Thành Phần Hoá Học Một Số Cỏ Tự Nhiên Và Cỏ Trồng (%)


FF và FA. Tính biệt cũng ảnh hưởng rò rệt đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt.

Dalatte. J.T, Ougan. H và cộng sự (1986) [35] nghiên cứu cho thấy tính biệt cũng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của bò. Thí nghiệm ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất sinh trưởng của bò Zebu trên các giống Arah, Fuleni đã nhận xét: Sự khác biệt giữa các giống là rò rệt, tăng trọng/ngày bị ảnh hưởng bởi tuổi và tính biệt.

Sử dụng các loại kích tố sinh trưởng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của con vật. Ngoài ra các yếu tố như bệnh tật, loại hình thần kinh, chăm sóc, quản lý đều có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng sinh trưởng của vật nuôi.

Johnson. H.D và Roman. Ponce. H (1994) [39] đã kết luận: Sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào dinh dưỡng, khí hậu, tình hình dịch bệnh….

Các tác giả Mwandotto. B.A.J Carles. HB, Cartwraight. T.C (1998) [45] đã nhận thấy: Giống, mùa vụ, tháng đẻ, tính biệt, tuổi cai sữa, thời tiết, khí hậu, lượng mưa tổng số và tuổi đẻ của đàn bò mẹ đã ảnh hưởng tới khối lượng cai sữa. Những bê sinh trong các tháng từ tháng 7 đến tháng 12 nặng hơn 12kg so với những bê sinh trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 6, do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường sống, nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn.

1.1.5. Nguồn thức ăn nuôi bò

Nước ta không có nhiều đồng cỏ mênh mông để chăn thả những đàn bò lớn, nhưng chúng ta có các loại cỏ tự nhiên mọc nhiều ở vùng trung du, miền núi. Ở đồng bằng, cỏ mọc nhiều trên các bãi ven sông, dọc bờ đê, đường đi và xen trong những ruộng hoa màu. Đó là nguồn thức ăn đầy tiềm năng cho bò. Hơn nữa nước ta thuộc vùng nhiệt đới có tiềm năng vô tận về năng lượng mặt trời và đây là nền tảng cho sự phát triển cây thức ăn cho trâu bò trong tương lai. Biến đổi tiềm năng năng lượng đó trên các hệ thống canh tác có năng suất


sinh khối cao sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất lương thực và thức ăn chăn nuôi.

Trong những năm gần đây để phát triển chăn nuôi, thức ăn công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, trong tổng số thức ăn công nghiệp có khoảng 60% là giành cho lợn, 35% là cho gia cầm, 2% thức ăn cho bò và 3% cho các loại khác. Thức ăn động vật nhai lại hầu hết vẫn là thức ăn tự nhiên hoặc lấy từ các sản phẩm phụ nông nghiệp.

1.1.5.1. Thức ăn xanh

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới có tập đoàn cây cỏ đa dạng, một khối lượng khổng lồ về sản phẩm phụ cây trồng, đây là những lợi thế cho việc phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại. Song điều đáng lo ngại hiện nay là diện tích cỏ tự nhiên đang bị thu hẹp dần, thay thế vào đó là diện tích canh tác nông nghiệp.

Thức ăn xanh ở nước ta mặc dù phong phú, song lại tập trung chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô thiếu nghiêm trọng. Vấn đề này khiến chúng ta nghĩ đến việc nghiên cứu các loại cỏ cao sản có thể phát triển ở vụ đông và dự trữ, bổ sung thức ăn cho bò.

Thức ăn xanh cho bò bao gồm: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô, lá mía, dây lang, ngọn lá một số cây bụi và cây lấy gỗ. Bò có thể tiêu hoá 70% chất hữu cơ trong thức ăn xanh. Thức ăn xanh chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Nó cung cấp một lượng chất thô đáng kể, trong đó chứa nhiều protein dễ tiêu, giàu vitamin và các khoáng đa lượng, vi lượng. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai trình độ canh tác và giai đoạn sinh trưởng của chúng.


Bảng 1.1. Thành phần hoá học một số cỏ tự nhiên và cỏ trồng (%)



Giống cỏ


Vật chất khô


Protein thô


Mỡ thô


Xơ thô

Dẫn suất

k. đạm


Khoáng tổng số

Cỏ tự nhiên đồng bằng Nam bộ

19,02

2,35

0,44

5,48

8,87

1,87

Cỏ tự nhiên đồng bằng Bắc bộ

24,30

2,80

0,60

6,80

11,10

3,00

Cỏ tự nhiên trung du Bắc bộ

21,52

1,86

0,38

5,25

12,54

1,49

Cỏ tự nhiên miền núi Bắc bộ

25,26

2,50

0,60

8,00

12,30

2,20

Cỏ Voi 60 ngày

20,84

1,93

0,67

7,86

9,04

1,30

Cỏ Ghinê

23,30

2,47

0,51

7,30

10,62

2,40

Cỏ Pangola

25,34

1,79

0,50

8,59

12,84

1,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 4

Viện Chăn nuôi, 2001[29]

Cỏ hoà thảo nước ta có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong 1kg chất khô của nó chứa hàm lượng protein thô trung bình là 75-145g, hàm lượng xơ 269-373g, không thua kém giá trị trung bình của các loại cỏ nhiệt đới. Tuy nhiên, khoáng đa lượng và vi lượng trong cỏ hòa thảo của ta thấp, đặc biệt nghèo can xi (4,7g/kg chất khô) và phốt pho (2,6g/kg chất khô).

Nhận thấy vấn đề khó khăn trong chăn nuôi gia súc nhai lại (bò sữa, bò thịt, trâu...) chính là vấn đề thức ăn, đặc biệt là vụ đông, nhiều tỉnh đã có những dự án nhằm đưa giống cỏ cao sản, thích nghi được trong vụ đông cho các hộ chăn nuôi như : Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh... Các giống chủ yếu là:

- Cỏ Voi (Pennisetum purpureum).

- Cỏ Ghine (Panicum maximum).

- Cỏ Pangola (Digitaria decumbens).

- Goatemala (Tripsacumlaxum)…


Với sự phát triển mạnh mẽ của bò thịt, bò sữa, trâu nên đã đến lúc chúng ta phải đưa việc phát triển trồng cây thức ăn cho gia súc vào chiến lược canh tác các cây trồng ở nước ta.

Hiện nay, nước ta chưa có nhiều giống cây họ đậu làm thức ăn xanh cho bò, đáng chú ý hơn là cỏ Stylo và cây Keo dậu. Cành non, lá và hạt Keo dậu chứa glucozide mimosine có thể gây rụng lông trâu bò, làm giảm thể trọng. Trong dạ cỏ gia súc nhai lại, mimosine bị thuỷ phân thành 3-4 dihydroxy - piridine không gây độc cho gia súc (Nguyễn Thiện, Lê Hoà Bình, 1994) [20]. Tuy vậy trâu, bò, chỉ nên sử dụng dưới 30% lá Keo dậu trong khẩu phần.

Ngoài ra, nhiều loại lá cây bụi, lá một số cây lấy gỗ cũng là nguồn thức ăn xanh đáng kể cho bò, nhất là ở các vùng trung du, miền núi.

1.1.5.2. Thức ăn từ sản phẩm phụ cây trồng.

Nước ta có một lượng sản phẩm phụ cây trồng rất phong phú, đây là những thức ăn thuộc loại nghèo dinh dưỡng. Trước hết là rơm, nếu tính tỷ lệ rơm/hạt lúa là 0,8/1 thì nước ta hàng năm có 25 triệu tấn rơm, có thể được dùng để chăn nuôi trâu bò (Orskov, 2001) [18].

Rơm có hàm lượng protein thô thấp (20-30g) và hàm lượng xơ cao (320-350g)/1kg chất khô, xơ trong rơm bị Lignin hoá khó tiêu. Như vậy cần phải nghiên cứu áp dụng những phương pháp chế biến khác nhau, nhằm nâng cao chất lượng rơm làm cho gia súc ăn và tiêu hoá tốt hơn, tránh lãng phí nguồn rơm khổng lồ mà ngành trồng trọt đã cung ứng cho ngành chăn nuôi chúng ta.

Cây ngô già hiện nay cũng là nguồn thức ăn thô quan trọng, đặc biệt là vụ thu đông. Cứ 1kg thân cây ngô đã thu bắp trung bình có 600-700 g chất khô, 60-70 g protein thô, 280-300 g xơ thô, ước tính hàng năm cây ngô già sau thu bắp có khoảng 3 triệu tấn (Lê Viết Ly, 2001) [14].


