doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
Việc thu hút du lịch có thể kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội nổi lên ở địa phương như: tình trạng mại dâm trá hình, ma túy, vấn đề tội phạm, an ninh trật tự...
1.3. Khung phân tích:
Phần tiếp theo của đề tài trình bày các yếu tố tác động đến ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu. Đó là, những ưu điểm về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu), điều kiện xã hội, các tài nguyên du lịch (tài nguyên biển, rừng, tài nguyên nhân văn). Cùng với những yếu tố này, việc trình bày cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở số liệu thu thập được từ Sở Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu như: nguồn nhân lực, khách sạn, hệ thống hạ tầng giao thông và các dịch vụ tiện ích khác sẽ giúp thấy được tổng thể nguồn lực nội tại của ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó, nguồn nhân lực trong ngành du lịch được xét đến cả chất lượng và số lượng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến ngành du lịch của tỉnh.
Tuy nhiên, liệu ngành du lịch tỉnh đã phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có hay chưa? Vai trò và tác động của ngành du lịch đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như thế nào ? Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch là việc làm hết sức cần thiết nhằm làm cơ sở để từ đó các cơ quan chủ quản đưa ra các chính sách phù hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu sẽ được xem xét phân tích gồm: doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận/doanh thu và nộp ngân sách/doanh thu. Các tác động của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh được phân tích bao gồm tác động tích cực và tác động tiêu cực. Tác động tích cực thể hiện ở các chỉ số: tỷ trọng GDP ngành dầu khí/GDP toàn tỉnh, tỷ trọng nộp ngân sách/doanh thu dịch vụ du lịch, khả năng tạo ra việc làm cho người lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Khách du lịch nội địa
Khách du lịch quốc tế
Bên cạnh đó, tác giả thu thập mẫu điều tra hành vi của du khách khi đi du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp du khách. Tác giả tập trung phân tích các yếu tố sau:
Số lần du lịch trong năm của khách du lịch | ||
Tính mùa vụ của du lịch | ||
Mục đích đi du lịch | ||
Phương tiện giao thông | ||
Hành vi chi tiêu | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 1
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2
- Các Tác Động Về Kinh Tế - Xã Hội Của Hoạt Động Du Lịch
- Khách Sạn Và Các Doanh Nghiệp Có Chức Năng Du Lịch
- Bảng Số Liệu Khách Du Lịch Nội Địa Đến Bà Rịa - Vũng Tàu
- Đóng Góp Của Ngành Du Lịch Vào Nguồn Thu Ngân Sách:
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Sau khi tổng hợp kết quả và phân tích hành vi của khách du lịch, tác giả sẽ dựa vào các kết quả trên để phân tích SWOT cho du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1 Giới thiệu tổng quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162 km. Bà Rịa -Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền 100 km (trong đó 72 km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Diện tích tự nhiên 1.975,14 km2.
Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Hai huyện Long Đất, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi núi ven biển.
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây khá phong phú và đa dạng có rất nhiều triển vọng hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Dầu khí, cảng và vận tải biển, hải sản, du lịch v.v… Có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không… là địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và quốc tế, phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Như vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển du lịch, là nơi có nguồn tài nguyên du lịch và khả năng đáp ứng du lịch cao, được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của đất nước.
2.1.1.2 Khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, thời gian này là mùa mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc, thời gian này là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, ít gió bão, nhiều nắng. Đây là một tỉnh ven biển nên không khí thoáng mát quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ ngơi và thể thao giải trí.
Số giờ nắng trong năm dao động từ 2.370 giờ đến 2.850 giờ, độ ẩm không khí trung bình là 80%. Số giờ nắng cao và nắng quanh năm, bên cạnh đó Biển Vũng Tàu ít bão hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể cũng là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Đây là một lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh miền Bắc chỉ có thể khai thác du lịch biển vào mùa hè.
2.1.2 Điều kiện xã hội
Dân số: theo số liệu thống kê năm 2007, dân số của tỉnh là 947.300 người, mật độ trung bình 476 người/km2.
Dân tộc: người Kinh chiếm đa số khoảng 97,24%, ngoài ra còn có các dân tộc khác như Hoa, Châu Ro, Mường, Tày.
Đơn vị hành chính gồm: TP Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.
Tôn giáo: là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với số lượng tín đồ chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. Trong đó có Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành cùng với một số tôn giáo và hệ phái khác như Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Độ Việt Nam, Phật Giáo Bửu Sơn Kì Hương, Tin Lành Baptic, Cơ Đốc Phục Lâm, Cơ Đốc Truyền Giáo.
2.1.3 Một số tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí đặc biệt trong khu vực phát triển kinh tế phía Nam, là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tiềm năng du lịch đặc biệt vượt trội so với các địa phương khác trong khu vực.
2.1.3.1 Tài nguyên biển
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đường bờ biển dài 305,4 km (kể cả Côn Đảo) trong đó phần đất liền có đường bờ biển dài trên 100 km với khoảng 72 km là những bãi tắm đẹp với những bãi cát trắng có độ dốc thoải, có ánh sáng quanh
năm, ít gió bão. Đó là những điều kiện lý tưởng để hình thành loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng.
Bãi tắm thuộc thành phố Vũng Tàu có tổng chiều dài 40 km với những bãi tắm đẹp đã trở nên quen thuộc với với khách du lịch như : Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Bãi Nghinh Phong.
Một số bãi biển đẹp đáng chú ý của tỉnh:
- Bãi Trước nằm ở trung tâm thành phố, bãi giống như một vịnh nhỏ giữa núi, ít có sóng to. Ven bờ có những hàng dừa, dương liễu, bàng, có công viên cây xanh và có nhiều biệt thự đẹp.
- Bãi tắm nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhất là bãi Sau. Bãi nằm ở Đông Nam thành phố, chạy dài 8 km. Bãi biển rộng, có nhiều khu du lịch, du khách thường tắm biển ở đây.
- Bãi tắm Long Hải (huyện Long Đất) kéo dài từ Phước Lễ đến chân núi Châu Long và Châu Viên. Ở đây có nhiều đồi cát ven biển, độ dốc thoai thoải tạo cảnh quan quyến rũ, độ dốc thấp, nước trong xanh.
- Bãi tắm Hồ Tràm – Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc) nối liền đèo Nước Ngọt và Long Hải với chiều dài 20 km, là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và thưởng thức các món ăn đặc sản miền biển, có thể làm nơi du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái.
- Các bãi tắm ở Côn Đảo nằm quanh huyện Côn Đảo mang đầy vẻ hoang sơ, không khí trong lành với núi và những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn. Bãi biển sạch, nước trong xanh, bơi ra xa có thể nhìn thấy đáy, nhất là thấy những rặng san hô đầy màu sắc.
Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng cho Bà Rịa - Vũng Tàu một vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tắm đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch biển.
2.1.3.2 Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không lớn. Đất có khả năng trồng rừng là 38.850 ha, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng là
34.592 ha.
Bảng 2.1 Bảng phân tích tài nguyên rừng Bà Rịa - Vũng Tàu
Loại rừng | Diện tích (ha) | Tỉ trọng (%) | |
1 | Rừng tự nhiên | 27.612 | 48,86 |
2 | Rừng trồng | 15.138 | 26,79 |
3 | Rừng cấm quốc gia | 13.763 | 24,35 |
Tổng cộng | 56.513 | 100 |
(Nguồn: Báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu giai đoạn 2001 – 2010).
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 02 khu rừng nguyên sinh là: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có diện tích là 11.392 ha, khu vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích 5.998 ha.
* Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
Được thành lập vào năm 1984 có diện tích 11.392 ha trong đó có 7.224 ha đất trồng rừng nguyên sinh (rừng cấm quốc gia). Đây là một khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn lại ở miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt. Có nhiều loài động thực vật hoang dã, quý hiếm đã được liệt kê vào sách đỏ của thế giới. Trong khu rừng cấm lại nổi lên một hồ nước sôi với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên. Vùng có nước nóng hoạt động rộng hơn 1 km2 gồm có nhiều hồ lớn, nhỏ tạo ra các dòng chảy với lưu lượng nhỏ. Vùng hồ rộng nhất là một ao nước khoảng 100m2 với độ sâu hơn 1m. đây là điểm nóng nhất, lúc nào cũng sủi tàn, bốc hơi tạo thành một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Điều hấp dẫn, thú vị là tại khu vực nước sôi này Rừng Tràm vẫn xanh tươi, một loại cỏ rễ chùm, lá cứng vẫn sống cùng năm tháng tạo nên một vẻ đẹp kì thú cho thiên nhiên. Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu là địa điểm du lịch hấp dẫn với những du khách yêu thích thiên nhiên. Đã được tổ chức Du lịch thế giới chính thức công nhận là 1/64 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới.
* Vườn quốc gia Côn Đảo
Được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1984, tài nguyên rừng, biển còn khá nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng với tổng diện tích 20.000 ha, trong đó 14.000 ha là biển và 6.000 ha rừng trên 14 hòn đảo. Vườn quốc gia Côn Đảo có những khu rừng xanh tốt với nhiều loại gỗ quý như: Bời Lời, Lát Hoa, Sao Đen, Cẩm Thi, Thiên Niên Kiện. Động vật ở vườn quốc gia cũng có nhiều loài như: Chồn, Sóc, Kì Đà, Khỉ,.. Đặc biệt có Sóc mun toàn thân đen tuyền. Trong
vườn còn có các loài chim quý hiếm như: chim Điêu mặt xanh, Én biển… Bên cạnh đó còn có một vùng biển đệm rộng 20.500 ha, bao gồm cả hệ sinh thái biển và ven bờ như rừng ngập mặn, các rạn san hô và thảm cỏ biển. Vùng biển Côn Đảo có nhiều loài hải sản quý, có giá trị cao như: Tôm hùm, cá Hàng, cá Mập, cá Heo... là nơi có những loài động thực vật quý hiếm như: Bò Biển.
Vườn quốc gia Côn Đảo được nằm trong danh sách “Những khu vực được ưu tiên cao nhất” trong hệ thống khu bảo tồn biển trên thế giới. Là nơi lý tưởng dành cho du lịch và nghiên cứu khoa học. Đến thăm Côn Đảo, du khách sẽ không thể bỏ qua cơ hội khám phá những điều kì thú, những rặng San hô trải dài hàng cây số.
Bên cạnh đó, ở đây còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử cách mạng mà đặc biệt là di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Có thể nói ở Việt Nam, không nơi nào hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành điểm du lịch sinh thái như vườn quốc gia Côn Đảo.
Ngoài ra, huyện Long Đất còn có rừng hoa Anh Đào là khu rừng đẹp, hoa nở theo mùa làm trắng cả một vùng, chạy dọc hai bên đường đến khu du lịch Thùy Dương – Long Hải. Hiện nay khu rừng này đang được quy hoạch thành khu du lịch quốc gia.
Rừng của tỉnh không nhằm mục đích khai thác lấy gỗ mà chủ yếu là nhằm tạo cảnh quan thiên nhiên, cải thiện môi trường, phòng hộ và phát triển du lịch. Với 2 khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu, Vườn quốc gia Côn Đảo là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đặc biệt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có một số núi đá với độ cao trung bình dưới 200 m. Đây là một lợi thế của tỉnh để phát triển loại hình du lịch cảnh quan sinh thái, phát triển các tour du lịch kết hợp tham quan thám hiểm rừng và tắm biển.
Nhìn chung, Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình có dãy Núi Lớn, Núi Nhỏ, Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, gần có Long Sơn quy tụ…Vì thế, đến Bà Rịa - Vũng Tàu, không chỉ có tắm biển, du khách có thể du lịch leo núi như: Núi Lớn, Núi Nhỏ để tham quan ngọn Hải Đăng có bề dày lịch sử hàng trăm năm nay, tượng Chúa dang tay, khu di tích Bạch Dinh …hoặc tham quan các căn cứ kháng
chiến từ thời Pháp, Mỹ trên núi Minh Đạm, khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng khi leo núi Dinh….
2.1.3.3 Tài nguyên nhân văn:
Tính đến nay toàn tỉnh có 31 di tích đã được Nhà Nước công nhận xếp hạng cấp quốc gia cùng 152 di tích khác được tiến hành kiểm kê lập hồ sơ quản lý .
Tài nguyên nhân văn có thể được chia thành các nhóm sau:
+ Các di tích lịch sử với kiến trúc các tôn giáo gồm: Khu Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà, Lăng Cá Ông, Thích Ca Phật Đài, Chùa Long Bàn…
+ Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến gồm: Địa đạo Long Phước, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Khu nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, Khu căn cứ núi Minh Đạm, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long
+ Các lễ hội và văn hóa dân gian: Lễ hội nghênh rước cá Ông từ 16-18/8 Âm Lịch hàng năm, Lễ hội Miếu Bà (Dinh Cô) từ 16-18/10 Âm Lịch, Lễ hội Ông Trần đảo Long Sơn ngày 20/2 và 9/9 Âm Lịch…
2.1.4 Một số cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2.1.4.1. Về quy hoạch tổng thể ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo quyết định số 1828/QĐ-UB ngày 13/06/2005 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến 2020, toàn tỉnh có 1 trung tâm và 4 cụm du lịch trong đó Vũng Tàu – Côn Đảo – Bình Châu-Phước Bửu hình thành nên một tam giác du lịch đặc trưng nhất của Bà Rịa - Vũng Tàu :
* Trung tâm du lịch thành phố Vũng Tàu và phụ cận: là trung tâm du lịch hạt nhân của tỉnh, mang tính chất là trung tâm du lịch quốc tế. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:
+ Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội, cảnh quan thành phố.
+ Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao biển, giải trí.
+ Du lịch văn hóa kết hợp thể thao, xem các giải thi đấu.