4.500.000
4.000.000
3.500.000
3.000.000
2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
-
tương đối giống nhau. Từ sau năm 1997 thì hai xu hướng này biến động ngược chiều nhau: lượng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu giảm đi trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá cao.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam
Số lượng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Đồ thị 2.1 Đồ thị phân tích khách du lịch quốc tế
Như vậy, tỉ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với cả nước đang giảm dần. Trong giai đoạn 1992 – 1998, tỉ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu được duy trì ở mức trung bình 17,05% tổng khách quốc tế đến Việt Nam, điều đó cho thấy, trong giai đoạn này, Bà Rịa - Vũng Tàu đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ trọng này chỉ còn 6,87% trong giai đoạn 1999 – 2007. Như vậy, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đang mất dần lợi thế so với các điểm du lịch khác.
2.2.1.2 Khách du lịch nội địa:
Khách du lịch nội địa là lượng khách chủ yếu của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: trung bình chiếm khoảng 95,8% tổng lượng khách du lịch đến tỉnh và hiện nay có xu hướng tăng dần. Năm 1999 khách nội địa tới Bà Rịa - Vũng Tàu là 2.860 ngàn lượt khách, đến năm 2007 là 5.732 ngàn lượt khách, gấp khoảng 2 lần so với năm 1999. Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, tốc độ tăng không ổn định qua các năm. Giai đoạn 1999-2003, tốc độ tăng trưởng
tăng cao; giai đoạn 2003-2006, tốc độ tăng trưởng của khách du lịch nội địa bắt đầu giảm. Đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng lại tăng cao.
Bảng 2.7 - Bảng số liệu khách du lịch nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐVT: ngàn lượt người
1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Lượt khách | 3.050 | 3.30 3 | 3.906 | 4.402 | 4.712 | 5.09 9 | 5.32 0 | 5.41 5 | 5.96 0 |
Nội địa | 2.860 | 3.16 2 | 3.759 | 4.240 | 4.540 | 4.90 0 | 5.10 0 | 5.21 5 | 5.73 2 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | 4,0% | 10,6% | 18,9% | 12,8% | 7,1% | 7,9% | 4,1% | 2,3% | 9,9% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tác Động Về Kinh Tế - Xã Hội Của Hoạt Động Du Lịch
- Giới Thiệu Tổng Quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Khách Sạn Và Các Doanh Nghiệp Có Chức Năng Du Lịch
- Đóng Góp Của Ngành Du Lịch Vào Nguồn Thu Ngân Sách:
- Quan Hệ Giữa Các Thành Viên Trong Đoàn Khách Du Lịch
- Về Nhân Lực Phục Vụ Và Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Du Lịch
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
2.2.2 Các hình thức tổ chức du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu
Khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu theo ba hình thức: theo các cơ sở lữ hành phục vụ hay các cơ sở lưu trú phục vụ, hoặc tự tổ chức.
Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì số lượng khách nội địa do các cơ sở lữ hành phục vụ chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số lượng khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu (khoảng 11,76%) và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do đối với khách nội địa thì Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm du lịch đã trở nên quá quen thuộc nên khách nội địa chủ yếu tự tổ chức đi du lịch Bà Rịa
- Vũng Tàu.
Đối với khách nội địa ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tp.HCM thì đa số họ thường tự tổ chức chuyến đi của mình và đi về trong ngày. Chủ yếu các du khách này đến Bà Rịa - Vũng Tàu để tắm biển.
Tuy nhiên, khách quốc tế phần lớn chọn hình thức đi du lịch do các cơ sở lữ hành tổ chức (54,58%). Hầu hết các khách quốc tế du lịch đến Việt Nam theo các tour du lịch do các cở sở lữ hành tổ chức.
2.2.3 Ngày khách
Để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài chỉ tiêu lượt khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hàng năm thì chỉ tiêu về số ngày khách lưu trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hấp dẫn du khách của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bảng 2.8 - Bảng số liệu số ngày khách lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu
1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Ngày khách (ngàn ngày) | 4.060 | 4.488 | 4.725 | 4.930 | 5.250 | 5.405 | 5.460 | 5.674 | 6.361 |
- Quốc tế | 260 | 220 | 225 | 230 | 250 | 255 | 260 | 247 | 285 |
- Nội địa | 3.800 | 4.268 | 4.500 | 4.700 | 5.000 | 5.150 | 5.200 | 5.427 | 6.076 |
Ngày khách trung bình (ngày) | 1,33 | 1,36 | 1,21 | 1,12 | 1,11 | 1,06 | 1,03 | 1,05 | 1,07 |
- Quốc tế | 1,37 | 1,56 | 1,53 | 1,42 | 1,45 | 1,28 | 1,18 | 1,24 | 1,25 |
- Nội địa | 1,33 | 1,35 | 1,20 | 1,11 | 1,10 | 1,05 | 1,02 | 1,04 | 1,06 |
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Ngày khách / Lượt khách lưu trú qua từng năm
7.000
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
-
Lượt khách
Ngày khách
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Lượt khách / Ngày khách (ngàn ngày)
Đồ thị 2.2 - Đồ thị phân tích số ngày khách / Lượt khách lưu trú
Trong giai đoạn 1999- 2007, tốc độ tăng trung bình của lượt khách hàng năm là 11,9%, trong khi đó tốc độ tăng trung bình của ngày khách là 7,1%. Như vậy, trong khi tổng lượng khách tăng nhưng số ngày lưu trú trung bình của một du khách ở Bà Rịa - Vũng Tàu giảm. Năm 1999, số ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 1,37 và khách nội địa là 1,33 thì đến năm 2007 con số này lần lượt là 1,25 và 1,06. Xu hướng thời gian lưu trú của du khách ở Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng giảm chứng tỏ Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở nên kém thu hút du khách.
2.2.4 Doanh thu của ngành du lịch
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh một phần kết quả kinh doanh của toàn ngành du lịch. Ngoài những doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ du lịch còn có những doanh nghiệp kết hợp kinh doanh những lĩnh vực
khác và xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy, doanh thu ngành du lịch được tính là tổng của doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch và doanh thu thương mại du lịch. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch là doanh thu từ các hoạt động như: kinh doanh nhà hàng khách sạn, bán hàng lưu niệm trong khách sạn, dịch vụ lữ hành, vũ trường, doanh thu từ các địa điểm du lịch, điểm vui chơi giải trí...
Bảng 2.9 - Bảng số liệu doanh thu ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Đơn vị tính: tỷ đồng
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
DT du lịch | 550 | 700 | 804 | 893 | 880 | 987 | 872 | 1.053 | 1.115 | 1.224 | 1.33 3 | 1.481 |
DT dịch vụ DL | 341 | 403 | 429 | 429,8 | 477 | 548 | 626 | 717 | 798 | 889 | 96 0 | 1.075 |
DT th.mại DL | 209 | 297 | 375 | 464 | 403 | 439 | 246 | 336 | 317 | 335 | 37 3 | 405 |
Tỷ trọng DT dịch vụ DL/DT du lịch | 62% | 58% | 53% | 48% | 54% | 55% | 72% | 68% | 72% | 73% | 72% | 73% |
Tốc độ tăng DT dịch vụ DL | 18,3% | 6,6% | 0,1% | 11,0% | 14,8% | 14,3% | 14,5% | 11,3% | 11,4% | 8,0% | 12,0% |
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Theo bảng số liệu trên, giai đoạn 1996-2007, trong khi tổng doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu biến động theo những chiều hướng khác nhau, có cả tăng và giảm qua từng năm, thì doanh thu dịch vụ du lịch chỉ biến động theo chiều hướng tăng duy nhất qua các năm, cụ thể, năm 1996 là 341 tỷ đồng và lên đến
1.075 tỷ đồng vào năm 2007. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính năm 1997, giai đoạn 1998-1999 có tốc độ tăng doanh thu dịch vụ thấp, trong khi giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng doanh thu dịch vụ du lịch cao và tương đối ổn định. Doanh thu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu du lịch, số liệu này năm 1996 là 62% và tăng thành 73% trong năm 2007. Điều này chứng tỏ, dịch vụ du lịch ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong các hoạt động du lịch nói chung.
2.2.5 Lợi nhuận của ngành du lịch
Bảng 2.10 - Bảng số liệu lợi nhuận ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Đơn vị tính: tỷ đồng
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
DT dịch vụ DL | 341 | 403 | 429 | 430 | 477 | 548 | 626 | 717 | 798 | 889 | 960 | 1.075 |
Lợi nhuận | 23,7 | 31,3 | 20,8 | 21,0 | 18,0 | 22,0 | 23,0 | 24,5 | 26,6 | 31,0 | 34,6 | 43,0 |
LN/DT dịch vụ du lịch | 7,0% | 7,8% | 4,8% | 4,9% | 3,8% | 4,0% | 3,7% | 3,4% | 3,3% | 3,5% | 3,6% | 4,0% |
Tốc độ tăng DT dịch vụ DL | 18,3% | 6,6% | 0,1% | 11,0% | 14,8% | 14,3% | 14,5% | 11,3% | 11,4% | 8,0% | 12,0% |
32% | -34% | 1% | -14% | 22% | 5% | 7% | 8% | 17% | 12% | 24% |
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, cùng với quá trình tăng doanh thu dịch vụ du lịch, lợi nhuận của hoạt động này cũng đã tăng lên theo từng năm. Năm 1996, lợi nhuận đạt được là 23,7 tỷ đồng và đến năm 2007 tăng lên 43 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng qua từng năm của chỉ tiêu lợi nhuận trong những năm gần đây rất ấn tượng, năm 2002 là 5% và đến năm 2007 tăng thành 24%. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu dịch vụ du lịch ở mỗi năm trong giai đoạn 1998- 2007 là rất thấp, tỷ lệ này chỉ dao động ở mức khoảng gần 4%/năm. Điều này chứng tỏ, hiệu quả kinh doanh hoạt động dịch vụ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu còn thấp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phương thức kinh doanh còn thiếu chủ động, chậm đổi mới, chậm nâng cấp cơ sở vật chất để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao để thu hút và làm hài lòng khách du lịch.
2.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch
Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch được thể hiện theo các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu Lợi nhuận/Doanh thu
Bảng 2.11 - Bảng số liệu phân tích chỉ số LN/DT dịch vụ du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Đơn vị tính: tỷ đồng
1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
DT dịch vụ du lịch | 430 | 477 | 548 | 626 | 717 | 798 | 889 | 960 | 1.075 |
Lợi nhuận | 21,0 | 18,0 | 22,0 | 23,0 | 24,5 | 26,6 | 31,0 | 34,6 | 43,0 |
Lợi nhuận/DT dịch vụ du lịch | 4,9% | 3,8% | 4,0% | 3,7% | 3,4% | 3,3% | 3,5% | 3,6% | 4,0% |
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Chỉ tiêu Nộp ngân sách/Doanh thu
Bảng 2.12 - Bảng số liệu phân tích chỉ số Nộp ngân sách/DT dịch vụ DL BR – VT
Đơn vị tính: tỷ đồng
1996 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
DT dịch vụ du lịch | 341 | 43 0 | 47 7 | 548 | 62 6 | 71 7 | 7 98 | 88 9 | 96 0 | 1.07 5 |
Nộp ngân sách | 45,9 | 46, 5 | 58, 0 | 54,0 | 52, 0 | 51, 5 | 56 ,0 | 64, 0 | 70, 0 | 77, 0 |
Tỉ trọng | 13,5% | 10,8% | 12,2% | 9,9% | 8,3% | 7,2% | 7,0% | 7,2% | 7,3% | 7,2% |
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch như lợi nhuận/doanh thu, nộp ngân sách/doanh thu đều giảm mạnh từ năm 1999 – 2004 và giữ ổn định trong giai đoạn 2005-2007. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 199-2007 là rất kém và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.
2.2.7 Nhận xét chung về hiện trạng du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Qua việc phân tích và đánh giá tiềm năng và hiện trạng du lịch, tác giả rút ra một số khó khăn, thuận lợi cơ bản của du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng và phong phú... nhưng các sản phẩm du lịch của tỉnh hiện nay vẫn chỉ tập trung vào du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng cuối tuần, chưa khai thác được những sản phẩm du lịch khác mang nét đặc trưng riêng của tỉnh để có thể hấp dẫn du khách như du lịch sinh thái, du lịch MICE. Các chương trình du lịch còn đơn điệu, chưa gắn kết hoạt động văn hóa với du lịch. Nhiều nghề truyền thống bị mai một, sản phẩm lưu niệm chưa tạo được bản sắc đặc trưng. Nghệ thuật dân gian, văn hóa ẩm thực chưa được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.
Một số di tích chưa được bảo tồn, nâng cấp, sử dụng sai mục đích, hoặc tu bổ qua loa do thiếu kinh phí. Một số di tích bị xâm phạm đất đai, ảnh hưởng đến vấn đề khai thác và hiệu quả du lịch. Các di tích lịch sử cách mạng thiếu các công trình tôn tạo như bia, phù điêu, tượng đài.
Có hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông phát triển mạnh, cùng với hệ thống cảng biển và mạng lưới đường sông thuận lợi. Đây là những thuận lợi lớn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu so với các điểm du lịch khác. Tuy nhiên vẫn chưa hình thành nhiều trung tâm vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn du khách.
Trong cơ cấu du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu, du khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 95% trong tổng số, số còn lại là khách quốc tế. Ngoài ra, theo phân tích ở phần trên, tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu trong tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm.
Điều này chứng tỏ, lượng khách du lịch nội địa đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định hoạt động du lịch nói chung; sức hấp dẫn của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đối với khách quốc tế đang ngày càng kém hấp dẫn hơn; sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương du lịch trên cả nước.
Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang bị sụt giảm. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ngày càng giảm đi. Khách du lịch có xu hướng lưu trú ít ngày hơn và ít chi tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu hơn.
Một trong những đặc trưng của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu là mang nặng tính thời vụ. Mùa cao điểm du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu thường bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến lễ Quốc khánh 2-9. Trong giai đoạn này, lượng khách đến tham quan, tắm biển khá lớn và số đông là khách nội địa. Thời gian còn lại là mùa thấp điểm, lượng khách du lịch đến tham quan, tắm biển chủ yếu vào hai ngày cuối tuần.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch đã có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tốc độ tăng đối với lao động có trình độ đại học và trên đại học là 18%/năm, cao đẳng và trung cấp là 10%/năm, sơ cấp là 15%/năm.
Môi trường tự nhiên của tỉnh ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa và các hoạt động công nghiệp của các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên trách nhiệm và khả năng kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan của các cơ quan quản lý cũng như trình độ dân trí, ý thức người dân tại các khu vực khai thác di tích còn kém, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch.
Ngoài ra cũng dựa vào việc phân tích, đánh giá hiện trạng du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả kết luận ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở giai đoạn phát triển trong vòng đời điểm du lịch dựa vào những đặc điểm sau:
+ Ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện qua việc ngành du lịch được chọn là 1 trong 2 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ủy ban Nhân Dân và Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là những cơ quan có chức năng kiểm soát, quy hoạch các hoạt động du lịch trên quy mô vùng.
+ Mức độ đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ chính quyền địa phương và từ các nhà đầu tư bên ngoài lớn, lượng vốn đầu tư vào ngành du lịch tăng nhanh.
+ Lượng khách du lịch tới Bà Rịa - Vũng Tàu tăng liên tục trong những năm gần đây và đã vượt qua con số 4.7 triệu du khách vào năm 2003.
+ Môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng, tình trạng rác thải, chất thải từ các cơ sở lưu trú, địa điểm vui chơi, giải trí, nhà máy đổ ra môi trường đã xuất hiện ngày càng nhiều. Thái độ, cung cách phục vụ, tình trạng chèo kéo du khách của người dân địa phương đã gây mất thiện cảm nơi du khách.
Vấn đề đặt ra là ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải có những biện pháp tích cực nhằm kéo dài giai đoạn phát triển và tiến tới hoàn chỉnh.
2.3 Tác động của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu
2.3.1 Đóng góp của ngành du lịch vào GDP
Là 1 trong tứ giác phát triển của vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh có tốc độ phát triển khá cao. Điều này có thể được chứng minh qua tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Trong cơ cấu GDP toàn tỉnh, GDP ngành dầu khí chiếm tỉ trọng đến khoảng 70%. Mặc dù vậy, hầu hết nguồn thu từ dầu khí đều phải nộp về trung ương nên thực tế GDP của tỉnh BR-VT không lớn.
Bảng 2.13 - Bảng số liệu về cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2005 | 2006 | 2007 | |
GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | 96.197 | 126.905 | 122.169 |
GDP không có dầu khí | 29.368 | 35.110 | 44.236 |
GDP ngành du lịch tỉnh BR – VT | 640 | 706 | 821 |
Tỷ trọng (không có dầu khí) % | 2,18% | 2,01% | 1,86% |
Tỷ trọng (có dầu khí) % | 0,0034% | 0,0028% | 0,0023% |
(Nguồn: Sở Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
GDP của ngành du lịch chiếm tỉ trọng còn rất nhỏ trong GDP của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu: khoảng 2% so với GDP toàn tỉnh không có tính cả dầu khí và chiếm khoảng 0,003% so với GDP toàn tỉnh có tính dầu khí. Đây là con số khá khiêm tốn và không tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Khi so sánh