Thực Trạng Hoạt Động Của Ngành Du Lịch Tp. Hcm Trong Hội Nhập Quốc Tế Thời Gian Qua


thủ khác như mô hình du lịch sinh thái, mô hình thưởng thức thắng cảnh nổi tiếng kết hợp với tìm hiểu văn hóa truyền thống, mô hình du lịch biển kết hợp với giải trí. Với điều kiện của TP.HCM có nguồn tài nguyên nhân văn du lịch đa dạng, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương đối hoàn chỉnh nhất trong cả nước, nơi tập trung tất cả các khách sạn lớn, trung tâm thương mại lớn, các bệnh viện lớn, Thành phố tập trung phát triển các loại hình du lịch đặc trưng mà mình có nhiều lợi thế như du lịch kết hợp công tác, hội thảo (MICE), du lịch kết hợp mua sắm, du lịch kết hợp thăm thân, khám chữa bệnh, vốn là các thế mạnh đặc trưng của Thành phố.

Hai là, đẩy mạnh hoạt động quảng bá cho phát triển du lịch thành phố

Qua kinh nghiệm của Bangkok, Kulalumpur đã cho thấy điều này rất quan trọng, vì khi có một chiến dịch quảng bá du lịch hiệu quả sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước, từ đó phát triển du lịch. Để thực hiện việc quảng bá du lịch, không chỉ có ngành du lịch, mà cần có sự phối hợp của cả cộng đồng dân cư trên địa bàn, của xã hội thì chiến lược quảng bá du lịch mới thành công.

Ba là, ngành du lịch TP.HCM cần có chính sách miễn giảm thuế, các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào các dự án phục vụ cho việc phát triển du lịch.

Kinh nghiệm của các thành phố cho thấy, để phát triển du lịch đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước và chính quyền thành phố thì không thể đáp ứng được vì vậy đòi hỏi phải huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư này, đòi hỏi phải có chính sách ưu đãi của thành phố cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn.

Bốn là, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch, chính quyền và cộng đồng địa phương trong các điểm, khu du lịch và các chương trình du lịch:

Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số thành phố cho thấy thành công từ kết quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia du lịch, các công chức chính phủ và những tổ chức cá nhân kinh doanh phối hợp với nhau chặt chẽ để xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn cho phát triển du lịch từ việc phối hợp chặt chẽ của các thành viên có liên quan đến kế hoạch phát triển đã tạo điều kiện cho việc triển khai


thực hiện kế hoạch rất thuận lợi, nhanh chóng, nhịp nhàng, hiệu quả thông qua việc tham gia góp ý của các thành viên rất thiết thực, tích cực và tự giác để thực hiện tốt công việc liên quan đến trách nhiệm của mình trong kế hoạch chung.

Năm là, đẩy mạnh việc thực hiện việc xã hội hóa trong hoạt động du lịch và nâng cao nhận thức của người dân địa phương để đồng tình ủng hộ

Đây là kinh nghiệm rất phù hợp đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Chúng ta biết rằng, điều kiện để phát triển du lịch ngoài tài lực có được của từng quốc gia thì vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết… Do đó, đòi hỏi vốn đầu tư lớn để đáp ứng nhu cầu du khách, trong khi điều kiện vốn của Chính Phủ có hạn. Từ yếu tố này đòi hỏi phải huy động các thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch. Việc xã hội hóa trong việc phát triển du lịch đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và mang lại thành công rất tốt, điển hình như ở Malaysia thông qua chương trình du lịch sinh thái nghỉ tại nhà dân là sản phẩm rất hấp dẫn và đã thực hiện tại 05 làng thí điểm, từ việc huy động cơ sở vật chất của từng hộ nhà dân sử dụng làm nhà nghỉ đã giảm chi phí đầu tư của dự án rất lớn, đồng thời vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng mang tính sinh thái, dân dã phù hợp với xu thế nhu cầu của du khách hiện nay. Bên cạnh, cần phải giáo dục, truyên truyền, hướng dẫn, giải thích sâu rộng về lợi ích thiết thực của việc phát triển du lịch đem lại hiệu quả cho toàn xã hội và sự cần thiết của sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng dân cư trong sự nghiệp phát triển du lịch của quốc gia. Từ những hoạt động này sẽ mang lại kết quả rất hữu hiệu thể hiện qua thái độ, cung cách ứng xử của người dân sẽ để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách và sẽ là động cơ tác động du khách quay trở lại lần sau, điển hình như chương trình ấn tượng “mĩm cười du lịch” của ngành du lịch hàng không Singapore là một bí quyết giúp cho ngành hàng không đất nước này thu lại lợi nhuận cao từ việc tăng lượng khách vượt xa so với thời gian trước đó.

Sáu là, môi trường du lịch phải an ninh, an toàn, đảm bảo môi trường, sinh

thái


Sản phẩm du lịch dù có chất lượng cao, phong cảnh đẹp tuyệt vời, di tích lịch sử văn hóa độc đáo nhưng không có môi trường du lịch an ninh, an toàn thì cũng không thể thu hút khách. Điển hình như sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ đã tác động ngay đến sụt giảm khách du lịch đến quốc gia này và đã tạo điều kiện cho du khách quốc tế có xu hướng dịch chuyển sang các nước Châu Á và Việt Nam trở thành điểm đến du lịch an ninh, an toàn. Hay việc nhiều du khách đã hủy bỏ phòng đặt trước tại những khách sạn của thủ đô Vienna trong đầu năm 2000 vì lý do du khách dự đoán không an toàn và có thể bị đe dọa tính mạng trong việc Đảng cực hữu-phát xít vừa giành quyền tham gia trong chính phủ liên minh ở Áo. Qua các diễn biến này đã cho chúng ta thấy môi trường an ninh, an toàn mang ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch ở các quốc gia.

Khi phát triển du lịch cần phải kết hợp với việc bảo vệ môi trường xã hội, phải kịp thời ngăn chặn những hiện tượng không lành mạnh của xã hội phát sinh từ du lịch. Chúng ta có thể học tập điều đó qua bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan, bởi đây là một đất nước điển hình về phát triển du lịch “Sex tour” và hậu quả là nạn dịch AIDS đã bùng nổ khắp đất nước này, làm suy giảm đi hình ảnh du lịch lành mạnh và đòi hỏi phải mất một thời gian dài mới có thể khôi phục lại được.

Phải quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đó một cách hiệu quả nhất: Ngành du lịch chịu ảnh hưởng tính thời vụ cao, do đó, ở những giai đoạn cao điểm ở các điểm du lịch thu hút lượng khách rất lớn, đặc biệt vào các ngày nghỉ, lễ hội…đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái của các khu, điểm du lịch. Do đó, cần phải nêu cao truyền thống dân tộc, tuyên truyền ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường để đảm bảo vệ sinh khu, điểm du lịch luôn sạch sẽ, cảnh quan trong lành. Cần thiết phải đề ra hình phạt nặng để du khách không xả rác bừa bãi, làm mất vệ sinh và sử dụng phạt để áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển du lịch, điển hình như Singapore áp dụng phạt nặng du khách vi phạm việc làm mất vệ sinh tại khu, điểm du lịch và áp dụng này đã mang lại thành công trong việc bảo vệ


môi trường ở các khu, điểm du lịch tập trung du khách cao luôn được sạch, đẹp. Phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, cần lưu ý đến sức chứa của các điểm du lịch, không nên để tình trạng quá tải xảy ra vì điều đó sẽ làm cho cảnh quan môi trường bị ô nhiễm và xuống cấp nhanh chóng. Song song đó nên giáo dục cho du khách ý thức trân trọng và giữ gìn cảnh quan môi trường, đảm bảo trật tự, vệ sinh tại các điểm du lịch. Chúng ta có thể học tập điều đó từ kinh nghiệm phát triển du lịch Singapore, Kulalumpur qua việc áp dụng chính sách thưởng phạt đối với du khách. Ở Việt Nam, đặc biệt là ở TP.HCM, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề còn có sự tách biệt và chưa có nhận thức đúng đắn. Việc bảo tồn và khai thác các nguồn tài nguyên trong khi phát triển du lịch chưa được chú trọng. Vì thế, ngành du lịch cần nhanh chóng ứng dụng bài học này của các nước trong quá trình tiến đến phát triển du lịch.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Phát triển du lịch hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động du lịch là hoạt động để hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển của con người. Xu hướng phát triển du lịch chịu sự tác động trực tiếp của những thành tựu về phát triển khoa học - công nghệ và phát triển trên cơ sở của sự xuất hiện nền kinh tế tri thức. Việc phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức sẽ tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ, trước mắt là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chính vai trò quan trọng như thế, nên việc thực hiện các giải pháp để phát triển du lịch TP. HCM cần được sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, mọi thành phần kinh tế và các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch đã chỉ rõ những khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch – phân loại thị trường du lịch, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về dịch vụ du lịch, những nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển của ngành du lịch, kinh nghiệm phát triển du lịch của một số thành phố và bài học kinh nghiệm cho Tp. HCM. Từ đó, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề ra những phương hướng và giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho phát triển du lịch TP. HCM trong thời gian tới.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH TP. HCM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ THỜI GIAN QUA

2.1. Tổng quan hoạt động của ngành du lịch TP. HCM thời gian qua

2.1.1. Về lượng khách du lịch đến TP. HCM

Về khách quốc tế đến TP.HCM

Những năm 80 của thế kỷ XX, lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM còn rất ít. Kể từ năm 2001 trở lại đây, lượng khách quốc tế gia tăng với tốc độ đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn 2005 – 2009 thời kỳ có tốc độ phát triển tương đối cao, mức độ tăng trưởng du lịch trung bình năm là hơn 20%. Điều này chứng tỏ trong khoảng thời gian này TP.HCM còn là mảnh đất có sức hấp dẫn đối với du khách quốc tế, bởi đây chính là lúc đất nước mở cửa, hội nhập sâu nên du khách khắp nơi trên thế giới muốn đến tìm hiểu về một dân tộc với những trang sử hào hùng.

Tiếp theo đến giai đoạn 2011 – 2015 lượng khách quốc tế đến TP. HCM vẫn tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có chậm lại (Bảng 2.1.). Nếu so sánh với cả nước thì lượng khách quốc tế đến TP. HCM giai đoạn 2011 – 2015 tăng liên tục và chiếm tỷ trọng lớn nhất nước: năm 2011 có 3.500.000 lượt; năm 2012 có 3.800.000 lượt; năm 2013 có 4.109.000 lượt; năm 2014 có 4.400.000 lượt năm 2015 có 4.600.000 lượt

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015

ĐVT: Người


NĂM

2011

2012

2013

2014

2015

Lượng khách

3,500,000

3,800,000

4,109,000

4,400,000

4,600,000

% tăng trưởng

12.90%

8.50%

8.1%

7.08%

4.60%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 6

Nguồn: Sở Du lịch TP. HCM, năm 2016

So với cả nước thì lượng khách quốc tế đến TP. HCM liên tục tăng và chiến tỷ lệ ngày càng lớn (gần 80% trong năm 2014, 2015).


Bảng 2.2: Thống kê số lượng khách quốc tế đến TP.HCM so với cả nước giai đoạn 2011 – 2015

ĐVT: Người


NĂM

2011

2012

2013

2014

2015

TP. HCM

3,500,000

3,800,000

4,109,000

4,400,000

4,600,000

Cả nước

6,000,000

7,800,000

7,500,000

6,800,000

6,000,000

Nguồn: Sở Du lịch TP. HCM, năm 2016

• Về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến thành phố

Lượng khách du lịch quốc tế đến TP. HCM xét theo thứ tự là: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế so với những năm trước có một sự thay đổi khá rõ rệt, thị trường Mỹ từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 2, Nhật từ vị trí đứng đầu nay xuống hàng thứ 4. Kết quả bước đầu của một loạt các chính sách, biện pháp kích thích du lịch nội địa như miễn visa du lịch, mở thêm nhiều đường bay, giá vé rẻ-linh hoạt và nhất là tác động của một số chương trình quảng bá xúc tiến mà ngành du lịch thành phố đã thực hiện thời gian qua. Qua diễn biến thị trường khách quốc tế cho thấy ngoài thị trường Đông Bắc Á, Tây âu, Mỹ vốn là những thị trường truyền thống có lượng khách ổn định, một số thị trường mới nổi lên, có tiềm năng hết sức hứa hẹn như ASEAN, Trung Quốc, Nga cần được quan tâm đầu tư nhất là trong công tác quảng bá xúc tiến. Về lâu dài, trong bối cảnh hợp tác chặt chẽ và toàn diện trong khối ASEAN, lượng khách đến từ các thị trường trong khối ASEAN sẽ ngày càng tăng. Số lượng khách quốc tế là tiêu chí rất quan trọng, nó thể hiện tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh du lịch của một thành phố, vùng hoặc quốc gia. Lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tăng liên tục, trừ thời gian khủng hoảng kinh tế ở khu vực trong năm 1997, 1998. Đặc biệt trong những năm gần đây lượng khách đến thành phố tăng rất mạnh, điều đó cho thấy TP.HCM vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.


Bảng 2.3. Thống kê top 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM Giai đoạn 2014 – 2015

ĐVT: Người


Năm

2014

2015

Thị trường

Nhật Bản

353,178

346,651

Hoa Kỳ

323,806

370,357

Trung Quốc

262,420

291,381

Hàn Quốc

261,538

313,389

Malaysia

252,803

256,425

Úc

241,417

228,083

Đài Loan

241,653

287,779

Singapore

144,577

176,072

Liên Bang Nga

118,379

81,132

Pháp

112,828

107,324

Nguồn: Sở Du lịch TP. HCM, năm 2016

Thị trường Mỹ: là thị trường có nhiều triển vọng đối với TP.HCM vì có khả năng thanh toán cao. Thông thường, khách Mỹ khi đến TP.HCM với mục đích chủ yếu là tham quan du lịch, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác. Họ thường đến những nơi có nhiều di tích lịch sử chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Trong thời gian tới, dự kiến lượng khách từ Mỹ đến TP. HCM sẽ tăng đáng kể vì Việt Nam đã gia nhập sâu vào WTO và việc gắn kết giữa hai chính phủ.

Thị trường Nhật: đây là thị trường khá hấp dẫn và có nhiều thuận lợi nhất, là một trong những thị trường đáng kể ở châu Á. Trong những năm gần đây, lượng khách từ Nhật đến TP. HCM có xu hướng tăng nhanh. Đây là thị trường quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng như đối với thành phố nói riêng, bởi lẽ thị phần này tuy không lớn nhưng khách Nhật lại có khả năng tiêu dùng khá cao.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí