Dinh Dưỡng Cho Bê Thí Nghiệm Sau Khi Đã Bổ Sung Ta Tinh So Với Lô Đối Chứng Và Nhu Cầu Ăn


Bảng 2.4: Dinh dưỡng cho bê thí nghiệm sau khi đã bổ sung TA tinh so với lô đối chứng và nhu cầu ăn


Loại thức ăn

VCK

(kg/con)

Pr Thô

(g/con)

NLTĐ

(kcal/con)

Can xi

(g/con)

Phốt pho

(g/cn)

Nhu cầu ăn của bò thịt 100 kg tăng khối lượng

500gr/con/ngày


3,0


379


5.280


15


9

Lô đối chứng (lượng TA và

dinh dưỡng/con/ngày)


2,3


187


5.055


10


5

Lô thí nghiệm (sau khi đã bổ

sung 0,8 kg TABS / con/ ngày /con/ngày)


3,0


378


7.180


16


13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 7

(Ghi chú: TABS : Thức ăn bổ sung)

Như vậy với khẩu phần bổ sung ở bảng 2.4 có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của bê Lai Sind.

2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1.1. Các chỉ tiêu điều tra, khảo sát bò vàng địa phương.

- Số lượng phân bố và sự biến động đàn bò địa phương qua 3 năm.

- Cơ cấu đàn bò vàng địa phương.

- Quy mô đàn bò địa phương chăn nuôi trong các nông hộ.

- Khả năng sinh trưởng của đàn bò từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi.

+ Sinh trưởng tích lũy (kg/con).

+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

+ Sinh trưởng tương đối (%/tháng)

- Kích thước các chiều đo của bò vàng: Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống qua các tháng tuổi (cm).


2.4.1.2. Các chỉ tiêu theo dòi của 2 thí nghiệm

* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê lai từ 6 đến 12 TT, gồm các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ nuôi sống của đàn bê lai từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi.

- Sinh trưởng tích luỹ của đàn bê lai từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi(kg/con)

- Sinh trưởng tuyệt đối của bê (gr/con/ngày)

- Sinh trưởng tương đối đàn bê (%/ tháng).

- Kích thước một số chiều đo chính của bê (cm): Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống.

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê lai từ 6 đến 10 TT, gồm các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ nuôi sống của đàn bê lai từ 6 đến 10 tháng tuổi.

- Sinh trưởng tích luỹ của đàn bê lai từ 6 đến 10 tháng tuổi (kg/con).

- Sinh trưởng tuyệt đối của bê (gr/con/ngày).

- Sinh trưởng tương đối đàn bê (%/ tháng).

- Kích thước một số chiều đo chính của bê lai (cm): Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống.

- Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn tinh bổ sung cho bê thí nghiệm.

2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dòi và khảo sát

2.4.2.1. Xác định khối lượng: Khối lượng bê sơ sinh được xác định bằng cân sau khi mới đẻ, trước khi bú sữa đầu. Khối lượng của bê qua các tháng tuổi được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp và đo các chiều thông qua thước dây. Công thức để xác định khối lượng thông qua các chiều đo như sau:


+ Đối với bò vàng địa phương: Được xác định theo công thức của Nguyễn Văn Thiện:

P(kg) = (VN)2 (m) x DTC (m) x 90

+ Đối với khối lượng bò Lai Sind: Được xác định theo công thức của Lê Viết Ly và CS, 1995, trang 82-87 [13].

P(kg) = (VN)2 (m) x DTC(m) x 94,3

2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối được xác định theo công thức

W1 – W0

Ax =


t1 – t0


Trong đó: Ax: Độ sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) t0: Thời điểm bắt đầu theo dòi

t1: Thời điểm kết thúc theo dòi

W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dòi W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dòi

2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức


W1 – W0 x 100

R(%) = W1 + W0


2


2.4.2.4. Kích thước một số chiều đo chính: Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống. Các chỉ số này được xác định như sau:

+ Dài thân chéo (DTC): Đo từ đầu trước khớp xương bả vai cánh tay đến mỏm phía sau của u xương ngồi (cm) bằng thước dây.

+ Vòng ngực(VN): Đo chu vi vòng ngực sát sau xương bả vai (cm) dùng thước dây.


+ Cao vây (CV): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của u vai (cm), dùng thước gậy.

+ Vòng ống (VO): Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trước, bên trái chỗ nhỏ nhất (cm), dùng thước dây.

2.4.2.5. Tỷ lệ nuôi sống: Được xác định bằng công thức:

Số con còn sống

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Tổng số con sinh ra

x 100


2.4.2.6. Hạch toán chi phí thức ăn: Theo dòi chi phí TA và giá bán bê thời điểm thí nghiệm để sơ bộ hạch toán xem việc bổ sung TA này có đem lại hiệu quả kinh tế hay không.

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học theo giáo trình “ Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi” của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, 2002 [23], các tham số thống kê được sử lý trên máy vi tính theo chương trình Excel 7.0, gồm:

- Số trung bình cộng ( X ): (*) Khi n < 30:

X X1 X 2 X 3 ... X n

n

X

n


Trong đó: X là số trung bình cộng

X1, X2, X3..., Xn là các giá trị của biến số

X: Là tổng các giá trị của x n là dung lượng mẫu

- Độ lệch tiêu chuẩn ( Sx ):


X 2 (X 2) / n n 1

x

S


Trong đó:

Sx : Là độ lệch tiêu chuẩn X: Là giá trị của các biến số n: Là dung lượng mẫu

- Hệ số biến dị (Cv%):


Cv(%) Sx100

X


- Sai số của số trung bình ( mx ) :


n 1

S x

mx


Chương III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÀN BÒ ĐỊA PHƯƠNG

3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò vàng của các xã điều tra

3.1.1.1. Số lượng, sự phân bố và biến động của đàn bò vàng Chợ Đồn trong 3 năm gần đây

Để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi bò, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, sự phân bố và tình hình biến động của đàn bò ở 4 xã đại diện cho 3 vùng khác nhau của huyện Chợ Đồn trong 3 năm gần đây. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Số lượng, phân bố và biến động của đàn bò 4 xã điều tra qua 3 năm gần đây


STT


Tên xã

2004

2005

2006

Số lượng

(Con)

Số lượng

(Con)

So với 2004 (%)

Số lượng

(Con)

So với 2005 (%)

1

Ngọc Phái

168

163

97,02

225

138,04

2

Phương Viên

145

140

96,55

352

251,42

3

Rã Bản

35

45

128,57

131

291,11

4

Bình Trung

71

81

114,08

159

196,30


Tổng số

419

429

102,39

867

202,10

Qua bảng 3.1 chúng tôi thấy:

- Tổng đàn bò của 4 xã có xu hướng tăng dần qua từng năm. Tăng chậm từ năm 2004 - 2005 và tăng rất nhanh ở năm 2006. Tính đến năm 2006 tổng


đàn bò của 4 xã là 867 con, tăng 438 con hay 102,10% so với năm 2005 (chỉ có 429 con). Tốc độ tăng đàn trung bình sau 3 năm là 41,80%/năm.

- Nhìn chung sự phân bố của đàn bò giữa 4 xã là không đồng đều, xã có số lượng bò lớn nhất xã Phương Viên (352 con), tiếp đến là Ngọc Phái (225 con), Bình Trung (159 con), Rã Bản (131 con).

Tốc độ tăng đàn từ năm 2004 - 2006 của các xã là rất nhanh, cao nhất là xã Rã Bản từ 35 con (2004) lên 131 con (2006), tăng 274,29, xã Phương Viên tăng 142,76%, xã Bình Trung tăng 123,94%, xã Ngọc Phái tăng 33,93%.

Nguyên nhân có được sự tăng đàn qua các năm như vậy là do sinh sản tự nhiên và 4 xã trên là các xã vùng dự án cho nên được sự tuyên truyền vận động của cán bộ, sự đầu tư, hỗ trợ về kinh phí và khoa học kỹ thuật … của Nhà nước nên nhiều hộ dân đã mua bò từ nơi khác về để phát triển chăn nuôi tại địa phương.

3.1.1.2. Cơ cấu đàn ở các xã điều tra của huyện Chợ Đồn

Chúng tôi tiến hành điều tra cơ cấu đàn bò ở 4 xã điều tra trên. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2:


Bảng 3.2: Cơ cấu đàn bò ở các xã điều tra



TT


Xã điều tra

Số bò điều tra (con)

Bò cái (con)

Bò đực (con)


số


Bê theo mẹ


Hậu bị


Sinh sản

Cái già nuôi

thịt


số


Bê theo mẹ


Hậu bị


Đực giống


Đực thiến


1

Ngọc Phái


225


162


24


40


90


8


63


29


9


5


20


2

Phương Viên


352


271


41


68


146


16


81


40


13


7


21

3

Rã Bản

131

104

16

24

59

5

27

9

6

4

8


4

Bình Trung


159


114


18


31


61


4


45


19


8


5


13


Tổng

867

651

99

163

356

33

216

97

36

21

62


So sánh

(%/tổng đàn)


100


75,09


11,40


18,80


41,09


3,80


24,91


11,19


4,15


2,42


7,15


Qua bảng 3.2. Chúng tôi thấy:

Ở giai đoạn bê con theo mẹ, tỷ lệ bê đực và cái sinh ra là tương đương nhau, bê đực là 11,19 %, bê cái là 11,4 %, số lượng bê đực/ cái gần bằng tỷ lệ 1:1. Tỷ lệ này hợp với quy luật tự nhiên.

Cơ cấu tính biệt của đàn bò thuộc 4 xã điều tra có tỷ lệ đực cái chênh lệch rất lớn: Bò cái chiếm tỷ lệ nhiều hơn bò đực: 651 cái so với 216 đực, tỷ lệ cái 75,09 % và đực là 24,91 %.

Nguyên nhân là các xã điều tra trên đều là các xã vùng dự án do đó người dân được dự án tập huấn đã xác định được phương thức chăn nuôi hiệu quả. Trong quá trình lựa chọn bò để nuôi đã biết giữ lại nhiều bò cái, ngoài ra

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022