Về Nhân Lực Phục Vụ Và Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Du Lịch



lượng khách du lịch cả năm. Những tháng thấp điểm du lịch có tỷ lệ du khách thấp, mỗi tháng chiếm khoảng từ 3%->5% lượng khách du lịch cả năm. Phần lớn khách du lịch thường đến Bà Rịa - Vũng Tàu vào 2 ngày cuối tuần; lượng du khách có thời gian lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ 1 đến 2 ngày chiếm đến khoảng 90%. Địa điểm lưu trú của du khách chủ yếu là khách sạn, chiếm 64%, số du khách đi về trong ngày chủ yếu nghỉ ngơi tại bãi biển.

Hầu hết du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu để thay đổi không khí, hoạt động chính của họ tại Bà Rịa - Vũng Tàu là tắm biển và thưởng thức hải sản, chiếm 77%. Các du khách đi thăm chùa chiền, di tích, tham gia lễ hội chiếm tỉ lệ thấp.

Du khách thường đi theo nhóm bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp với số lượng mỗi nhóm từ 2 – 7 người, một số ít đi theo nhóm 8 – 15 người. Với việc đi theo nhóm như trên sẽ thuận tiện cho du khách trong việc thuê xe đi du lịch. Vì vậy, đây cũng là một trong những phương tiện được du khách sử dụng chủ yếu khi di chuyển ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Xe buýt nội tỉnh chưa thật sự phát triển nên hầu như không được du khách sử dụng.

Chi tiêu của khách du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu hầu hết dành cho các chi phí cơ bản như ăn, ở, chiếm tỷ lệ khoảng từ 60%->80% tổng chi phí cho chuyến du lịch. Các chi phí dành cho việc vui chơi giải trí và mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm tại Bà Rịa - Vũng Tàu thường chiếm tỉ lệ rất ít trong tổng chi phí.

Hầu hết du khách đều cho rằng những điều khiến du khách hài lòng khi đi du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu là cảnh quan khá đẹp, giao thông thuận tiện, đáp ứng yêu cầu về thời gian và vấn đề ẩm thực. Tuy nhiên, du khách đánh giá thấp chất lượng phục vụ và môi trường biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu.



CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU


Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 9

3.1 Phân tích SWOT cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu‌

3.1.1 Điểm mạnh

3.1.1.1 Về tự nhiên

Bà Rịa - Vũng Tàu được bao quanh bởi các tỉnh miền Đông Nam Bộ mà đặc biệt là Tp.HCM, nơi có đông dân số và mức thu nhập bình quân rất cao. Đây là khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao so với các khu vực khác trên cả nước. Vị trí này đã tạo ra lợi thế tuyệt đối cho Bà Rịa - Vũng Tàu về những chuyến đi ngắn ngày, chi phí thấp.

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình khoảng 27ºC, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,9ºC. Do đó, khí hậu thuận lợi cho Vũng Tàu phát triển du lịch quanh năm.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thế mạnh vượt trội về du lịch nhờ có nhiều cảnh đẹp tự nhiên phong phú, đa dạng do thiên nhiên ban tặng với biển, hải đảo, suối nước nóng, núi, rừng quốc gia,... Bà Rịa –Vũng Tàu có 305,4 km bờ biển với khoảng 70 bãi tắm, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp. Các bãi tắm ở Vũng Tàu có độ dốc thấp từ 3-5º, ít có sóng lớn, rất thuận lợi cho phát triển du lịch, có thể hình thành các loại hình vui chơi giải trí như canô kéo dù, canô lướt sóng. Rừng quốc gia Côn Đảo và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu– Phước Bửu với nhiều loại động vật hoang dã, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái.

3.1.1.2 Về văn hóa, lịch sử

Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến từ lâu như một địa điểm nghỉ ngơi nổi tiếng từ thời Pháp thuộc với tên gọi Cap Saint Jacques. Điều này giúp nơi đây thường trở thành địa điểm được đưa vào xem xét đầu tiên khi cân nhắc địa điểm du lịch của những du khách thích không khí miền biển.

Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống, tôn giáo rất phù hợp cho hình thức đi du lịch về nguồn, cụ thể như chùa Long Bàn, Thích



Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Nghinh Thiên Đài. Bên cạnh đó, còn có các di tích lịch sử chiến tranh như địa đạo Long Phước, căn cứ kháng chiến Bầu Sen, nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo,… Bà Rịa - Vũng Tàu còn có các lễ hội đặc thù hàng năm như lễ hội Dinh Cố, lễ hội Nghinh Ông,…

3.1.1.3 Về giao thông

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á.

Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị và liên tỉnh rất tốt. Trong đó, quốc lộ 51, 55 và 56 nối liền Vũng Tàu với các tỉnh khác, đáp ứng rất tốt nhu cầu đi lại. Do đó, các phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh có khả năng phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, trên đường biển, còn có tuyến tàu cánh ngầm chạy giữa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên với thời gian chạy tàu rút ngắn gần 1 giờ so với phương tiện giao thông trên bộ. Tất cả du khách đều đánh giá rất cao hệ thống giao thông tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

3.1.2 Điểm yếu

3.1.2.1 Về quy hoạch

Mặc dù, tỉnh đã ban hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vào giữa năm 2005 nhưng cho đến nay, việc thực hiện và triển khai quy hoạch chi tiết vẫn chưa tiến triển nhiều. Các bãi tắm chưa được quy hoạch đồng bộ, một số bãi tắm hiện chưa có đơn vị nào quản lý nên rất mất trật tự. Các địa điểm du lịch khác ở Bà Rịa- Vũng Tàu cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự. Cảnh quan tự nhiên ở Thành phố Vũng Tàu đang bị phá vỡ bởi một loạt các công trình xây dựng tư nhân và công cộng, chẳng hạn như khu vực núi lớn và các công trình xây dựng nhà nghỉ ven biển. Một số di tích chưa được bảo tồn, nâng cấp, sử dụng sai mục đích, hoặc tu bổ qua loa do thiếu kinh phí. Một số di tích bị xâm phạm đất đai, ảnh hưởng đến vấn đề khai thác và hiệu quả du lịch. Các di tích lịch sử cách mạng thiếu các công trình tôn tạo như bia, phù điêu, tượng đài. Do vậy, phần lớn du khách cho rằng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở Vũng Tàu chỉ ở mức trung bình.



3.1.2.2 Về nhân lực phục vụ và năng lực quản lý trong ngành du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu còn thiếu về số lượng và yếu kém về trình độ chuyên môn, chưa được đào chuyên sâu và thiếu tính chuyên nghiệp. Đa số du khách cho rằng, thói quen và tập quán kinh doanh trong ngành du lịch đã tạo ra sự thiếu thiện cảm, mất niềm tin ở du khách chẳng hạn như việc tăng giá mạnh của một số hàng hóa, dịch vụ vào những dịp lễ, tết, tình trạng chèo kéo du khách nhất là du khách nước ngoài....

Các chính sách đãi ngộ nhân tài của tỉnh chưa thật sự hấp dẫn và thuyết phục những sinh viên tốt nghiệp cũng như giữ lại và thu hút thêm người giỏi về phục vụ ngành du lịch tỉnh nhà.

Năng lực quản lý yếu kém là lý do chính thúc đẩy du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xuống cấp và đây cũng là vấn đề then chốt trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh. Hầu hết du khách đều đánh giá thấp chất lượng phục vụ của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Công tác tuyên truyền, quảng cáo du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống thông tin phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước còn nghèo nàn và không hiệu quả. Khách du lịch rất khó khăn khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sản phẩm du lịch của tỉnh hiện nay vẫn chỉ tập trung vào du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng cuối tuần, chưa khai thác được những sản phẩm du lịch khác mang nét đặc trưng riêng của tỉnh để có thể hấp dẫn du khách. Các chương trình du lịch còn đơn điệu, chưa gắn kết hoạt động văn hóa với du lịch. Nghệ thuật dân gian, văn hóa ẩm thực chưa được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch. Do vậy phần lớn du khách đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ với mục đích là tắm biển.

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu chưa quan tâm đúng mức đến các dịch vụ hỗ trợ để phát triển du lịch như : khách sạn, nhà hàng, các tụ điểm vui chơi, giải trí, sản xuất và phân phối hàng lưu niệm cũng như mạng lưới các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của tỉnh. Các dịch vụ hỗ trợ này tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện tại rất thiếu, không đa dạng và nghèo nàn về chất lượng. Điều này thể hiện rất rõ trong kết quả điều tra là chi phí dành cho việc vui chơi



giải trí và mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm tại Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng chi phí của chuyến đi.

3.1.2.3 Về môi trường

Việc phát triển ồ ạt du lịch biển thời gian gần đây đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Môi trường biển của Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở nên quá tải nhất là vào những ngày cuối tuần và ngày lễ lớn. Bên cạnh đó, công nghiệp khai thác dầu khí, một ngành được xem là thế mạnh của tỉnh, đang được đầu tư và phát triển rất mạnh phần nào đã ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển như tình trạng dầu loang trên biển, rác thải, rất nhiều các phương tiện đường thủy... Tình trạng ô nhiễm do khí thải và nước thải chưa qua xử lý từ các nhà máy đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên. Hầu hết du khách đều đánh giá thấp môi trường biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt có một số du khách còn cảnh báo là tình trạng ô nhiễm này sẽ tác động xấu đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới nếu không khắc phục kịp thời.

Trong khi môi trường tự nhiên của Bà Rịa - Vũng Tàu bị ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa và các hoạt động công nghiệp của tỉnh và các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ, trách nhiệm và khả năng kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan của các cơ quan quản lý cũng như trình độ dân trí, ý thức người dân tại các khu vực khai thác di tích còn kém, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch.

3.1.2.4 Về giao thông

Mặc dù hạ tầng giao thông khá tốt nhưng hệ thống vận tải hành khách công cộng trong nội thị chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như khách du lịch. Trong nội ô thành phố có một số tuyến xe buýt nhưng chưa có chuyến nào đi qua Bãi Sau, nơi có rất nhiều khách du lịch. Ngoài ra, có rất ít các tuyến xe buýt ngoại thành nối liền các khu du lịch, các cụm du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu để tạo sự liên kết trong việc tổ chức các tour du lịch. Đây là lý do mà không có du khách chọn xe buýt là phương tiện đi lại trong thời gian họ lưu trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Rịa - Vũng Tàu không có giao thông hàng không nối liền giữa tỉnh với các địa phương khác. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để Bà Rịa - Vũng



Tàu có thể phát triển nhanh trở thành trung tâm du lịch biển trong tương lai. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu có hai sân bay là Sân bay Vũng Tàu và sân bay Cổ Ống (Côn Đảo), tuy nhiên, chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại.

3.1.2.5 Về tính thời vụ và hiệu quả trong hoạt động của ngành du lịch

Mặc dù có điều kiện khí hậu thuận lợi để có thể phát triển du lịch quanh năm nhưng du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu không phát huy được thế mạnh này. Điều đó được thể hiện ở chỗ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang nặng tính thời vụ. Mùa du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu thường bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến lễ Quốc khánh 2-9, thời điểm này được gọi là mùa cao điểm trong năm. Theo kết quả điều tra, lượng du khách đến tham quan, tắm biển trong giai đoạn này khá lớn, chiếm đến 84% lượng du khách cả năm. Những tháng thấp điểm du lịch có tỷ lệ du khách thấp, mỗi tháng chiếm khoảng từ 3%->5% lượng khách du lịch cả năm. Phần lớn khách du lịch đến tham quan, tắm biển chủ yếu vào hai ngày cuối tuần.

Chính vì du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang nặng tính thời vụ nên đã xảy ra tình trạng: trong khi vào mùa cao điểm, các điểm du lịch, cơ sở phục vụ như nhà hàng, khách sạn,.. hoạt động quá tải thì vào mùa thấp điểm, ngành du lịch không tận dụng hết được cơ sở hạ tầng du lịch sẵn có, hiệu quả hoạt động không cao gây mất cân đối và lãng phí nguồn lực xã hội.

Chính những điểm yếu kể trên đã phần nào chi phối hành vi của du khách gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh như: du khách có xu hướng rút ngắn số ngày lưu trú vốn đã rất thấp, số ngày lưu trú trung bình năm 2007 đối với khách quốc tế là 1,25 và khách nội địa là 1,06; phần lớn du khách có xu hướng ít chi tiêu cho các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản như: đi lại, lưu trú và ăn uống (chiếm đến gần 90% tổng chi phí chuyến du lịch).

