Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Chợ Đồn


1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Chợ Đồn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, trung tâm huyện cách thị xã Bắc Kạn 46 km về phía Tây.

- Diện tích đất đai: Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 91.293 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 6.509,13 ha, lâm nghiệp: 59.993 ha, rừng trồng 7.748,32 ha còn lại là đồi núi trọc và cây bụi 967,42 ha.

Đất đai nhiều nhưng độ dốc lớn xen kẽ là núi đá vôi, khe suối, thung lũng, đất trồng trọt chủ yếu là ruộng bậc thang và nghèo dinh dưỡng.

- Đặc điểm khí hậu.

Chợ Đồn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân bố theo 2 mùa rò rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau, trong đó: tháng 12, tháng 1, tháng 2 vừa khô hanh vừa kèm theo những đợt gió rét kéo dài, có những đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài hàng tuần liền gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng và sức khỏe của vật nuôi. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% so với tổng lượng mưa trong năm. Mùa này có những trận mưa lớn kéo dài dẫn đến hiện tượng xói mòn, lũ quét gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Là một huyện miền núi, địa hình phức tạp nên việc phát triển giao thông chưa được mở rộng. Ngoài hai tuyến đường chính được dải nhựa đó là đường 254 Định Hoá đi Ba Bể và đường 257 từ trung tâm huyện ra thị xã Bắc Kạn. Còn những tuyến đường liên xã đa số là đường đất đi lại giao thương còn khó khăn.

Huyện Chợ Đồn với tổng số dân là 47.459 người tương ứng với 10.027 hộ, trong đó có tới 21 xã xếp vào diện 135, vì vậy điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu dựa vào trồng lúa, ngô và chăn nuôi.

Nhìn chung nền kinh tế của huyện còn mang tính tự cung tự cấp, chưa vươn lên theo hướng sản xuất hàng hoá.


1.4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi

- Chăn nuôi trâu: Chợ Đồn đã có tập quán chăn nuôi trâu quảng canh, hiện nay Nhà nước đã giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý, bảo vệ và tích cực phát triển nghề trồng rừng dẫn đến các bãi chăn thả bị thu hẹp ảnh hưởng đến chăn nuôi trâu. Những năm qua nhiều hộ gia đình đã bán dần đàn trâu để mua máy cày, xe máy. Mặt khác do thời tiết mùa đông có những đợt rét kéo dài, kết hợp với việc người dân chưa chú trọng đến việc dự trữ rơm rạ và cỏ, đồng thời chưa quan tâm đúng mức đến sức khoẻ dẫn đến đàn trâu bị gầy yếu, nhiều con mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ảnh hưởng đến chất lượng đàn trâu

- Chăn nuôi bò:. Từ những năm 1996 - 1997 Nhà nước đã có chương trình "Sind hoá" đàn bò huyện Chợ Đồn được cấp 10 con bò đực giống Lai Sind để lai tạo đàn bò của huyện, nhưng do tập quán chăn thả quảng canh, không theo dòi được bò cái động dục, hơn nữa nhận thức của dân về lợi ích kinh tế của việc “Sind hoá” đàn bò nên hiệu quả nhân giống chưa cao. Để tăng hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi bò và cho nông dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi bò. Năm 2003 Phòng Nông - Lâm nghiệp kết hợp với Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lập dự án chăn nuôi bò thịt bán thâm canh tại 2 xã Bình Trung, Ngọc Phái và thử nghiệm chăn nuôi bò sữa tại thị trấn Bằng Lũng. Cho đến nay đã cho kết quả tốt, được nhân dân hưởng ứng và học tập, hiện tại đang phát triển thêm pha 2 mở rộng ra 4 xã: Yên Thượng, Phương Viên, Rã Bản, Đồng Lạc và là cở sở khoa học, thực tiễn vững chắc cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch phát triển đàn bò từ

121.000 con năm 2005 đến năm 2010 đạt 300.000 con.

Với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở trên cho thấy Chợ Đồn là một địa phương có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc nói chung và chăn nuôi bò nói riêng, chủ trương phát triển đàn trâu bò của tỉnh là hoàn toàn phù hợp và khả thi. Tuy nhiên để thực hiện thành công cần phải có những biện pháp đồng bộ cải tạo về giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Chương II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Đàn bò địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

- Đàn bò cái nền giống địa phương được chọn lọc để phối giống với bò đực giống 7/8 máu Sind.

- Bò đực giống 7/8 máu Red Sindhi được đưa về các xã trong huyện Chợ Đồn.

- Bê Lai Sind và bê địa phương sinh ra tại huyện Chợ Đồn.

- Một số loại thức ăn tinh phổ biến ở địa phương (Ngô, đậu tương, bột sắn...).

2.1.2. Địa điểm: Trên địa bàn 4 xã: Bình Trung, Ngọc Phái, Phương Viên và Rã Bản huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

2.1.3. Thời gian: Bắt đầu từ tháng 10/2005 đến tháng 12/2006

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều tra đánh giá thực trạng sự phát triển đàn bò vàng địa phương tại huyện Chợ Đồn

2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Red Sindhi tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê Lai Sind từ SS đến 12 TT

2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind từ 6 đến 10 tháng tuổi

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra đánh giá thực trạng đàn bò vàng địa phương tại huyện Chợ Đồn

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin cần thiết qua phiếu điều tra.


- Khảo sát trực tiếp bằng: Cân, thước dây, thước gậy để điều tra về khả năng sinh trưởng và kích thước các chiều của đàn bò từ SS đến 36 TT.

2.3.2. Phương pháp thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê Lai Sind từ SS đến 12 TT

Bố trí thí nghiệm so sánh 2 nhóm bê:

Nhóm 1: Nhóm bê lai sinh ra từ 2 điểm chọn lọc và chọn phối giống ở 2 xã là Ngọc Phái và Bình Trung (Thuộc 2 vùng khác nhau của huyện). Mỗi xã bố trí gồm 2 bò đực giống Lai Sind F3(7/8 máu Red Sindhi) và 15 bò cái nền địa phương đã được chọn lọc đủ tiêu chuẩn làm giống. Trong đó: Bò đực giống lai Sind F3(7/8 máu Red Sindhi) 3-4 năm tuổi, có khối lượng 400 kg, bò cái nền giống địa phương đẻ lứa 2 – 3 và có khối lượng 180 kg.

Nhóm 2: Nhóm bê địa phương sinh ra từ 2 điểm chọn lọc và chọn phối giống cũng ở 2 xã trên. Mỗi xã bố trí gồm 2 bò đực giống địa phương và 15 bò cái nền địa phương đã được chọn lọc đủ tiêu chuẩn làm giống. Trong đó: Bò đực giống địa phương 3-4 năm tuổi, có khối lượng 250 kg, bò cái nền giống địa phương đẻ lứa 2-3 và có khối lượng 180 kg.

Theo dòi sinh trưởng của 2 nhóm bê trên để thấy hiệu quả của việc sử dụng đực giống Lai Sind tới tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của đàn bê. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:


Sơ đồ thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai từ SS - 12 TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Nhóm 1

(Bê địa phương)

Nhóm 2

(Bê lai Sind)

Bò mẹ




Giống

-

Bò vàng địa phương

Bò vàng địa phương

Khối lượng cơ thể

Kg

180

180

Lứa đẻ

Lứa

2-3

2-3

Số lượng bò mẹ

Con

15

15

Bê con




Số lượng

Con

15

15

Giống

-

Địa phương

Lai Sind

Tuổi

Tháng

Sơ sinh- 12

Sơ sinh-12

Phương thức nuôi


Chăn thả theo quy

trình

Chăn thả theo quy

trình

Yếu tố thí nghiệm:

Bò đực giống


Đực địa phương được chọn lọc 3-4 năm tuổi, trọng

lượng 250kg

Đực Lai Sind F3(7/8 máu Sind) 3-4 năm tuổi, trọng lượng

400kg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 6


2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind từ 6 đến 10 tháng tuổi

* Sử dụng phương pháp phân lô so sánh đảm bảo yêu cầu của thí nghiệm chăn nuôi

Thí nghiệm được bố trí 2 lô bê Lai Sind từ 6 đến 10 tháng tuổi, mỗi lô 10 bê (5 bê đực, 5 bê cái) có khối lượng thí nghiệm ở 6 tháng tuổi 82,5 và 81,8 kg/ con. Trong đó:

+ Lô thí nghiệm(TN): Được bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp.

+ Lô đối chứng (ĐC): Không được bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp.


Bê được nuôi ở những chuồng đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền chuồng bằng bê tông hoặc sàn gỗ, phân được dọn hàng ngày.

Theo dòi và định kỳ kiểm tra khối lượng và kích thước các chiều đo của bê thí nghiệm để so sánh kết quả giữa 2 lô. Thí nghiệm được bố trí như sau.

