã hội, dịch bệnh.... Quá trình phát triển du lịch làm thương mại hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội. Hơn nữa, sự tập trung vào hoạt động du lịch sẽ tạo ra sự lãng quên các hoạt động sản xuất và ngành nghề truyền thống, thay vào đó là cách hoạt động dịch vụ. Tiềm ẩn nguy cơ mai một bản sắc văn hóa cộng đồng cũng như sự ảnh hưởng, pha tạp của các nền văn hóa khác với nền văn hóa bản địa “nguyên sơ” của các dân tộc. [14]
4.2.3. Hiệu quả môi trường
Bên cạnh những mặt tích cực như DLST có khả năng mang lại nguồn thu nhập cho VQG để tái đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường; tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó có những nhận thức tích cực trong bảo vệ môi trường... sự phát triển của du lịch có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.
a. Tác động đến đa dạng sinh học
Sự phát triển của hoạt động du lịch tại Tam Đảo, thu hút du khách từ các vùng đồng bằng, thành phố lớn với số lượng ngày càng nhiều gây ảnh hưởng tới việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Nhận diện và kiểm soát các hoạt động