Mặc dù được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng hiệu quả hoạt động của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu còn thấp và không tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong cơ cấu khách du lịch đến Bà Rịa

- Vũng Tàu, tỷ lệ khách nội địa rất lớn, chiếm hơn 95% và có xu hướng tăng cao



từ năm 1999 đến năm 2007. Mặt khác, đối với thị trường khách du lịch quốc tế, tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với số khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng ngày càng sụt giảm, từ khoảng 10,66% năm 1999 giảm còn 5,47% năm 2007. Tất cả những điều trên cho thấy, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu kém hiệu quả trong thu hút khách du lịch quốc tế và do đó đang dần đánh mất cơ hội tiếp cận thị trường du lịch rất lớn và đầy tiềm năng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3.1.3. Cơ hội

Kinh tế Việt nam đang đà phát triển với tốc độ nhanh hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cùng với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua tăng mạnh một cách ngoạn mục, lượng khách quốc tế đến Việt nam với nhiều mục đích khác nhau ngày càng tăng. Ngoài ra, ngành du lịch Việt nam trong những năm gần đây rất chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt nam đến bạn bè quốc tế thông qua việc tổ chức hàng loạt các hoạt động cả trong và ngoài nước như hội chợ du lịch, triển lãm, ngày văn hóa Việt nam cùng các cuộc thi mang tầm cỡ khu vực và thế giới như cuộc thi hoa hậu, SEAGames,... Cùng với một nền tảng chính trị ổn định, môi trường thân thiện, an toàn, văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc, tất cả những điều đó đã giúp hình ảnh đất nước Việt nam nổi lên như một điểm sáng nổi bật trên bảng đồ du lịch thế giới, đặc biệt là trong tình hình khủng hoảng chính trị, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi trên thế giới. Điển hình là Thái Lan, một trong những trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam Á, nơi thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới nhờ không ngừng đầu tư phát triển ngành du lịch, hiện nay đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị, ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch nước này. Tất cả những điều trên là cơ hội to lớn để ngành du lịch Việt nam nói chung và du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng khẳng định vị trí của mình.

MICE là thị trường được đánh giá là tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch của một nước, nhờ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. So với khách đi lẻ, khách đi nhóm, thì khách du lịch của MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách... sẵn sàng chi để thưởng



thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền. Khách du lịch quốc tế và những thương gia người Việt là những đối tượng rất phù hợp cho mục tiêu này. Đây là phân khúc rất tiềm năng mà du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có thể khai thác và hướng vào để đẩy mạnh phát triển.

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, đồng thời có vị trí địa lý giáp ranh với Đồng Nai và Bình Dương. Khu vực này có tốc độ phát triển rất nhanh, giúp cải thiện thu nhập và đời sống người dân do đó nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch của người dân ngày càng được nâng cao. Đây là cơ hội rất lớn cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xét về tiềm năng du lịch biển ở khu vực phía nam, Phan Thiết, Kiên Giang được xem như các đối thủ cạnh tranh của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, Kiên Giang với vị trí địa lý cách xa khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, nơi có thu nhập cao và nhu cầu du lịch lớn vào các ngày nghỉ, các điều kiện giao thông không thuận tiện nên không phù hợp cho những chuyến du lịch ngắn ngày, chi phí thấp. Còn du lịch biển Phan Thiết hiện đang có dấu hiệu xuống cấp do quá tải và giá cả hàng hóa, dịch vụ tại đây tương đối cao. Trong điều kiện như vậy, lợi thế cạnh tranh của du lịch biển Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ giúp tỉnh này có cơ hội khẳng định vị trí của mình. Và theo dự báo, lượng khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo.

Trong tương lai không xa, với quy hoạch xây dựng sân bay quốc tế Long Thành chỉ cách Bà Rịa - Vũng Tàu 70km, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có cơ hội lớn để hút khách du lịch không chỉ ở những vùng miền khác của Việt Nam mà còn cả những du khách nước ngoài trong khu vực và trên thế giới.

3.1.4 Thách thức

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu đang từng ngày tác động đến nền kinh tế của các nước. Việt nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Mức độ và tầm ảnh hưởng của nó phức tạp và khó nhận biết. Một trong những hệ quả tất yếu là sự sụt giảm trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam cũng như Bà Rịa - Vũng Tàu, sự thắt chặt trong chi tiêu đi du lịch của cả khách nội địa và quốc tế. Đây là những thách thức đòi hỏi ngành du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023