So Sánh Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngành Du Lịch Tiền Giang Với Các Tỉnh Lân Cận Giai Đoạn 2005 – 2014


chức nhiều sự kiện (ví dụ, tổ chức các lễ hội), do đó, khách du lịch nội địa khi đến Tiền Giang, không có nơi cho họ giải trí, vui chơi nên khó thu hút họ nghỉ lại với thời gian dài.

+ Các khách sạn tại Tiền Giang hiện tại chỉ đạt tiêu chuẩn 1 – 2 sao, trang thiết bị trong các khách sạn chỉ ở mức trung bình, do đó ngành lưu trú tại Tiền Giang không thể đáp ứng được nhu cầu ăn – nghỉ của du khách thương gia, du khách thu nhập cao, du khách MICE (tên viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Meeting/ gặp gỡ, Incentive/ khen thưởng, Conventions/ hội thảo, Exhibition/ triển lãm)... Trong khi đó, tại TP.HCM (cách Tiền Giang 65 km) nơi tập trung hệ thống khách sạn cao cấp của các công ty đa quốc gia kinh doanh chuyên nghiệp ngành khách sạn

– nhà hàng, nơi đáp ứng tốt nhất nhu cầu ăn/ nghỉ của các đối tượng khách du lịch cao cấp này, do vậy, sau 3 – 4 giờ tham quan du lịch tại Tiền Giang, các đối tượng khách du lịch cao cấp này trở về TP.HCM ngay.

+ Hầu hết các công ty kinh doanh du lịch tại Tiền Giang khi chào bán tour cho các công ty lữ hành tại TP.HCM và các tỉnh lân cận (các nhà cung ứng), đều thiết kế các chương trình tour đi tham quan du lịch tại Tiền Giang chỉ trong 1 ngày, rất ít có chương trình tour kéo dài từ 2 – 3 ngày trở lên, cho nên khách du lịch sau vài giờ đến Tiền Giang tham quan/ du lịch, họ lại phải di chuyển đến điểm đến khác lưu trú, và tiếp tục chuyến hành trình trong những ngày sau đó.

+ Tiền Giang có các khu/ điểm du lịch như Thới Sơn, Cái Bè, biển Tân Thành..., nhưng tại các khu du lịch này chưa được đầu tư, nâng cấp thành khu nghỉ dưỡng, do vậy không thu hút các đối tượng khách du lịch có nhu cầu du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

3.2.3. So sánh hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Tiền Giang với các tỉnh lân cận giai đoạn 2005 – 2014

3.2.3.1. Về số lượng khách


1) Số lượng khách du lịch nội địa (DLNĐ)


Số liệu bảng 3.5 cho thấy, du lịch tỉnh Tiền Giang đang chiếm ưu thế với tổng số lượng khách du lịch nội địa đến tham quan/ du lịch giai đoạn 2005 – 2014 là 4,967 ngàn lượt khách, kế đến là Vĩnh Long với 4,574.5 ngàn lượt khách, hai tỉnh Long An và Bến Tre xếp thứ 3 và thứ 4 với khoảng 3,121.1 và 3,099.1 ngàn lượt khách. Điểm đến du lịch Tiền Giang và Vĩnh Long đang thu hút du khách nội địa do ngành du lịch 2 tỉnh này biết phát huy những ưu thế cạnh tranh sẵn có tại địa phương, do đó, có thể nhận định, trong thị trường nội địa, điểm đến du lịch Vĩnh Long là đối thủ cạnh tranh ngang tầm với điểm đến du lịch Tiền Giang.

Bảng 3.5: Số lượt khách DLNĐ của các địa phương giai đoạn 2005 – 2014


ĐVT : 1,000 lượt khách


Năm

Địa phương

Tiền Giang

Long An

Bến Tre

Vĩnh Long

2005

199.7

84.6

186.9

165.0

2006

221.4

126.1

206.1

270.0

2007

250.1

147.8

221.9

315.0

2008

331.3

196.6

241.1

371.0

2009

455.6

236.6

269.5

403.2

2010

488.2

254.6

303.0

465.0

2011

533.7

354.0

349.0

500.0

2012

626.6

451.8

392.0

620.4

2013

739.9

574.0

428.6

718.0

2014

1,120.5

695.0

501.0

746.9

Tổng

4,967

3,121.1

3,099.1

4,574.5

Xếp hạng

1

3

4

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 14

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014; Tác giả thống kê)

