Hình 2.5. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Tam Quan
Hình 2.6. Sơ đồ phỏng vấn các hộ
dân xã Đạo Trù
Hình 2.7. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Đại Đình
2.4.2.3. Hiệu quả môi trường
Các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:
- Đa dạng sinh học
- Lượng rác thải
Để làm rõ các vấn đề trên, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
(1) Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đi thực địa theo tuyến - khảo sát và đánh giá các tác động đến môi trường trên các tuyến điểm du lịch của Vườn, ghi lại những hình ảnh về lượng rác thải, điểm sạt lở đất.
(2) Phương pháp kế thừa số liệu: Thu thập số liệu về suy giảm các loài từ BGĐ VQG Tam Đảo, lượng rác thải các tháng trong năm 2016 từ TTGDMT&DV kết hợp phỏng vấn khách du lịch, người dân để đối chứng.
2.4.3. Xác định tiềm năng, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.
a. Tiêu chí điều tra:
- Tiềm năng phát triển DLST
+ Tài nguyên rừng: các HST rừng, tính đa dạng sinh học....
+ Các di tích lịch sử, văn hóa....
- Đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên
- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.
b. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp kế thừa tài liệu:
Kế thừa những tài liệu thứ cấp cần thiết bao gồm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch nhân văn.
Nguồn thu thập: VQG Tam Đảo, Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Tam Đảo, BQL Khu danh thắng Tây Thiên.... và các tài liệu được công bố khác.
(2) Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
- Đối tượng: Ban Giám đốc VQG Tam Đảo, BGĐ Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ.
- Số lượng: 03 cán bộ.
- Thời gian phỏng vấn: Tháng 11/2016, trong giờ hành chính.
- Nội dung phỏng vấn: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.
(3) Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa:
- Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng nhằm nắm bắt hiện trạng tài nguyên, khảo sát được các tuyến tham quan.
- Tiến hành khảo sát thực địa theo các tuyến DLST của Vườn,
- Thời gian thực hiện: tháng 12/2016 và tháng 02,3/2017.
- Các phương tiện, dụng cụ: GPS kết hợp bản đồ hiện trạng rừng VQG Tam Đảo,...
(4) Phương pháp thang điểm tổng hợp:
Để đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên có thể sử dụng nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng phổ biến. Phương pháp này cho phép người nghiên cứu lượng hóa các chỉ tiêu, đánh giá xếp hạng các điểm du lịch tự nhiên dưới sự tác động của nhiều nhân tố. [9],[25]
1. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá
Để đánh giá một điểm du lịch tự nhiên theo thang điểm tổng hợp, có thể tiến hành sử dụng 4-7 chỉ tiêu khác nhau. Đối với tiềm năng du lịch tại VQG Tam Đảo các chỉ tiêu được lựa chọn bao gồm:
- Độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch;
- Độ bền vững của môi trường tự nhiên
- Vị trí, khả năng tiếp cận điểm du lịch;
- Sức chứa du khách của khu du lịch
- Thời gian hoạt động du lịch
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc điểm: Tốt - 4, Khá - 3, Trung bình - 2, Kém - 1 với những chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bậc điểm.
* Độ hấp đẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch
Đề tài xác định độ hấp dẫn của các điều kiện tự nhiên thông qua việc đánh giá của du khách. Độ hấp dẫn của một vùng hoặc một khu vực có thể được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
- Rất hấp dẫn (4): Có 4 hiện tượng tự nhiên trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng (ở trên đỉnh núi, các độ cao trên núi, thác nước, hang động, hồ nước, bãi biển, đảo rừng cây....)
- Khá hấp dẫn (3): Có 3 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc độc đáo (Rừng, suối nước khoáng, di tích đặc biệt); đáp ứng 5 loại hình du lịch.
- Hấp dẫn trung bình (2): Có 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng; có một hiện tượng, di tích tự nhiên đặc sắc; đáp ứng 3-5 loại hình du lịch.
- Độ hấp dẫn yếu (1): Có 1-2 phong cảnh đẹp; đáp ứng 1-2 loại hình du lịch.
Đối với VQG Tam Đảo, độ hấp dẫn được xác định là 3vì có phong cảnh đẹp (Hệ sinh thái rừng đa dạng với đặc trưng Rừng lùn trên đỉnh núi có thảm thực bì đặc quánh bên dưới, có thác nước, hồ nước đẹp); có khí hậu mát mẻ, trong lành, đặc biệt là mây mù tạo nên khung cảnh rất thơ mộng; có nhiều di tích lịch sử văn hóa (Đền Bà chúa Thượng ngàn, Chùa Địa Ngục, Khu danh thắng Tây Thiên...); có thể đáp ứng 05 loại hình du lịch (DLST, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo, du lịch thể thao). Mặt khác, 80% du khách đánh giá VQG Tam Đảo rất hấp dẫn hoặc khá hấp dẫn.
* Độ bền vững của môi trường tự nhiên:
Độ bền của môi trường tự nhiên khi đánh giá nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên, trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch, các đối tượng khác và thiên tai.
Nếu những áp lực này nhỏ thì thiên nhiên có khả năng phục hồi và ngược lại.
Các chỉ tiêu này được đánh giá theo 4 thể thức:
- Rất bền vững (4): Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, hoặc có thể ở mức độ nhỏ; tồn tại trên 100 năm; hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
- Khá bền vững (3): 1-2 thành phần hoặc một bộ phận tự nhiên bị phá hủy ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi; tồn tại từ 50-100 năm; hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.
- Trung bình (2): Có một đến hai thành phần bị thay đổi, bị phá hủy đáng kể phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi được nhanh; tồn tại vững chắc từ 10- 50 năm; hoạt động du lịch có bị hạn chế.
- Kém bền vững (1): Một đến hai thành phần bị phá hoại nặng phải có sự phục hồi của con người; tồn tại vững chắc 10 năm; hoạt động du lịch bị gián đoạn.
Theo đánh giá của khách du lịch, VQG Tam Đảo được xác định có độ bềnvững khá (3). Mặt khác, bên cạnh khu vực rừng nguyên sinh, Tam Đảo có một số diện tích rừng thứ sinh đã bị tác động bởi con người. Tuy nhiên, mức độ tác động nhẹ, rừng có thể tự phục hồi thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
* Vị trí tiếp cận điểm du lịch:
- Rất thuận tiện (4): khoảng cách đi lại dưới 35km, thời gian tiếp cận dưới 60 phút (bằng xe máy hoặc thuyền), có thể đi lại dễ dàng bằng nhiều phương tiện thông dụng (3-4 loại phương tiện).
- Thuận tiện (3): Khoảng cách đi lại từ 35 đến dưới 70 km, thời gian tiếp cận từ 60-90 phút (bằng xe máy hoặc thuyền), có thể đi lại dễ dàng bằng nhiều phương tiện (2-3 loại phương tiện)
- Ít thuận lợi (2): khoảng cách đi lại từ 70 đến dưới 105 km thời gian tiếp cận trên 90 -120 phút, có thể đi lại bằng 2-3 phương tiện thông dụng.
- Không thuận lợi (3): Khoảng cách trên 120 phút, có thể đi lại bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng.
Khu vực hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo chỉ cách thành phố Vĩnh Yên
- trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc- 24km, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 70 km, vị trí tiếp cận điểm du lịch được xác định ở mức điểm 3 - khá thuận lợi.
* Sức chứa du khách của khu du lịch:
- Rất lớn: có sức chứa 500 - 1000 người/ ngày.
- Khá lớn: có sức chứa 100 -500 người/ ngày.
- Trung bình: có sức chứa 100 -500 người/ ngày.
- Nhỏ (kém thuận lợi): có sức chứa dưới 100 người/ngày.
Theo kết quả phỏng vấn BQL VQG Tam Đảo cộng với xác định sức chứa các tuyến tham quan, khu vực VQG Tam Đảo có thể chứa được trên 1.000 khách/ngày, tương ứng với mức điểm 4, sức chứa du lịch lớn.
* Thời gian hoạt động du lịch:
Được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch trong khu vực.
Thời gian hoạt động du lịch ở khu vực được đánh giá theo 4 bậc chỉ mức độ thuận lợi các chỉ tiêu sau:
- Rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi)(4): Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch; có 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất cho sức khỏe con người.
- Khá dài (chỉ mức độ thuận lợi) (3): Có từ 150-200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có từ 120-180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích nghi với sức khỏe con người.
- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình) (2): Có từ 100-150 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch; có từ 90-100 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.
- Ngắn (chỉ mức độ kém thuận lợi) (1): Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.
Từ kết quả thu thập số liệu về khí tượng thủy văn và phỏng vấn BQL VQG Tam Đảo, đề tài xác định được khu vực VQG Tam Đảo có khoảng 160 ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch, tương đương với mức 3, thời gian hoạt động du lịchkhá dài.
Tùy theo mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí nên cần xác định các trọng số khác nhau cho mỗi tiêu chí theo độ quan trọng tăng dần là: 1,2,3. Theo đó, trọng số mỗi tiêu chí được xác định là:
- Độ hấp dẫn, khả năng kết hợp nhiều loại hình du lịch: hệ số 3.
- Độ bền vững về môi trường tự nhiên: hệ số 3.
- Vị trí khả năng tiếp cận điểm du lịch: hệ số 2.
- Sức chứa điểm du lịch: hệ số 2.
- Thời gian hoạt động du lịch: hệ số 1.
2. Tổng hợp kết quả
Trên cơ sở các tiêu chí trên, tiến hành đánh giá cho điểm như sau:
Bảng 2.3. Tổng hợp tiêu chí đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên
Tiêu chí | Hệ số | Bậc số | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | |||
1 | Độ hấp dẫn | 3 | 12 | 9 | 6 | 3 |
2 | Độ bền vững | 3 | 12 | 9 | 6 | 3 |
3 | Sức chứa | 2 | 8 | 6 | 4 | 2 |
4 | Vị trí điểm du lịch | 2 | 8 | 6 | 4 | 2 |
5 | Thời gian hoạt động | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Cộng | 44 | 33 | 22 | 11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc - 2
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Các Vườn Quốc Gia
- Đánh Giá Thực Trạng Du Lịch Sinh Thái Tại Vqg Tam Đảo
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Tại Vqg Tam Đảo
- Sơ Đồ Tuyến Và Bảng Thông Tin Các Tuyến Dlst (Hà, 2016)
- Biến Động Lượng Du Khách Đến Vqg Tam Đảo Theo Các Tháng Trong Năm
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Theo bảng đánh giá này, chúng ta sẽ đánh giá được điểm tiềm năng du lịch có điểm cao nhất là 44, thấp nhất là 11. Xác định tiềm năng du lịch như sau:
- Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên rất cao (loại 1): 36 - 44 điểm (81-100%)
- Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên cao (loại 2): 27-35 điểm (61-80%)
- Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên trung bình (loại 3): 18-26 (41-60%)
- Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên kém (loại 4): 11-17 điểm (25-40%).
(5) Phương pháp SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức để phát triển DLST tại VQG Tam Đảo.
Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa - xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường, kỹ thuật và các khía cạnh khác.
- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.
- Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.
- Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường
- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường.
2.4.4. Đề xuất giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo
(1) Phương pháp kế thừa tài liệu:
Kế thừa các tài liệu bao gồm:
o Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
o Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tam Đảo giai đoạn 2010-2020.
o Đề án phát triển DLST Vườn quốc gia Tam Đảo.
o Lê Huy Bá (2005). “Du lịch sinh thái”, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
o Phạm Trường Hoàng (2009), Kinh nghiệm phát triển DLST tại Nhật Bản đối với Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam….
(2) Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn chuyên gia để có thêm các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.
(3) Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý nội nghiệp
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành chỉnh lý, sắp xếp các thông tin thu được theo thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng sau đó tổng hợp qua phần mềm excel và phân tích số liệu. Từ quá trình nghiên cứu thực trạng và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động du lịch sinh thái, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.
Chương III
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Vườn quốc gia Tam Đảo
Vườn quốc gia Tam Đảo có toạ độ địa lý từ 21021’ đến 21042’ vĩ độ Bắc và từ 105023’ đến 105o44’ kinh độ Đông; nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Ranh giới của Vườn:
- Phía Đông giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Phía Tây giáp 2 huyện Bình Xuyên và Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;