Ngọn sắn tươi với năng suất 2.500 - 3.000 kg/ha còn lại sau khi thu hoạch củ (Dương Thanh Liêm và cs, 1997) [41] là nguồn bổ sung protein thực vật đáng kể cho gia súc. Tuy nhiên nguồn thức ăn này ít được sử dụng trong thực tế. Ngoài ra, thân lá lạc, dây khoai lang, cây đỗ tương, ngọn và lá mía cũng là nguồn thức ăn tốt cho gia súc nhai lại.

Tóm lại, vấn đề sử dụng các sản phẩm phụ trên còn ít trong thực tế, cốt lòi vấn là phương pháp bảo quản, chế biến và khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng.

1.1.5.3. Thức ăn củ quả

Thức ăn củ quả thường có ở nước ta là củ khoai lang, củ sắn, quả bí đỏ..., trâu, bò ăn loại thức ăn này có hiệu quả tốt trong thời kỳ n uôi vỗ béo và cho sữa.

Sắn củ là nguồn hydratcabon rẻ tiền dùng làm thức ăn cho gia súc, nó cung cấp năng lượng cho VSV tiêu hoá xơ trong dạ cỏ (Poungchompa và CS, 2000) [48].

Trung bình 1 kg chất khô của sắn củ có 22-28 g protein; 3-4 g chất béo và 650g tinh bột. Trong sắn có độc tố HCN do men Linamarinaza hoạt hoá chất xyanoglucozit trong tế bào sinh ra và có thể gây ngộ độc cho gia súc.

Sắn lát phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên, làm hàm lượng độc tố giảm chỉ còn lại không đáng kể, là thức ăn an toàn cho gia súc nhai lại (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [26].

Nếu lá sắn thu hoạch như một sản phẩm phụ khi thu hoạch củ, khối lượng chất thô xanh tương đương 30% năng suất củ (Ravindran, 1992) [50]. Do vậy, lá sắn là nguồn bổ sung protein có nhiều tiềm năng cho gia súc nhai lại ở những vùng nhiệt đới.


1.1.5.4. Thức ăn là phụ phẩm công nghiệp

Đây là nguồn thức ăn quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Các sản phẩm phụ công nghiệp chế biến bao gồm: Cám gạo, cám ngô, bã mía, bã bia, khô dầu, rỉ mật... đóng góp một khối lượng lớn thức ăn cho chăn nuôi noíư chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng.

Các tác giả Preston and Leng, 1991 [19] đã kết luận: Ngọn lá, bã mía và rỉ mật có được sau thu hoạch và sản xuất đường là nguồn thức ăn quan trọng cho gia súc nhai lại.

Theo Bùi Văn Chính và CS, 2000 [33] mỗi năm nước ta có khoảng 1,5 triệu tấn phụ phẩm từ cây mía, một nguồn thức ăn thô nhiều đường nên được khai thác để nuôi trâu bò.

Tóm lại, hàng ngày bò ăn nhiều thức ăn, tương ứng với khối lượng cơ thể to lớn của nó. Thức ăn của bò, rất phong phú và ít bị áp lực cạnh tranh với thức ăn của người và gia súc khác.

1.1.6. Cơ sở khoa học để bổ sung thức ăn tinh cho bê từ 6 đến 10 tháng tuổi

Bò có ưu điểm là trong hệ thống tiêu hoá có hệ vi sinh vật dạ cỏ phong phú, nên có thể tiêu hoá chất khô, đặc biệt là xơ cao hơn các loại gia súc khác. Bò có thể tận dụng được nhiều loại cỏ, lá cây và phế phụ phẩm nông nghiệp của trồng trọt mà các gia súc khác không sử dụng được. Nguồn thức ăn chính của bò nước ta là cỏ và nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Chúng có hàm lượng xơ cao, protein thấp, lượng ăn vào nhiều nhưng tỷ lệ tiêu hoá thấp do đó năng suất thịt của bò thấp thường dưới mức tiềm năng. Vì thế cần phải bổ sung thêm protein và năng lượng cho chúng thông qua thức ăn tinh hỗn hợp, việc bổ sung này lại càng quan trọng đối với bê sau cai sữa từ 6 đến 10 tháng tuổi bởi vì lúc này bê bị cắt đứt nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng từ sữa mẹ, trong khi yêu cầu về sinh trưởng của bê ở giai đoạn này lại rất cao.


Thức ăn tinh được bổ sung sẽ giải quyết 2 vấn đề: Thứ nhất là cung cấp năng lượng cho các vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển mạnh nhằm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là chất xơ và thứ 2 là cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho bê.

Khi bổ sung các loại thức ăn như cám, tấm, ngô…. sẽ cung cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật hoạt động, do đó hệ vi sinh vật dạ cỏ sẽ phát triển tăng lên, trong đó có nhiều vi khuẩn có khả năng tiêu hoá xơ nên sẽ tăng tiêu hoá chất xơ hơn. Vi khuẩn và thảo phúc trùng cũng sẽ phân giải tinh bột thành polysaccarit, glycozen và amilopectin. Những đường đa này sẽ được lên men tạo thành các a xít béo bay hơi trong dạ cỏ - nguồn cung cấp năng lượng và các thành phần cấu tạo nên cơ thể bò. Ngoài ra khi vi sinh vật phát triển mạnh sau đó khi chết đi, nó cũng là nguồn protein đáng kể cung cấp cho cơ thể bê.

Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của bò rất phong phú, số lượng và thành phần vi khuẩn trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiêu hoá của bò. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ và thành phần vi khuẩn, trong đó khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng nhất. Khi ta cho bò ăn một khẩu phần ăn nào đó thì có một số loại vi khuẩn phát triển nhanh ngược lại sự phát triển của một nhóm vi khuẩn khác lại bị hạn chế và ảnh hưởng không tốt đến các nhóm khác nữa. Như vậy muốn bổ sung thức ăn tinh cho bò cần phải dựa vào nhu cầu ăn của bò giai đoạn này, tránh làm mất cân đối hệ vi sinh vật trong dạ cỏ ảnh hưởng không tốt cho tiêu hoá thức ăn thô của bò.

Căn cứ các cơ sở khoa học trên cho nên để giải quyết vấn đề năng lượng và protein thiếu hụt đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của bê trong giai đoạn 6-10 TT, chúng tôi sử dụng biện pháp bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp cho bê, công thức phối trộn được tính toán từ việc khảo sát lượng thức ăn


mà bê được cung cấp hàng ngày, với nguyên tắc là tận dụng các vật liệu rẻ tiền và sẵn có tại địa phương như: Cám gạo, bột ngô, đậu tương…

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1.1. Những nghiên cứu về việc lai giống bò để tăng năng suất thịt

Theo Lê Viết Ly, 1995 [13] nước Anh là nước đi đầu về cải tiến và lai tạo giống bò thịt. Từ thế kỷ XVIII việc lai tạo giống bò để đạt ưu thế lai đã được chú ý. Đầu thế kỷ XVIII các giống bò đen như Aberdeen Angus và Welkblack xuất hiện cùng với giống bò đỏ Hereford và đến cuối thế kỷ XIX thì bò Shorthorn đã chiếm ưu thế. Đây là giống bò thịt cao sản nổi tiếng của nước Anh, có khả năng tăng trọng từ 750 - 1.000 g/ con/ ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 65-68 %.

Bằng cách lai ba giống bò thịt Shorthorn, Zebu, Hereford, trong đó máu bò Zebu chiếm 3/8 đã tạo ra giống bò thịt Santa Gertrudis ở miền Nam nước Mỹ. Bò có khả năng chịu đựng với khí hậu nóng và kham khổ, tỷ lệ thịt xẻ đạt 63 65

%. Bò đực thiến vỗ béo đạt khối lượng khoảng 1.000kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 71,9 %.

Ở Pháp người ta đã tạo ra giống bò Chairolais có tầm vóc lớn, sức sản xuất thịt cao, tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 - 65%, thịt mềm, thơm ngon.

Shimada. K; Izarike. Y, Suduki. O và Kosugigama. M (1989) [52] đã xác định được hệ số di truyền ở bò lai hướng thịt là 0,82 về khối lượng trưởng thành.

1.2.1.2 Kết quả nghiên cứu về thức ăn, nuôi dưỡng để tăng sinh trưởng và năng suất bò thịt

Bên cạnh vấn đề lai tạo giống các nhà khoa học chăn nuôi cũng quan tâm đến nguồn thức ăn và chế độ nuôi dưỡng đối với bò thịt.

Neumauh, Weiher, Nicola, Robekamp, 1990 (Vũ Văn Nội, 1994) [17] đã dùng 11 con bò đực Charolais, 14 con bò Chianina, 13 con bò Simmental,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022