2) Số lượng khách du lịch quốc tế (DLQT)


Đối với thị trường khách quốc tế giai đoạn 2005 – 2014 (Bảng 3.6), điểm đến du lịch Tiền Giang chiếm ưu thế vượt trội với 4,712.64 ngàn lượt khách, trong khi xếp thứ 2 là điểm đến Vĩnh Long chỉ đạt 51.39% lượt khách quốc tế so với Tiền Giang (2,422.03 ngàn lượt khách), Bến Tre chỉ đạt 49.23% tổng lượt khách quốc tế so với Tiền Giang (2,320.12 ngàn lượt khách), xếp thứ 4 là điểm đến Long An chỉ có 43.12 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2005, điểm đến du lịch Tiền Giang đã thu


hút hơn 318 ngàn lượt khách quốc tế: tăng hơn 40% so với Bến Tre, và tăng 26.69% so với Vĩnh Long, trong khi lượng khách quốc tế đến Long An thời điểm này không đáng kế. Điều này cho thấy, ngành du lịch Tiền Giang đã thực sự chuyên nghiệp trong phục vụ khách quốc tế, cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ du lịch đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm du lịch của đối tượng khách này.

Bảng 3.6: Số lượt khách DLQT của các địa phương giai đoạn 2005 – 2014


ĐVT : 1,000 lượt khách


Năm

Địa phương

Tiền Giang

Long An

Bến Tre

Vĩnh Long

2005

318.52

1.12

126.05

85.00

2006

388.94

1.56

139.14

100.00

2007

454.07

2.05

155.15

140.00

2008

464.44

2.89

174.11

204.00

2009

410.76

3.48

198.65

251.34

2010

472.84

4.59

230.00

264.98

2011

525.00

6.00

261.00

296.72

2012

542.69

6.20

300.50

324.61

2013

567.69

6.70

341.80

352.71

2014

452.74

8.53

393.72

402.67

Tổng

4,712.64

43.12

2,320.12

2,422.03

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014; Tác giả thống kê)

3.2.3.2. Về số ngày lưu trú bình quân


Số ngày lưu trú bình quân (LTBQ) của khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế giai đoạn 2007 – 2014, Bảng 3.7 cho thấy, số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa và quốc tế tại Tiền Giang là 1.76 lần, xếp hạng cao nhất trong bảng, thứ hạng kế tiếp là Bến Tre, 1.73 lần, Vĩnh Long là 1.58 và Long An là 1.55. Qua đó, Bến Tre đang là đối thủ cạnh tranh mạnh cùa ngành du lịch Tiền Giang, vì khoảng cách vị trí địa lý của các điểm đến Bến Tre không xa các điểm đến du lịch Tiền Giang, và đặc điểm địa lý, khí hậu, phong tục tập quán… của Bến Tre cũng tương đồng với đặc điểm địa lý, khí hậu, phong tục tập quán… của Tiền Giang.


Bảng 3.7: Số ngày LTBQ của khách du lịch giai đoạn 2007 – 2014



Năm

Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch (lần)

Tiền Giang

Long An

Bến Tre

Vĩnh Long

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

2007

1.3

1.8

1.2

1.4

1.4

1.5

1.2

1.5

2008

1.5

1.8

1.3

1.6

1.5

1.6

1.3

1.6

2009

1.5

1.9

1.4

1.7

1.6

1.6

1.5

1.6

2010

1.7

2.0

1.5

1.8

1.7

1.7

1.6

1.8

2011

1.7

2.1

1.5

1.8

1.7

1.8

1.6

1.9

2012

1.8

2.2

1.6

1.9

1.7

1.9

1.6

2.0

2013

1.9

2.3

1.7

2.0

1.8

2.0

1.7

2.1

2014

2.0

2.5

1.8

2.2

1.9

2.3

1,8

2.3

Bình quân

1.68

1.84

1.50

1.6

1.66

1.80

1.31

1.85

Trung bình tổng

1.76

1.55

1.73

1.58

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014; Tác giả thống kê)

3.2.3.3. Về thu nhập du lịch

Về thu nhập du lịch (Bảng 3.8), dẫn đầu về doanh thu là Bến Tre với tổng thu nhập giai đoạn 2005 – 2014 là 2,529.9 triệu VNĐ, trong khi đó, Tiền Giang về thứ 2 chỉ thu về 2,112 triệu VNĐ (đạt 83.48% so với Bến Tre), Vĩnh Long đạt 1,319.21 triệu VNĐ (đạt gần 52.14% so với Bến Tre), và Long An đạt 908.62 triệu VNĐ (đạt gần 37.9% so với Bến Tre).

Qua đó, Bến Tre tuy tổng số lượng du khách nội địa và quốc tế đạt tỷ lệ không cao (chỉ khoảng 55.99% so với Tiền Giang, bằng 77.46% so với Vĩnh Long), nhưng doanh thu du lịch đạt cao hơn Tiền Giang tới gần 20%, cao hơn Vĩnh Long tới gần 48%, tức là hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Bến Tre cao hơn nhiều so với các tỉnh khác trong bảng so sánh. Điều này buộc các nhà hoạch định chính sách du lịch, các doanh nghiệp du lịch Tiền Giang… phải thật sự quan tâm thay đổi lại phương thức cạnh tranh của mình.


Bảng 3.8: Thu nhập du lịch của các địa phương giai đoạn 2005 – 2014

ĐVT : 1,000,000 VNĐ


Năm

Địa phương

Tiền Giang

Long An

Bến Tre

Vĩnh Long

2005

78.68

24.10

83.27

40.00

2006

84.66

30.10

104.34

49.00

2007

132.00

43.00

129.48

67.00

2008

144.20

57.00

158.47

95.00

2009

184.97

64.91

172.32

121.53

2010

211.09

85.23

246.86

142.96

2011

237.16

134.26

302.60

173.21

2012

278.60

150.02

368.42

184.20

2013

327.13

175.00

402.14

200.00

2014

433.51

195.00

562.00

246.31

Tổng

2,112

958.62

2,529.9

1,319.21

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014; Tác giả thống kê)

3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành du lịch Tiền Giang

3.3.1. Những điểm mạnh


Tiền Giang có nhiều di tích lịch sử rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, khoa học như: Chùa Vĩnh Tràng, Đình Long Hưng, di tích chiến thắng Ấp Bắc, lăng Thủ Khoa Huân, lăng Trương Định, di chỉ khảo cổ Ốc Eo Gò Thành,... đã được tỉnh trùng tu, tôn tạo và phát triển tạo điều kiện phát triển các gói du lịch sinh thái kết hợp với tham quan các di tích lịch sử, văn hóa.

Tiền Giang nằm ở hạ nguồn sông Mê kông, với nhiều vườn trái cây, thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái: Vùng sinh thái nước ngọt với các cù lao xanh tươi, kênh rạch chằng chịt, mênh mông sông nước tại thành phố Mỹ Tho và các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè; Vùng sinh thái ngập mặn tại biển Tân Thành, Gò Công Đông; Vùng sinh thái ngập phèn Đồng Tháp Mười tại huyện Tân Phước.


Hệ thống giao thông đường thủy Tiền Giang phát triển mạnh: hệ thống sông ngòi, bờ biển dài, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với tỉnh lân cận, thuận tiện cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và khai thác du lịch sông nước.

Các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đã thiết kế các tuyến điểm tham quan du lịch mới, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch như tham quan vườn cây ăn trái ở Vĩnh Kim, Tân Phong, Ngũ Hiệp, chương trình tham gia tát mương bắt cá ở cù lao Thới Sơn...

Tiền Giang có môi trường chính trị ổn định, độ an toàn cao, người dân trong vùng rất thân thiện, hiếu khách. Thời tiết quanh năm thuận lợi, bão ít xảy ra tại Tiền Giang, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các tour du lịch sinh thái. Tiền Giang có các Khu du lịch Thới Sơn, Khu biển Tân Thành, Chợ nổi Các Bè là những điểm du lịch nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước biết đến và đánh giá cao.

3.3.2. Những cơ hội


Kinh tế ngày càng càng phát triển, thu nhập của người dân càng gia tăng, do đó nhu cầu du lịch chắc chắn sẽ tăng lên.

