Tình Hình Hoạt Động Ngành Du Lịch Thành Phố Cần Thơ Giai Đoạn 2010 – 2015


CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ

Thành phố Cần Thơ có tiềm năng du lịch tự nhiên tương đối phong phú và đa dạng: hệ thống sông, kênh rạch có thể được khai thác tạo thành những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn. Có thể kể tới vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn du lịch Giáo Dương, vườn lan Bình Thủy, vườn Thủy Tiên, Xuân Mai, vườn cò Bằng Lăng và nhiều khu du lịch giađình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền đang phát triển.

Cần Thơ là một trong 14 tỉnh thành trong cả nước có Sở Du lịch được thành từ rất sớm. Hiện nay, quản lý nhà nước về du lịch thành phố Cần Thơ là Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các công ty du lịch, các doanh nghiệp liên doanh du lịch, các điểm, vườn du lịch.

Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm tài nguyên đã và đang khai thác và tài nguyên mà triển vọng sẽ khai thác. Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chính tại TP.Cần Thơ được khai thác và phục vụ nhu cầu của khách du lịch sinh thái bao gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm như: các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng bần,….

- Các hệ sinh thái nông nghiệp: vườn cây ăn trái, làng hoa, đồng ruộng,…

- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc,…

3.1.1 Các hoạt động du lịch chủ yếu tại Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ dựa vào các tài nguyên du lịch sẵn có về cảnh quan thiên nhiên, vườn cây ăn trái, hệ thống sông ngòi chằn chịt, các di tích, di sản văn hóa và lễ hội. Đặc biệt là lợi thế về đầu mối giao thông và trung tâm kinh tế, chính trị, văn


hóa, giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã và đang phát triển các loại hình du lịch chủ yếu như: du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, du lịch văn hóa,…

3.1.1.1 Du lịch sinh thái

Dựa vào tiêu chuẩn kinh doanh điểm vườn du lịch của Sở du lịch Cần Thơ về diện tích (từ 2ha trở lên) và quy mô cây trồng(ít nhất là 2 loại cây ăn trái),… ta thấy có một số điểm du lịch đủ tiêu chuẩn kinhdoanh du lịch sinh thái. Trong đó, tiêu biểu là các khu du lịch: Làng du lịch Mỹ Khánh, vườn cò Bằng Lăng, vườn du lịch Xuân Mai, Gia Trang quán, vườn du lịch Thủy Tiên, vườn du lịch Giáo Dương,…

Một số tuyến tour du lịch sinh thái chủ yếu ở thành phố Cần Thơ:hầunhư không có tour riêng biệt dành cho du lịch sinh thái mà hầu như là kết hợpgiữa du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – nhân văn gồm các điểm du lịch sinh thái sông nước và du lịch vườn

- Du lịch sinh thái sông nước: Một số điểm tham quan chủ yếu như chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, cù lao Tân Lộc hay dùng ghe nhỏ vào kênh, rạch để ghé nhà dân, tham quan làng nghề.

Các tour tiêu biểu là:

+ Bến Ninh Kiều – Chợ nổi Cái Răng – Vườn trái cây – Rạch nhỏ – Bến NK.

+ Bến Ninh Kiều – Chợ nổi Cái Răng – Chợ nổi Phong Điền – Vườn trái cây - Bến Ninh Kiều.

- Du lịch vườn: với một số điểm vườn du lịch tiêu biểu như đã nêu ở phần trên: vườn Cò Bằng Lăng, Thủy Tiên, Mỹ Khánh,….

- Du lịch Homestay: du khách sẽ kết hợp đi tham quan một số di tích văn hóa sau đó ghé nhà dân sinh hoạt một ngày một đêm rồi đi vườn trái cây, sau đó kết thúc tour đưa khách về.

Một số tour tiêu biểu là:

+ Điểm đón khách – Chùa Munir Ansây - Bảo tàng văn hóa – Nhà cổ Bình Thủy – Đình Bình Thủy – Nhà dân – Chợ nổi Cái Răng - Vườn - Điểm trả khách.

+ Du khách sẽ đến nhà dân và nghỉ tại đó, tham quan các làng nghề, cùng người dân làm cỏ, đắp đê, làm ruộng.


3.1.1.2 Du lịch văn hóa

Tham quan các di tích lịch sử cách mạng - văn hoá, tìm hiểu lối sống của người dân Nam Bộ, thưởng thức đờn ca tài tử, các món ăn truyền thống, dân dã...

3.1.1.3 Du lịch MICE

Việc kết hợp du lịch với công việc, hội nghị, hội thảo,… ngày càng phổ biến ở TP.Cần Thơ. Bởi vì đây được xem là vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL nên thường xuyên diễn ra các cuộc hội nghị, hội thảo, triễn lãm như ở Trường ĐH Cần Thơ, Hội Chợ, nông trường Sông Hậu,….

3.1.2 Tình hình hoạt động ngành du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015

Nhìn chung, ngành du lịch thành phố Cần Thơ có sự tăng trưởng qua các năm.

Cụ thể được trình bày qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Tình hình hoạt động ngành du lịch cần thơ giai đoạn 2010 - 2015


CHỈ TIÊU

ĐVT

2010

2011

2012

2013

2014

2015


1./ Tổng doanh thu

Triệu

đồng


649.527


761.234


851.129


975.987


1.169.525


1.747.000

- DT phục vụ khách quốc tế

"

90.761

92.259

97.151

152.440

224.730

211.179

* Theo loại hình dịch vụ

"

649.527

761.234

851.129

975.987

1.169.525

1.747.000

+ DT buồng

"

225.628

252.445

305.375

372.392

405.513

604.214

+ Ăn uống

"

232.499

266.059

275.607

312.582

365.219

482.089

+ Hàng hóa

"

46.054

9.464

14.156

17.325

37.884

75.460

+ Lữ hành

"

96.318

176.475

209.957

222.359

266.287

385.165

+ Vui chơi giải trí

"

3.063

3.884

1.197

2.330

11.038

29.448

+ DT các hoạt động khác

"

45.965

52.907

44.837

48.999

83.584

170.624

2./ Tổng số khách đến (lưu

trú )

Lượt

khách


880.252


972.450


1.174.823


1.251.625


1.367.726


1.619.070

Trong đó: Khách quốc tế


163.835

170.325

190.116

211.357

220.280

207.000

CHỈ TIÊU

ĐVT

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Khách trong nước


716.417

802.125

984.707

1.040.268

1.147.446

1.412.074


3/ Ngày khách

Ngày

khách


1.171.138


1.335.936


1.974.205


1.779.777


1.914.816


2.166.160

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - 5


Trong đó: Ngày khách QT

"

217.387

233.805

259.927

302.944

311.310

330.082

Ngày khách nội địa


953.751

1.102.131

1.714.278

1.476.833

1.603.506

1.863.078

4./ Lữ hành

Khách

72.134

87.372

96.760

99.302

112.979

129.470

+ Đón khách vào

"

9.537

13.147

14.866

14.618

15.508

21.090

+ Đưa khách ra

"

7.539

9.030

11.055

11.720

12.497

14.250

+ Khách du lịch trong nước

"

55.058

65.195

70.839

72.964

84.974

94.130

5./ Tổng số khách sạn

K. sạn

174

177

190

189

187

226

- Số phòng

Phòng

4.086

4.173

4.749

4.980

4.764

6.176

- Số giường

Giường

6.293

6.416

7.089

7.288

6.947

8.966

- Trong đó: Từ 1 đến 4 sao

Cơ sở

45

54

61

64

80

82

- Công suất phòng

%

60%

68%

68%

68%

68%

68%

6./ Tổng số lao động

Người

2.667

2.851

3.240

3.353

3.483

3.698

- Trong đó: Lao động nữ

"

1.300

1.410

1.783

1.853

1.928

2.042

7./ Điểm du lịch, công ty Lữ

hành








- Điểm, vườn Du lịch

"

17

12

11

13

17

17

- Homestay





4

7

11

- CN, VP, Cty lữ hành

"

17

28

28

30

36

40

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Cần Thơ)

Qua bảng 3.1, ta thấy:

- Tổng doanh thu năm 2015 là 1.747 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2014.

- Năm 2015, các doanh nghiệp du lịch đón phục vụ 1.619.070 lượt khách lưu trú, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế lưu trú ước đạt 207.000 lượt

khách, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2014. Khách trong nước ước đat

1.412.074

lươt

khách, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2014.

- Về hoaṭ đôṇ g lữ hành:

+ Lữ hành nội địa: Các doanh nghiệp đón phục vụ 94.130 lượt khách, tăng

25% so với cùng kỳ.


+ Lữ hành quốc tế: Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón vào 21.090 lượt khách, tăng 36% so với cùng kỳ. Đưa 14.250 lượt khách đi du lịch nước ngoài, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2014.

- Số lượng các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn ngày càng tăng: tính đến năm 2015, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 40 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động (tăng 08 đơn vị so với cùng kỳ năm trước), có 226 cơ sở lưu trú đang hoạt động (tăng 39 cơ sở so với năm 2014), với 6.176 phòng, 8.966 giường. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 17 khu, điểm vườn du lịch (trong đó có: 10 điểm vườn có lưu trú với 91

phòng) và 11 cơ sở Homestay với 120 phòng. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách.

- Tình hình hoat

đôṇ g ngành du lic̣ h tai

huyên

Phong Điền năm 2016 - Với

tổng số lượng khách đến tham quan và du lịch trên địa bàn huyện trong năm 2016 đạt 707.000 lượt (tăng 125,5% so với năm 2015), trong đó khách quốc tế khoảng 80.639 lượt (tăng 159,3% lần so với năm 2015), tổng số lượt khách lưu trú khoảng 59.895 lượt (tăng 120% so với năm 2015). Tổng doanh thu ước đạt khoảng 141,4 tỷ đồng (tăng 150,5% so với năm 2015).

3.2 TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN SINH THÁI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2-1-2004 của Chính phủ. Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 15km về phía Tây – Nam, trên lộ Vòng Cung. Phía Đông giáp quận Ninh Kiều, Cái Răng; phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang; phía Bắc giáp với quận Bình Thủy, Ô Môn. Huyện Phong Điền có 12.526,6 ha diện tích tự nhiên và 102.452 nhân khẩu và có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 xã 01 thị


trấn bao gồm: thị trấn Phong Điền, xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long. Khu hành chính huyện tại thị trấn Phong Điền.

b. Địa hình

Toàn huyện có trên 400km kênh rạch nên tập quán mua bán trên sông được hình thành từ rất lâu, đến nay đã trở thành nét văn hóa riêng của vùng đất này và chính điều này đã thu hút lượng khách du lịch đến với Chợ nổi Phong Điền. Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền cách thành phố Cần Thơ 15km là chỗ giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi Phong Điền – Cái Răng để đi các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh.

c. Yếu tố đất đai

Phong Điền là huyện nông nghiệp, huyện đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phương trong những năm tới là: Nông nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển tương lai của thành phố Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ là vùng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước phía Tây thành phố. Đây được coi như “lá phổi xanh” của thành phố Cần Thơ.Nơi đây có nhiều vườn cây ăn trái với chủng loại đa dạng và phong phú, quanh năm luôn trĩu quả: vú sữa, dâu, bưởi, cam, mít, sầu riêng, ca cao, măng cụt, nhãn, xoài, chôm chôm,… trong đó nhiều nhất phải kể đến là giống dâu Hạ Châu, đặc sản của vùng đất Phong Điền.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Phong Điền là 12.526,6 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 10.586,27 ha (chiếm 84,52 %). Diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái trong toàn huyện 6.698,30 ha (chiếm 63,27 %). Diện tích phát triển cây dâu hạ châu 245,5 ha chiếm 3,7 % diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái.Đất canh tác nông nghiệp ở huyện Phong Điền rất màu mở, cùng hệ thống sông ngòi dày đặc với tuyến chính là nhánh rẽ từ sông Cần Thơ nằm cặp tuyến lộ Vòng Cung chạy dài 15km vào trung tâm huyện, đây cũng là trục giao thông chính hiện nay. Hàng năm vào mùa nước lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hệthống sông này mang theo hàng


ngàn mét khối phù sa bồi đắp cho đất nông nghiệp. Lượng nước tưới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vào các tháng mùa hạn.

d. Điều kiện thời tiết

Điều kiện thời tiết huyện Phong Điền mang đặc tính chung với thời tiết của thành phố Cần Thơ, phân biệt hai mùa mưa - nắng rõ rệt. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 11.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm 27,6 0C, nhiệt độ cao nhất 36,7 0C, thấp nhất 21,1 0C.

+ Lượng mưa hàng năm đạt 1.310,0mm, cao nhất vào tháng 10 khoảng 265,4

mm.

+ Ẩm độ trung bình cả năm 82,0 %, thấp nhất vào tháng 3 khoảng 74%, cao

nhất vào tháng 8 khoảng 87%.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Dân số

Tổng dân số toàn huyện là 102.452 người, trong đó có 67.413 người sống bằng sản xuất nông nghiệp chiếm 65,8% tổng dân số, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Dân số trong tuổi lao động 73.792 người, chiếm 73,8% tổng dân số.

b. Văn hóa - xã hội

Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, hệ thống giáo dục, năm 2014- 2015, có 21 trường tiểu học, với 256 lớp học, 401 giáo viên, có khoảng 7.063 học sinh. Về trường trung học cơ sở, tổng cộng có 6 trường học, với 4.267 học sinh, 307 giáo viên. Trường phổ thông trung học có 1 trường với 1.793 học sinh, giáo viên chỉ có 101 người.

- Về cơ sở y tế, toàn huyện chỉ có 01 bệnh viện, 7 trạm y tế, cán bộ y tế ngành y gồm 98 người, ngành dược có 19 người vá cán bộ đông y là 8 người.

- Về cơ sở văn hóa, thông tin: gồm có 1 trung tâm văn hóa và 8 thư viện, phòng sách.


- Về hoạt động văn hóa nghệ thuật: gồm có 7 xã văn hóa, 79 ấp văn hóa và

21.067 gia đình văn hóa, có 7 di tích lịch sử văn hóa.

Phong Điền nổi tiếng với các ngành nghề truyền thống mang đậm nét đặc trưng vùng sông nước Cửu Long như: trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…

Đất văn con người Phong Điền đã tạo nên những trang sử hào hùng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc với các di tích như: khu di tích Quốc gia mộ nhà thơ Phan Văn Trị, khu di tích Bưng đá nổi – Lung Cột Cầu, di tích lịch sử Giàn Gừa, Thiền viện Trúc Lâm Phương nam,…

Phong Điền còn là cái nôi của phong trào đờn ca tài tử nam Bộ với các nghệ danh nổi tiếng: nhạc sĩ Sáu Hóa, soạn giả Điêu huyền, kép hát Tám Danh, Bầu Hẹ (Ba Kiên), Bầu Âu (Năm Cừu),…

c. Điều kiện cơ sở hạ tầng

- Điện: Theo báo cáo tổng kết của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phong Điền thì đến cuối năm 2014, lưới điện hiện hữu trên địa bàn huyện gần như đã được phủ kín với tổng chiều dài đường dây trung thế là 164,661 km; hạ thế 392,114 km; tổng số trạm là 168 trạm; công suất: 4.226 KVA. Tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 25.891 hộ, đạt tỷ lệ 97,55%. Mạng lưới điện trên địa bàn đã phục vụ tốt nhu cầu điện sinh hoạt nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng phục vụ sản xuất cho người dân.

- Giao thông: Tuyến đường nối từ thành phố đến huyện đã được xây dựng với quy mô đường cấp 3 đồng bằng. Giao thông từ huyện xuống các xã, ấp còn hạn chế, nhất là hệ thống cầu qua các con sông nhỏ đang ở tình trạng cầu tạm, làm hạn chế khả năng giao thông bằng đường bộ. Giao thông đường thủy cũng còn một số kênh rạch khô cạn lúc triều cường xuống vào mùa khô.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023