Sơ đồ thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê lai từ 6 đến 10 TT

Diễn giải

Đối chứng

Thí nghiệm

- Số lượng (con)

10

10

- Giống

Bê Lai Sind

Bê Lai Sind

- Tuổi bắt đầu thí nghiệm

(tháng tuổi)

6

6

- Tính biệt (đưc/cái)

5/5

5/5

- Khối lượng bắt đầu thí


nghiệm (kg) X m

x

82,5 1,8kg

81,8 1,8kg

Thời gian thí nghiệm (tháng)

4 (6-10TT)

4(6-10TT)


Phương thức nuôi dưỡng

Nuôi dưỡng theo quy trình không bổ sung thức ăn tinh

Nuôi dưỡng theo quy trình có bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của bê sinh trưởng theo giai

đoạn tuổi


* Cách tính toán lượng thức ăn cần bổ sung cho bê:

Căn cứ nhu cầu ăn của bê giai đoạn từ 6 - 10 tháng tuổi, so sánh với lượng thức ăn hàng ngày mà bê được cung cấp, chúng tôi tiến hành tính toán lượng dinh dưỡng thiếu hụt cần bổ sung hàng ngày để phối hợp khẩu phần bổ sung cho bê thí nghiệm. Theo tiêu chuẩn ăn của L.C Kearl, Đại học Utah- Hoa Kỳ trong tài liệu Thành phần và giá trị dinh dưỡng gia súc gia cầm Việt Nam, Viện chăn nuôi Quốc Gia, 2001 [29]. Chúng tôi biết tiêu chuẩn ăn cho bò ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của bê nuôi thịt ở giai đoạn 6-10TT có mức tăng khối lượng là 500 gr/ngày

Khối lượng bò

(kg)

Tăng khối lượng

(g/con/ngày)

VCK

(kg/con)

NLTĐ

(Kcal/con)

Protein thô

(g/con)

Can xi (g/con)

Phốt pho

(g/con)

100

500

3

5280

379

15

9


Để xác định được lượng thức ăn tinh bổ sung cho bê trong khẩu phần, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng cách: Cân hàng ngày lượng thức ăn mà bê được người dân cung cấp, từ đó chúng tôi tính toán được hàm lượng dinh dưỡng mà bê thu được do người nuôi cung cấp ở bảng sau:

Bảng 2.2: Lượng thức ăn và dinh dưỡng hàng ngày bê được cung cấp


Loại thức ăn

Lượng thức

ăn (kg/con)

VCK

(kg/con)

Pr thô

(g/con)

NLTĐ

(kcal/con)

Can xi

(g/con)

Phốt pho

(g/con)

Cỏ tự nhiên

7

1,8

175,0

3.864

7

3,5

Cỏ Voi

3

0,5

12,9

1.191

3

1,8

Tổng

10

2,3

187,9

5.055

10

5,3


Nếu đem so sánh lượng dinh dưỡng ở bảng 2.2 với với nhu cầu của bê ở giai đoạn này (Bảng 2.1) thì NLTĐ là 5.055 kcal/con/ngày và VCK = 2,3 kg/con/ngày là không đủ theo yêu cầu, đặc biệt protein thiếu khá nhiều, hơn nữa thức ăn của bê chỉ là cỏ nên có hàm lượng dinh dưỡng thấp, tỷ lệ xơ cao, hệ số choán lớn trong khi hệ số tiêu hoá chuyển hoá của các loại thức ăn này lại rất thấp. Do vậy rất cần bổ sung thức ăn tinh cho bê nhất là thức ăn giàu protein.

Qua tính toán chúng tôi đưa ra công thức phối trộn thức ăn tinh bổ sung và khẩu phần ăn cho bê như sau:

Bảng 2.3: Công thức phối trộn và thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp bổ sung cho bê thí nghiệm


Loại thức ăn

Khối Lượng

(kg)

VCK

(kg)

Pr Thô

(g)

NLTĐ

(kcal)

Can xi

(g)

Phốt pho (g)

Đơn giá

(đồng/kg)

Thành tiền

(đồng)

Ngô

0,2

0,18

18,0

525

0,2

0,5

3.000

600

Cám gạo

0,4

0,36

47,6

1.098

0,8

4,7

2.700

1.080

Khô đậu tương

0,38

0,35

172,3

1.034

1,0

2,5

4.700

1.786

Premix khoáng


0,02


0,02




6


3


4.500


90

Tổng cộng

1,0

0,91

237,9

2.657

8,0

10,7


3.556


Tổng hàm lượng dinh dưỡng của bê sau khi được bổ sung thêm thức ăn tinh trong khẩu phần.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022