Thời gian qua ngành du lịch Tiền Giang cũng có nhiều thuận lợi do đường giao thông đến Tiền Giang đã thông suốt và tiện lợi hơn, nhất là sau khi đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương hoàn thành, đã rút ngắn thời gian từ TP.HCM đến Tiền Giang sớm hơn 30 phút.

Nhiều công trình phục vụ du lịch đã được xây dựng và đưa vào sử dụng như: Chợ đêm ẩm thực Mỹ Tho được mở ngay giữa trung tâm TP. Mỹ Tho để phục vụ du khách; Bến tàu du lịch TP. Mỹ Tho được đưa vào phục vụ hoạt động du lịch...

Nhà nước ban hành nhiều quy định, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển: Chính phủ đã miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam cho công dân các quốc gia: Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, và các quốc gia thuộc khối Asean. Điều này đã góp phần gia tăng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam trong những năm gần đây.


Các dự án phát triển Tiểu vùng sông Mê kông trong đó có Bến tàu du lịch Mỹ Tho được xây dựng và đi vào hoạt động. Đây là điểm dừng chân đầu tiên cho các tàu thủy du lịch quốc tế trên tuyến du lịch Tiểu vùng sông Mê kông, là cơ hội cho sự tăng trưởng khách du lịch tại Tiền Giang. Tiền Giang được chính phủ quy hoạch là một trong 8 tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam.

3.3.3. Những điểm yếu


Cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống thu gom và xử lý chất thải… và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, các dịch vụ du lịch… còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Tiền Giang có khoảng 20,000 lao động trong ngành du lịch, nhưng lao động chính phục vụ du lịch chỉ khoảng 4,000 người. Nhìn chung, nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa chuyên nghiệp… thiếu cán bộ, quản lý có kinh nghiệm và kiến thức về du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn.

Các loại hình du lịch, phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, thiếu tính sáng tạo độc đáo và đặc thù của vùng, sản phẩm du lịch trùng lắp giữa các địa phương trong khu vực ĐBSCL, dẫn đến tình trạng khách du lịch chỉ cần đến một tỉnh trong vùng ĐBSCL là có thể biết các sản phẩm du lịch của các tỉnh khác trong vùng. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu các điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí và khách sạn, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao. Các công ty kinh doanh du lịch liên tục hạ giá tour để cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến chất lượng tour giảm.

Sự tác động của nhà nước vào hoạt động du lịch chưa đủ mạnh để ngành này phát triển; UBND tỉnh Tiền Giang chưa xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế ưu đãi, chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, chính sách quản lý môi trường du lịch,...


3.3.4. Những thách thức


Ý thức của người dân và các doanh nghiệp du lịch về bảo vệ thiên nhiên và môi trường chưa cao. Mức sống và trình độ dân trí của người dân thấp, người dân, các doanh nghiệp thiếu ý thức việc bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch.

Tình trạng “cò mồi” khách du lịch tại các điểm đến du lịch diễn ra thường xuyên, gây bức xúc cho khách du lịch. Tình trạng mua bán các sản phẩm du lịch tự phát tại các điểm đến du lịch đã làm cho môi trường du lịch thiếu văn hóa, làm xấu đi hình ảnh du lịch Tiền Giang trong tâm trí khách du lịch.

Cạnh tranh du lịch giữa ngành du lịch Tiền Giang và các tỉnh lân cận ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp du lịch Tiền Giang chưa tạo dựng được năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

Chính quyền địa phương ban hành các chính sách quy hoạch, phát triển du lịch không đồng bộ, việc quản lý môi trường thiên nhiên bị buông lỏng. Các doanh nghiệp du lịch, người dân địa phương chưa quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển giá trị tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hóa…

Năm 2015, Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA: Free Trade Agreement), Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP: Trans-Pacific Partnership Agreement), gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC: ASEAN Economic Community)... đã và đang chuẩn bị được ký kết, là những thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung, và ngành du lịch Tiền Giang nói riêng.

3.4. Đánh giá về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang


3.4.1. Thiết kế nghiên cứu


Để đo lường các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong du lịch, tác giả đã sử dụng mô hình lý thuyết như đã trình bày ở mục 2.3.1, và mô hình nghiên

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí