Mô Hình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo


Đối tượng khảo sát của tác giả gồm 3 nhóm: chính phủ và cơ quan tư nhân, cộng đồng địa phương và khách du lịch. Địa điểm khảo sát được phân tích, chọn lựa rất kỹ lưỡng. Qui mô mẫu là 60 đáp viên gồm: 19 người là cán bộ chính phủ và người làm việc trong khu vực tư nhân, 20 người là cư dân địa phương và 21 khách du lịch.

(2) Bùi Thị Minh Nguyệt (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo

Mô hình của tác giả gồm 2 biến độc lập chính như sau:


Vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên du lịch


Các nguồn lực dùng cho du lịch


Hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo


Hình 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo

Nguồn: Bùi Thị Minh Nguyệt (2013)

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là ban quản lý vườn quốc gia, cán bộ quản lý du lịch, chính quyền địa phương, khách du lịch và cộng đồng dân cư tại địa phương, đây là những người liên quan đến bảo tồn và hưởng lợi giá trị dịch vụ môi trường của vườn quốc gia Tam Đảo. Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu khảo sát, thống kê kinh tế và phân tích theo phương pháp SWOT. Dữ liệu thứ cấp kế thừa các số liệu thống kế, tài liệu, các báo cáo, các công trình nghiên cứu về DLST ở Việt Nam và vườn quốc gia Tam Đảo. Kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia


Tam Đảo là: (1) vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên du lịch, (2) các nguồn lực dùng cho du lịch.

(3) Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang

Tác giả thu thập từ điều tra mẫu du khách đến Tiền Giang, với số lượng mẫu thu thập là 60 mẫu, phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên xếp tầng. Phương pháp này phổ biến nhất vì tính chính xác và đại diện cao. Kết quả nghiên cứu đưa ra nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang.


CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI


Các yếu tố về kinh tế


Các yếu tố về chính trị - pháp luật Các yếu tố tự nhiên

Áp lực từ các đối tác


Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Hoạt động du lịch ở Tiền Giang

CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Cơ sở hạ tầng


Cơ sở vật chất – kỹ thuật Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Vốn đầu tư


Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang

Nguồn: Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009)


Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang: (1) Các yếu tố về kinh tế, (2) Các yếu tố về chính trị - pháp luật, (3) Các yếu tố tự nhiên, (4) Áp lực từ các đối tác, (5) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh.

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang: (1) Cơ sở hạ tầng, (2) Cơ sở vật chất – kỹ thuật, (3) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, (4) Vốn đầu tư.

(4) Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

Giá cả dịch vụ

Chất lượng nguồn nhân lực

Sự phát triển du lịch sinh thái

An ninh trật tự và an toàn

Cơ sở vật chất kỹ thuật


Hình 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Nguồn: Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009) Nhóm nghiên cứu phỏng vấn 100 du khách nội địa đang đi du lịch ở Trà Sư bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp du khách bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi được

xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0 for Windows.

Kết quả phân tích số liệu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở địa bàn nghiên cứu: “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ”, “Giá cả dịch vụ”,


“Chất lượng nguồn nhân lực”, “An ninh trật tự và an toàn”, “Cơ sở vật chất kỹ thuật”.

(5) Phan Thị Dang (2015), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên

Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân tố như sau:



Nguồn nhân lực, an toàn và cơ sở vật chất kỹ thuật

Giá cả các loại dịch vụ

Môi trường tự nhiên, giáo dục và bảo tồn, lợi ích mang lại cho cộng đồng

Sự phát triển du lịch sinh thái

An ninh trật tự và an toàn


Hình 2.5: Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên

(Nguồn: Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009)

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 160 du khách nội địa bằng bảng hỏi trong thời gian 3 tháng (từ tháng 02/2014 -04/2014). Phương pháp lấy mẫu là phi xác suất thuận tiện. Phần mềm SPSS 16.0 for Windows được dùng để xử lý bảng hỏi thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis). Sau khi phân tích nhân tố khám phá, tác giả đưa ra 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST ở vườn quốc gia Cát Tiên là:

(1) Nhóm nhân tố tố chịu chịu sự tác động của 11 biến đo lường và được đặt tên là: “nguồn nhân lực, an toàn và cơ sở vật chất kỹ thuật”;

(2) Nhóm nhân tố chịu sự tác động của 4 biến đo lường và được đặt tên là: “giá cả các loại dịch vụ”;

(3) Nhóm nhân tố chịu sự tác động của 6 biến đo lường và được đặt tên là: “môi trường tự nhiên, giáo dục và bảo tồn, lợi ích mang lại cho cộng đồng”;


(4) Nhóm nhân tố “an ninh trật tự” chịu sự tác động của 3 biến đo lường.


2.2.2. Đánh giá tài liệu lược khảo


Có thể tóm tắt các nghiên cứu trước đây như sau:


Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước



Tác giả


Đề tài


Nhân tố ảnh hưởng

Số biến quan sát


Dr. Ibun Kombo (2016)


Factors affecting eco-tourism development in Zanzibar

(Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại Zanzibar)

(1) Giáo dục công chúng

(2) Cơ sở hạ tầng

(3) Tính độc đáo của tài nguyên tự nhiên

(4) Di sản văn hóa

(5) Vị trí địa lý

(6) Lòng hiếu khách của người dân

(7) Chiến lược du lịch của chính quyền

(8) Môi trường thiên nhiên


Bùi Thị Minh Nguyệt (2013)

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo

(1) Vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên du lịch

(2) Các nguồn lực dùng cho du lịch



Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009)


Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang

Các yếu tố bên ngoài

(1) Các yếu tố về kinh tế

(2) Các yếu tố về chính trị - pháp luật

(3) Các yếu tố tự nhiên

(4) Áp lực từ các đối tác

(5) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Các yếu tố bên trong

(1) Cơ sở hạ tầng

(2) Cơ sở vật chất – kỹ thuật

(3) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

(4) Vốn đầu tư


Phan Thị Dang

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự

(1) Nguồn nhân lực, an toàn và cơ sở vật chất kỹ thuật

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang - 4



Tác giả


Đề tài


Nhân tố ảnh hưởng

Số biến quan sát

(2015)

phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên

(2) Giá cả các loại dịch vụ

(3) Môi trường tự nhiên, giáo dục và bảo tồn, lợi ích mang lại cho cộng đồng

(4) An ninh trật tự và an toàn

4

6


3


Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang


(1) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

(2) Giá cả dịch vụ

(3) Chất lượng nguồn nhân lực

(4) An ninh trật tự và an toàn

(5) Cơ sở vật chất kỹ thuật


5

4

3

3

6

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Như vậy, các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước đã góp phần căn bản trong việc xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái. Một số nhân tố sau đây xuất hiện ở nhiều nghiên cứu:

(1) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

(2) Giá cả dịch vụ hợp lý

(3) Chất lượng nguồn nhân lực

(4) An ninh trật tự và an toàn

(5) Cơ sở vật chất kỹ thuật

(6) Môi trường tự nhiên

Đây chính là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả.

2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.3.1. Thực trạng về du lịch Tiền Giang

Tiền Giang nằm ở cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long, là nơi hội tụ của ba vùng sinh thái (vùng sinh thái nước ngọt phù sa, sinh thái rừng ngập mặn và vùng sinh thái ngập phèn Đồng Tháp Mười), đã tạo nên những vườn cây trái đặc


sản nổi tiếng; còn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng với 21 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (trong đó di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút là di tích cấp quốc gia đặc biệt) và 137 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh gắn liền tên tuổi các Anh hùng dân tộc, các sự kiện văn hóa lịch sử đã được nhiều người biết đến.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường sinh thái sông nước, miệt vườn cùng lối sống chân chất, nhiệt tình và nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc trưng của cư dân vùng sông nước Nam bộ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư khai thác, xây dựng nên sản phẩm du lịch phong phú như du thuyền trên dòng sông Mekong, đi thuyền chèo trong kênh rạch, nghe đờn ca tài tử, tát mương bắt cá, tham quan các làng nghề truyền thống, chợ nổi trên sông, thưởng thức trái cây đặc sản, các món ăn địa phương, nghỉ đêm trải nghiệm trong các ngôi nhà cổ,… Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 68 đơn vị kinh doanh lữ hành (16 đơn vị lữ hành quốc tế); 24 khu, điểm du lịch chính; 14 làng nghề truyền thống; 400 tàu vận chuyển du lịch, 300 đò chèo; 3 khu resort đạt chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt chuẩn 4 sao, 8 khách sạn 2 sao, 63 khách sạn 1 sao, 5 tàu du lịch 1 sao, 7 homestay, 176 nhà nghỉ du lịch với tổng số phòng là 4.198 phòng; có 28 nhà hàng du lịch; 292 hướng dẫn viên du lịch (71 hướng dẫn viên quốc tế); cùng với nhiều điểm du lịch nhà vườn, hộ kinh doanh du lịch hoạt động đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch của du khách. Đặc biệt, theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ phê duyệt thì Khu du lịch Thới Sơn được quy hoạch thành 1 trong 5 khu du lịch quốc gia và thành phố Mỹ Tho là Trung tâm du lịch phía Đông của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó chính là những ưu thế và thuận lợi cho hoạt động du lịch theo hướng du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Tiền Giang.

Năm 2017, có trên 1.684 ngàn lượt khách du lịch đến tỉnh, trong đó có trên 472 ngàn lượt khách nội địa chiếm hơn 28% tổng số du khách, so các tỉnh trong khu vực, đứng hàng thứ 5/13 về lượng khách; tổng thu từ khách du lịch của các cơ sở lưu trú và các cơ sở lữ hành trên đạt 221 tỷ đồng, trong đó doanh thu của các cơ sở


lữ hành chiếm 48,2%, chiếm tỷ trọng gần 1,0% GRDP của tỉnh, Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015 - 2017 của khách nội địa là 4,1%/năm, của doanh thu các cơ sở lưu trú là 15,8%/năm; phân theo loại hình kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhà nước tăng cao nhất, tăng 20,5%/năm, kinh tế ngoài nhà nước tăng 12,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mới phát sinh từ năm 2016 và tăng không đáng kể. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015 – 2017 của các cơ sở lữ hành tăng 25,1%/năm, bao gồm kinh tế nhà nước tăng bình quân 70,1%/năm, kinh tế ngoài nhà nước tăng 7,7%/năm, riêng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có.

Tuy nhiên, du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Hiệu quả kinh tế du lịch chưa cao, cơ cấu và tỷ trọng du lịch trong nhóm ngành dịch vụ còn thấp. Còn thiếu những điểm du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chưa có các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp du lịch phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu sự gắn kết. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ để tạo thành chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh. Chưa có cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư các dự án du lịch; phương thức hoạt động và phong cách phục vụ du lịch chậm được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách đến tham quan và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hoạt động du lịch còn manh mún, thiếu đồng bộ, phần lớn doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp; việc hợp tác, liên kết, phát triển du lịch giữa tỉnh với các địa phương trong nước và quốc tế chưa được chú trọng; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng môi trường, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành còn nhiều khó khăn; chưa xây dựng được cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào phát triển du lịch.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí