Đồ thị so sánh GDP ngành thủy sản và ngành du lịch Bà rịa-Vũng tàu
1200
1000
800
600
400
200
0
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Tổng Quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Khách Sạn Và Các Doanh Nghiệp Có Chức Năng Du Lịch
- Bảng Số Liệu Khách Du Lịch Nội Địa Đến Bà Rịa - Vũng Tàu
- Quan Hệ Giữa Các Thành Viên Trong Đoàn Khách Du Lịch
- Về Nhân Lực Phục Vụ Và Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Du Lịch
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
GDP ngành thủy sản
GDP ngành du lịch tỉnh BR – VT
2005
2006
Năm
2007
GDP (tỷ đồ
ngành du lịch với ngành thủy sản – một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm gần đây, ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản thấp hơn tốc độ tăng GDP ngành du lịch. Tuy nhiên, xét chỉ tiêu tuyệt đối thì GDP ngành thủy sản vẫn cao hơn nhiều so với GDP ngành du lịch. Xem đồ thị bên dưới.
Đồ thị 2.3 - Đồ thị so sánh GDP ngành thủy sản và ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Trong những năm gần đây, thông qua việc thu hút hàng triệu du khách cả trong và ngoài nước đến Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành du lịch của tỉnh đã đóng góp đáng kể trong việc huy động nguồn lực xã hội, tận dụng những lợi thế sẵn có thúc đẩy các ngành kinh tế có liên quan cùng phát triển, tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển bền vững và theo định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước thời gian qua cũng như trong tương lai.
2.3.2 Đóng góp của ngành du lịch vào nguồn thu ngân sách:
Nộp ngân sách là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu này có thể phần nào đánh giá được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.
Trong thời gian từ năm 1999 - 2007, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp ngân sách nhà nước trung bình mỗi năm là 59 tỷ đồng (Xem Bảng 2.12 - Bảng số liệu phân tích chỉ số Nộp ngân sách/doanh thu dịch vụ du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là con số còn khiêm tốn so với nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh và hoàn toàn có thể tăng cao hơn trong tương lai.
2.3.3 Đóng góp của ngành du lịch vào việc tạo ra việc làm cho người lao động:
Ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu tính đến năm 2007 đã thu hút 7.232 người lao động tham gia. Con số này chưa phải là lớn so với tiềm năng phát triển của ngành, tuy nhiên, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ tăng lượng lao động làm việc trong ngành tương đối nhanh, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007. Xem số liệu tại Bảng 2.4 - Bảng số liệu nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thông qua phát triển du lịch, một lượng lớn lao động trong các ngành phụ trợ và một số ngành có liên quan cũng đã được huy động, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân.
2.3.4 Đóng góp của ngành du lịch vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Du lịch là một trong những loại hình dịch vụ có sức hấp dẫn rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài do những ưu điểm vượt trội của nó như vốn đầu tư thấp, triển khai nhanh, tạo ra giá trị gia tăng cao, thu hồi vốn nhanh... Tình hình đầu tư nước ngoài trong khu vực du lịch có dấu hiệu rất khả quan.
Hiện có nhiều dự án đầu tư nước ngoài về du lịch đã được tỉnh “trải thảm đỏ” nghênh tiếp và Bộ Kế hoạch-Đầu tư đang xem xét để cấp phép gồm: khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm, vườn thú hoang dã Safari Bình Châu, khu du lịch Bờ Biển Vàng, khu du lịch Ánh Sao, Thuỷ Cung Vũng Tàu,…. Nổi bật trong số này là dự án Safari Bình Châu, quy mô rộng khoảng 500ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 200 triệu USD, là vườn thú hoang dã đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bộ Kế hoạch-Đầu tư cũng đã cấp giấp phép đầu tư cho tập đoàn Winvest Investment- LLC Group, Mỹ đầu tư dự án khu du lịch nghỉ mát Sài Gòn Atlantis Hotel tại cửa Lấp-TP Vũng Tàu với tổng diện tích mặt bằng là 300 ha. Với số vốn đầu tư 300 triệu USD, tập đoàn này sẽ xây dựng 1 khách sạn có quy mô từ 800-1200 phòng cùng nhiều hạng mục khác như golf, siêu thị, khu hội chợ, triển lãm khu bán hàng miễn thuế… Dự án này đưa Bà Rịa - Vũng Tàu thực sự trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài về du lịch.
Tổng số dự án đầu tư du lịch từ các thành phần kinh tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu tính đến đầu tháng 8/2008 là 124 dự án với tổng vốn đầu tư: 7,2 tỷ USD. Trong đó:
+ 12 dự án du lịch có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư: 6,3 tỷ USD
+ 112 dự án du lịch có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư: 0,9 tỷ USD.
2.3.5 Một số tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quá trình thu hút khách du lịch mạnh mẽ nhưng thiếu và yếu kém trong công tác quy hoạch đã tạo ra những bất cập về cảnh quan du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Cảnh quan tự nhiên ở Thành phố Vũng Tàu đang bị phá vỡ bởi một loạt các công trình xây dựng tư nhân và công cộng, chẳng hạn như khu vực Núi Lớn và các công trình xây dựng nhà nghỉ ven biển, tạo nên hình ảnh nhếch nhác và mất trật tự. Những hình ảnh này cũng có thể được bắt gặp ở những bãi tắm ven biển. Do vậy, ít nhiều chúng cũng có tác động đến tâm lý, suy nghĩ và những đánh giá của khách du lịch.
Việc phát triển ồ ạt du lịch biển thời gian gần đây đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Môi trường biển của Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở nên quá tải nhất là vào những ngày cuối tuần và ngày lễ lớn. Tình trạng bão cát thường xảy ra vào những mùa gió chướng, một trong những hậu quả của thu hút khách du lịch bằng quy hoạch các bãi tắm ven biển không chuyên nghiệp, đã ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương, du khách và hiệu quả kinh tế du lịch.
Thói quen và tập quán kinh doanh trong ngành du lịch đã tạo ra sự thiếu thiện cảm, mất lòng tin ở du khách chẳng hạn như việc tăng giá mạnh của một số hàng hóa, dịch vụ vào những dịp lễ, tình trạng chèo kéo du khách, nhất là khách nước ngoài ....
Ngoài ra, việc thu hút du lịch cũng đã kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội nổi lên ở Bà Rịa - Vũng Tàu như: tình trạng mại dâm, ma túy, vấn đề tội phạm, an ninh trật tự...
2.4 Kết quả thu được của mẫu điều tra
Để có thêm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra bằng hình thức phát phiếu câu hỏi.
2.4.1 Những đặc điểm của mẫu điều tra
2.4.1.1 Mô tả cách lấy mẫu
Nhóm phỏng vấn gồm những người có trình độ đại học và một số cộng tác viên là nhân viên lễ tân của một số khách sạn. Tác giả đã triển khai phỏng vấn ngẫu nhiên 620 du khách. Khách du lịch được phỏng vấn bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ có 585 du khách là trả lời đầy đủ các câu hỏi, trong đó lượng khách nội địa trả lời 564 người. Do mức thu nhập và cơ cấu chi tiêu của khách nước ngoài có những khác biệt với du khách nội địa nên tác giả chỉ lấy kết quả điều tra từ du khách nội địa.
Quá trình phỏng vấn được thực hiện trong vòng 8 tháng, từ tháng 2 đến hết tháng 9/2008. Đối tượng được phỏng vấn là du khách được chọn ngẫu nhiên nhưng do những du khách trẻ thường cởi mở hơn trong việc trả lời phỏng vấn nên các công tác viên có xu hướng tiếp cận những du khách trẻ tuổi để phỏng vấn. Việc thu thập này chắc chắn có những sai sót không thể trách khỏi.
2.4.1.2 Những thông tin chung về mẫu điều tra:
Số người được phỏng vấn là cán bộ - CNV và học sinh - sinh viên chiếm đa số: công nhân viên chiếm 40%, học sinh – sinh viên chiếm 49%, doanh nhân chiếm 9%. Khách du lịch đến từ Tp.HCM (bao gồm cả học sinh - sinh viên các miền đang học tập tại Tp.HCM) và các tỉnh miền Đông Nam bộ chiếm 92%.
Thu nhập trung bình của số mẫu điều tra là 2,86 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập khá cao so với mức thu nhập bình quân của cả nước là 1,4 triệu đồng/tháng (tương đương gần 17 triệu đồng/năm). Chiếm tỉ lệ cao nhất là mức thu nhập từ 1 – 3 triệu /tháng (chiếm 40%) và mức thu nhập từ 3 – 6 triệu đồng/tháng (chiếm 23%). Hầu hết các mẫu điều tra thuộc nhóm học sinh – sinh viên đều ghi nhận thu nhập từ 1 – 3 triệu/tháng, chủ yếu là do gia đình chu cấp.
Khách du lịch phân theo thu nhập
Trên 10 triệu đồng / tháng
12%
Trên 6 -> 10 triệu đồng/ tháng
12%
Dưới 1 triệu đồng/ tháng
13%
Trên 3 -> 6 triệu
đồng/ tháng 23%
Từ 1 -> 3 triệu
đồng /tháng 40%
(Nguồn: mẫu điều tra của tác giả)
Đồ thị 2.4 - Đồ thị phân tích cơ cấu khách du lịch theo thu nhập
2.4.2 Số lần du lịch trong năm của khách du lịch
Theo thống kê, du khách đi du lịch 1 lần/năm chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 45%, kế tiếp là du khách đi du lịch từ 2 - 4 lần/năm chiếm 40%. Trong đó du khách tới Bà Rịa - Vũng Tàu 1 lần/năm chiếm tỉ lệ chủ yếu, còn lại là khách đi 1 lần/2 -3 năm hay 2-4 lần/năm. Chỉ có rất ít du khách đi từ 5 - 10 lần/năm. Nguyên nhân là do các hoạt động vui chơi giải trí của tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách về số lượng lẫn chất lượng, thêm vào đó chi phí sinh hoạt lại khá cao trong khi dịch vụ được đánh giá là chỉ ở mức trung bình, các điểm tham quan của Bà Rịa -Vũng Tàu hiện chưa được cải tạo, chưa có sự mới mẻ nên đã dần trở nên nhàm chán với du khách.
Số lần đi du lịch trung bình/năm
50%
45%
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
1 lần/năm
Từ 2 - 4 lần/năm
Từ 5 - 10 lần/năm
Hơn 10 lần/năm
(Nguồn: mẫu điều tra của tác giả)
Đồ thị 2.5 - Đồ thị phân tích số lần đi du lịch trung bình/năm
2.4.3 Thời điểm du lịch trong năm của du khách
Tính thời vụ trong du lịch Bà rịa-Vũng tàu
16%
14%
12%
10%
8%
6%
4%
2%
0%
13% 12%
14%
12%
9%
9%
7%
8%
5%
5%
3% 3%
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Tỉ lệ % du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu từng tháng so với cà năm
Theo số liệu thống kê, khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng chín hàng năm, chiếm đến 84% lượng khách du lịch. Đây là mùa cao điểm du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu lượng khách du lịch bắt đầu tăng từ tháng hai và đạt đỉnh điểm vào tháng bảy hằng năm (chiếm 14%). Thực tế, đây là thời gian tập trung những ngày tết, lễ lớn và các lễ hội, giải thi đấu do tỉnh tổ chức trong năm như: Tết Nguyên đán, ngày giải phóng Sài gòn 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc khánh 2/9, lễ hội festival biển, các cuộc thi sắc đẹp, các giải đấu thể thao mang tầm quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, giai đoạn từ tháng sáu đến tháng tám là khoảng thời gian nghỉ hè của học sinh, sinh viên, thời tiết đẹp và tương đối thuận lợi nên nhu cầu du lịch biển tăng cao đột biến. Các công ty cũng thường tổ chức chương trình tham quan, nghỉ mát cho đối tượng là cán bộ công nhân viên và gia đình trong khoảng thời gian cao điểm này. Những tháng thấp điểm du lịch có tỷ lệ du khách thấp, khoảng từ 3%->5% mỗi tháng. Trong khoảng thời gian này khách du lịch thường đến Bà Rịa - Vũng Tàu vào 2 ngày cuối tuần.
(Nguồn: mẫu điều tra của tác giả)
Đồ thị 2.6 - Đồ thị phân tích tính thời vụ của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm
2.4.4 Mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu của khách du lịch
Đa số khách đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu với mục đích là tắm biển, chiếm 59% số người được phỏng vấn, còn lại mục đích là ăn hải sản chiếm 18%, thăm chùa chiền, di tích chiếm 12%...
Mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Tham gia lễ Khác hội, hội chợ 6%
5%
Ăn hải sản 18%
Tắm biển 59%
Thăm chùa chiền, di tích 12%
(Nguồn: mẫu điều tra của tác giả)
Đồ thị 2.7 - Đồ thị phân tích về mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Điều này được giải thích bởi thời gian lưu trú của du khách quá ngắn, chỉ từ 1– 2 ngày. Đây là điểm yếu của ngành du lịch tỉnh từ trước đến nay và điều này cho thấy, Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có các loại hình vui chơi giải trí nào mới lạ và độc đáo để thu hút khách du lịch. Mặc dù với nguồn tài nguyên nhân văn là những lễ hội đặc sắc như đã đề cập ở các mục trước nhưng số lượng khách tham gia các lễ hội chỉ chiếm 5% số khách được phỏng vấn. Tỉ lệ 12% du khách thăm chùa chiền, di tích lịch sử là rất khiêm tốn. Thực tế, tỉ lệ này đáng ra phải cao hơn nếu như các địa điểm này được tôn tạo, nhưng những địa danh này đang dần đánh mất giá trị bởi cảnh quan môi trường xung quanh đang rất xuống cấp, cụ thể là ngọn Hải Đăng và Bạch Dinh.
Bên cạnh đó, đa số người được phỏng vấn cho rằng lý do họ chọn Bà Rịa - Vũng Tàu để đi du lịch là do họ có ít thời gian, chi phí cho một chuyến đi ở mức chấp nhận được và giao thông thuận lợi. Như vậy, những lý do du khách chọn Vũng Tàu là điểm đến là những lý do thuộc về địa lý và thu nhập của du khách chứ không phải là do những yếu tố hấp dẫn của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều này một lần nữa khẳng định bản thân ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa tạo được sức hút đối với khách du lịch.
2.4.5 Thời gian và địa điểm lưu trú của khách du lịch
Thời gian lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu
70
60
50
40
30
20
10
0
1 ngày
2 ngày
Từ 3 - 4 ngày Từ 5 - 7 ngày Trên 7 ngày
%
Với đặc điểm hệ thống giao thông thuận lợi, phần lớn khách du lịch đến Vũng Tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ nên du khách thường đi vào 2 ngày cuối tuần hoặc đi về trong ngày. Do thu nhập của người dân ngày càng cao kéo theo nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng cuối tuần.
(Nguồn: mẫu điều tra của tác giả)
Đồ thị 2.8 - Đồ thị phân tích thời gian lưu trú của du khách tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Với xu hướng đi du lịch vào hai ngày cuối tuần, lượng du khách thuê khách sạn thường rất đông vào ngày thứ 7, chủ nhật.
Nơi nghỉ của du khách khi đến Bà Rịa - Vũng Tàu
Bãi biển 11%
Nhà trọ 9%
Nhà người thân 16%
Khách sạn 64%
(Nguồn: mẫu điều tra của tác giả)