Định Hướng Phát Triển Bền Vững Du Lịch Huyện Tam Đảo Đến Năm 2020 Tầm Nhìn Đến Năm 2025

đ) Vị trí và khả năng tiếp cận

Các tiểu vùng du lịch Tam Đảo nằm ở vị trí cách Thủ đô Hà Nội 60 km, sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có lối đi vào huyện, địa phương có điều kiện kết nối các tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai …, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách nội địa và quốc tế đến với Tam Đảo.

g) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia (khá tốt); tiểu vùng đồi cao Tam Đảo đạt tiêu chuẩn quốc gia, tuy nhiên tính đồng bộ bị hạn chế (trung bình). Mùa du lịch cao điểm chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cần được giải quyết vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các việc triển khai các hoạt động du lịch ở đây. Các điều kiện tối thiểu phục vụ khách du lịch như chỗ ăn nghỉ, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, bảo vệ an ninh cần được quan tâm hàng đầu.

3.1.2.2 Xác định các cấp của từng tiêu chí

Luận văn sử dụng 4 cấp (rất nhiều, khá nhiều, trung bình, ít) để chỉ 4 mức độ thuận lợi (rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình hoặc kém thuận lợi).

3.1.2.3 Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp

Căn cứ vào 4 cấp của mỗi tiêu chí, chỉ tiêu của mỗi cấp cũng đã được ghi rõ như đã trình bày ở mục “Phương pháp đánh giá ĐKTN để phát triển bền vững du lịch”. Tương ứng với các cấp của mỗi tiêu chí là số điểm của các cấp đó theo trình tự số điểm là 4,3,2,1 giảm dần theo tiêu chuẩn của mỗi cấp.

Thí dụ, đối với tiêu chí: Độ hấp dẫn thì rất hấp dẫn đạt 4 điểm, khá hấp dẫn đạt 3 điểm, hấp dẫn trung bình đạt 2 điểm và kém hấp dẫn đạt 1 điểm.

3.1.2.4 Xác định hệ số của các tiêu chí

Trong số 6 tiêu chí được lựa chọn để đánh giá không phải các tiêu chí nào cũng có ý nghĩa và mức độ quan trọng ngang bằng nhau. Các tiêu chí này đều cần thiết để việc đánh giá đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tuy vậy, có những tiêu chí có ý nghĩa và mức độ quan trọng hcm, vì thế việc tính thêm hệ số (trọng số) cho các tiêu chí là rất quan trọng, giúp cho việc đánh giá được khách quan và đúng thực chất hơn.

Đối với việc đánh giá các điểm Tam Đảo các tiêu chí được xác định thêm bằng các hệ số thể hiện mức độ quan trọng sau:

- Hệ số 3 đối với các tiêu chí: Độ hấp dẫn, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận.

- Hệ sổ 2 đối với các tiêu chí: Sức chứa, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Hệ số 1 đối với tiêu chí: Độ bền vững.

3.1.3 Tiến hành đánh giá

Tiến hành đánh giá nhằm xác định số điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm của từng tiểu vùng du lịch.

Số điểm của từng tiêu chi là số điểm theo cấp đánh giá của tiêu chí đó nhân với hệ số đối với mỗi tiêu chí.

Thí dụ, đối với tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo được xác định cụ thể như sau:

- Độ hấp dẫn được xác định là rất hấp dẫn (4 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) thì số điểm của tiêu chí độ hấp dẫn là: 4 x 3 = 12 điểm

- Sức chứa được xác định là rất lớn (4 điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số

2) thì số điểm của tiêu chí Sức chứa là: 4 x 2 = 8 điểm

- Thời gian khai thác được xác định là khá dài (3 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) thi số điểm của tiêu chí thời gian khai thác là: 3 x 3 = 9 điểm.

- Độ bền vững được xác định là khá bền vững (3 điểm) và hệ số quan trọng là trung bình (hệ số 1) thì số điểm của tiêu chí độ bền vững là: 3x1 = 3 điểm

- Vị trí và khả năng tiếp cận được xác định là rất thuận lợi (4 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) thì số điểm của tiêu chí Vị trí và khả năng tiếp cận là: 4 x 3 = 12 điểm

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xác định là khá tốt (3 điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì số điểm của tiêu chí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là: 3 x 2 = 6 điểm

Tổng số điểm của vùng núi trung bình Tam Đảo có tổng số điểm của 6 tiêu chí đánh giá là: 12 + 8 + 9 + 3 + 12 + 6 = 50 điểm.

Sổ điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm của các tiểu vùng du lịch Tam Đảo được thể hiện trong (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên các tiểu vùng địa lí tự nhiên Tam Đảo‌


STT


Tiểu vùng


Độ hấp dẫn


Sức chứa

Thời gian khai thác


Độ bền vững

Vị trí và khả năng tiếp

cận

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ

thuật DL


Tổng số điểm


1

Vùng núi trung bình

Tam Đảo

12 (4x3)

8 (4x2)

9

3x3)

3 (3x1)

12 (4x3)

6 (3x2)


50

2

Vùng đồi cao

Tam Đảo

9

(3x3)

4

(2x2)

9

(3x3)

3

(3x1)

12

(4x3)

4

(2x2)

41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

3.1.4 Đánh giá kết quả

Căn cứ vào số điểm đã đạt được xác định trong thang điểm đánh giá các tiêu chí cũng như tại mỗi tiểu vùng với 6 tiêu chí trên thì số điểm tối đa là 56 điểm (12 + 8 + 12 + 4 + 12 + 8) tương đương với 100% số điểm và số điểm tối thiểu là 14 điểm (3 + 2 + 3 + 1 + 3 + 2) tương đương với 25% số điểm, có thể xác định các mức độ đánh giá thành 4 mức: Rất thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình và kém thuận lợi với số điểm và tỷ lệ tương ứng đã được trình bày ở bảng 1.1. Vì các điểm được đánh giá là các điểm du lịch đã có hoạt động du lịch được lựa chọn nên không có điểm nào ở mức kém thuận lợi hoặc không thuận lợi.

Kết quả đánh giá cụ thể số điểm và mức độ thuận lợi để phát triển du lịch huyện Tam Đảo tại các tiểu vùng cụ thể như sau (Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch bền vững tại các tiểu vùng Tam Đảo‌


STT


Tiểu vùng

Tổng số điểm đánh

giá

Số điểm tối đa

Tỷ lệ % so với điểm tối

đa

Tiêu chuẩn đánh giá so với mức đánh

giá (%)

Đánh giá mức độ thuận lợi


1

Vùng núi

trung bình Tam Đảo


50


56


89,3


81 - 100

Rất thuận lợi


2

Vùng đồi cao Tam

Đảo


41


56


73,2


61 - 80

Khá thuận lợi

Nhìn chung vùng núi Tam Đảo là nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên do sự phân bố cũng như sức hấp dẫn của các điểm tài nguyên không đồng đều nên thực tế đã tạo nên những khác biệt giữa các tiểu vùng:

+ Vùng núi trung bình Tam Đảo: Ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, về các hệ sinh thái và các kiểu sinh khí hậu phù hợp cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc trưng này tạo nên sự thuận lợi đặc biệt về điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch không chỉ đối với riêng tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo mà còn của cả tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, tiểu vùng có những thuận lợi về khả năng liên kết với Thái Nguyên và Tuyên Quang do có sự tương đồng về điều kiện địa lý và tài nguyên trong khu vực VQG Tam Đảo. Các dạng tài nguyên tại đây có giá trị cao cả về quy mô và chất lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ đáp ứng tốt nhu cầu của khách tham quan. Tiểu vùng cũng là nơi thu hút được nhiều dự án đầu tư vào du lịch nhất so với toàn tỉnh. Nhờ các điều kiện địa lý và tài nguyên đặc biệt thuận lợi nên hiện nay trong không gian của tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung khai thác, phát triển hai khu du lịch trọng điểm là khu du lịch Tam Đảo và khu di tích danh thắng Tây Thiên.

Khả năng khai thác các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao leo núi, nghiên cứu, du lịch văn hóa (tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng).

+ Tiểu vùng đồi cao Tam Đảo: Tài nguyên du lịch ở đây không nhiều và không mang những giá trị tự nhiên hoặc nhân văn nổi bật để có thể phát triển thành các khu du lịch trọng điểm. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất, lưu trú, dịch vụ tính đồng bộ còn hạn chế không tạo được đà cho phát triển du lịch của tiểu vùng. Một số điểm du lịch tiêu biểu của tiểu vùng là các đình, đền, chùa và các lễ hội với các trò chơi dân gian như đúc bụt, leo cầu bắt trạch...

Khả năng khai thác các loại hình du lịch: Du lịch văn hóa (tham quan các di tích văn hóa, lễ hội)


Người thành lập Lê Thị Thúy Oanh Người hướng dẫn PGS TS Trần Viết Khanh 1

Người thành lập: Lê Thị Thúy Oanh

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh

Hình 3.1. Bản đồ đánh giá tài nguyên theo vùng cho phát triển du lịch huyện Tam Đảo


84

3.2 Định hướng phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025

3.2.1 Cơ sở xây dựng định hướng

3.2.1.1 Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước

Phấn đấu đến năm 2020 du lịch, dịch vụ Tam Đảo phát triển và tạo được những hình ảnh đặc trưng riêng phù hợp với tiềm năng, lợi thế. Đến năm 2025 du lịch, dịch vụ Tam Đảo trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ của vùng và cả nước, điểm đến hấp dẫn thân thiện của du khách.

3.2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Dựa trên việc phân tích hiện trạng và kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch, luận văn đưa ra những nhận định khách quan, phân tích SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của huyện Tam Đảo.

a) Điểm mạnh

- Tính đa dạng về tài nguyên du lịch

Có đặc điểm tự nhiên phân hóa đa dạng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã tạo cho Tam Đảo nhiều dạng tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo. Bên cạnh đó, cùng với bề dày lịch sử, Tam Đảo là địa phương mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều di tích văn hóa gắn với các giá trị lịch sử, cách mạng, tâm linh; nhiều lễ hội truyền thống và nhiều làng nghề nổi tiếng lâu đời.

Nhờ sự phong phú về các dạng tài nguyên du lịch, Tam Đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, không trùng lặp với nhiều địa phương khác trong khu vực. Điều này đã mang lại cho Tam Đảo sức hấp dẫn du lịch riêng.

- Tài nguyên vị thế

Nhờ các vị thế thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, chính trị, Tam Đảo là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được xác định là tỉnh có vai trò động lực phát triển kinh tế của vùng KTTĐBB; là trung tâm kinh tế lớn của vùng thủ đô; là một tỉnh trong tiểu vùng du lịch trung tâm thuộc vùng du lịch Bắc Bộ và là vị trí cầu nối trong

tuyến du lịch quốc gia giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng núi phía Bắc. Điều này đã tạo cho Tam Đảo nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung những vị thế thuận lợi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là du lịch trong mối quan hệ với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc.

- Hình ảnh điểm đến du lịch

Đối với hoạt động du lịch, hình ảnh điểm đến hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng tạo tâm lý hứng khởi và ấn tượng tốt trong lòng du khách. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, địa danh Tam Đảo từ lâu đã nổi tiếng là một điểm nghỉ dưỡng núi và tham quan di tích, thắng cảnh đối với không chỉ du khách trong nước mà còn cả khách quốc tế. Cùng với đó, những năm gần đây với định hướng phát triển trở thành một trong những trung tâm lễ hội lớn nhất trong cả nước, Tam Đảo đã xây dựng khu di tích danh thắng Tây Thiên là một điểm đến đặc thù đối với loại hình DLVH tâm linh. Điều này đã tạo nên thế mạnh mang sắc thái riêng của du lịch Tam Đảo mà những địa phương khác không có được.

b) Điểm yếu

- Chất lượng lao động trong ngành du lịch

Đội ngũ lao động trong ngành du lịch Tam Đảo còn hạn chế cả về số lượng và trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập du lịch của Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch còn thấp. Nhiều doanh nghiệp du lịch còn sử dụng lao động chưa qua đào tạo. Hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của du lịch Tam Đảo mà còn ảnh hưởng tới vai trò là cầu nối trong tuyến du lịch quốc gia giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng núi phía Bắc

- Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch của Tam Đảo mang tính “mùa vụ” rõ nét do chịu ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng mang tính xã hội như "mùa" lễ hội; "mùa" nghỉ hè, "mùa" du lịch... Theo số liệu thống kê, nếu trong mùa du lịch cao điểm (từ tháng 5 đến tháng 9) lượng khách đến Tam Đảo chiếm khoảng 65,3% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình đạt khoảng 58,4% thì trong mùa thấp điểm những chỉ tiêu này chỉ đạt trên 30,6

% và 45,5%. Vì vậy, tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong

những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến Tam Đảo.

- Khả năng liên kết phát triển du lịch

Với vai trò là một điểm đến quan trọng trong vùng du lịch Bắc Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch và là trung tâm phân phối khách lớn nhất của vùng thì việc liên kết du lịch giữa Tam Đảo - Vĩnh Phúc với các địa phương trong vùng, đặc biệt với Hà Nội là rất quan trọng. Việc liên kết không chỉ thúc đẩy sự phát triển du lịch của Tam Đảo, mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch chung của cả vùng, làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch tam Đảo chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của các dòng khách đến Tam Đảo, cũng như chưa tạo được hình ảnh du lịch đặc trưng.

c) Cơ hội

- Chiến lược marketing định vị Việt Nam là điểm đến độc đáo, hấp dẫn và an toàn

Nhằm tạo dựng hình ảnh của du lịch Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng chương trình xúc tiến du lịch quốc gia cho giai đoạn 2015 - 2020, với Chiến lược marketing định vị Việt Nam là điểm đến độc đáo, hấp dẫn và an toàn. Với mục tiêu, thông qua truyền thông nâng cao nhận thức về sự đa dạng của sản phẩm du lịch Việt Nam nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay lại với nhiều trải nghiệm khác biệt. Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác marketing du lịch giữa nhiều thành phần, hướng tới các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi. Đây chính là cơ hội cho du lịch Tam Đảo khẳng định hình ảnh du lịch của mình đối với thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

- Nhu cầu du lịch trong nước, quốc tế ngày một gia tăng

Do tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Thực tế những năm qua, các thị trường trọng điểm của du lịch Tam Đảo như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Bắc Mỹ... đều có sự gia tăng về số lượng khách. Đối với thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là từ thủ đô Hà Nội - thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc, nhu cầu du lịch những năm gần đây cũng tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước và với việc gia tăng số ngày nghỉ của người lao động.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí