Phương Pháp Xác Định Khả Năng Sinh Trưởng Của Bò


P = A + D + I + EG + ES

Từ công thức trên cho thấy: Muốn cải tiến nâng cao giá trị kiểu hình P (Phenotype) thì phải cải tiến các yếu tố cấu thành. Có thể tác động về mặt di truyền theo các phương thức tác động vào A bằng cách chọn lọc, vào hiệu ứng (D) và Át gen (I) bằng cách giao phối tạp giao.

Khi các giá trị A + D + I được nâng lên thì tiến bộ di truyền được cải thiện, thông qua công tác lai tạo và chọn lọc.

Môi trường E cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến năng suất vật nuôi. Các giá trị EG +ES được cải thiện thông qua việc cải thiện các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý.

Tính trạng số lượng thường thay đổi liên tục dưới tác động của môi trường. Để đánh giá tính trạng số lượng, người ta sử dụng các tham số thống kê. Mỗi tính trạng số lượng đều có một mức độ tập trung nhất định được biểu

thị bằng số trung bình


( X )

và mức độ biến dị nào đó được biểu thị bằng độ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


lệch chuẩn Sx hoặc hệ số biến dị (CV%)

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 3

1.1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng.

1.1.3.1. Khái niệm về quá trình sinh trưởng và phát dục

Sinh trưởng là một trong những tính trạng di truyền số lượng của vật nuôi và chịu tác động của ngoại cảnh. Trong công tác nhân giống vật nuôi, tính trạng này luôn được nghiên cứu.

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua đồng hoá và dị hoá. Sự sinh trưởng làm tăng kích thước các chiều, tăng khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật.

Nói cách khác đó là sự tích luỹ dần dần các chất mà chủ yếu là protein trong cơ thể. Tốc độ sinh trưởng và cách thức tổng hợp protein là do các gen trong cơ thể điều khiển.


Như vậy sự tăng về khối lượng là một trong những chỉ tiêu tăng trưởng của cơ thể.

Tuy nhiên một số trường hợp sự tăng khối lượng không phải là tăng trưởng đó là sự tích luỹ mỡ hoặc nước mà không có sự phát triển của mô cơ.

Theo Gartner, 1922, quá trình sinh trưởng được xem là kết quả của sự phân chia tế bào, làm tăng thể tích của tế bào để tạo nên sự sống (Lê Quang Nghiệp, 1984) [16]. Sự sinh trưởng được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh để hình thành hợp tử cho đến khi cơ thể trưởng thành.

Nghiên cứu sự sinh trưởng không thể không nói đến sự phát dục. Đó là một quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh dần về chức năng các bộ phận của cơ thể vật nuôi.

Theo Somangaozen, 1935, giữa sinh trưởng và phát dục của cơ quan này hay cơ quan khác, có sự tương quan và phụ thuộc lẫn nhau. Hiện tượng này không phải bao giờ cũng chỉ ở phạm vi bộ phận mà còn đối với toàn bộ cơ thể. Nó được thực hiện qua trao đổi chất và luôn thay đổi. Quá trình này mang tính giai đoạn, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều yếu tố tác động như phân hoá, trao đổi chất, dinh dưỡng … (Lê Quang Nghiệp, 1984) [16].

Sinh trưởng và phát dục của gia súc là hai mặt của một quá trình phát triển cơ thể vật nuôi. Nói cách khác, phát triển là kết quả của các quá trình sinh trưởng, phát dục dưới dạng động thái mà cơ sở vật chất của nó là sự tăng khối lượng, thể tích cùng với sự thay đổi sâu sắc về chức năng các bộ phận trong cơ thể.

Như vậy quá trình sinh trưởng và phát dục là quá trình thay đổi về số lượng và chất lượng liên tục của cơ thể vật nuôi. Tuy nhiên xét trong phạm vi toàn cơ thể không phải lúc nào hai mặt sinh trưởng và phát dục cũng song song với nhau mà có thời kỳ sinh trưởng mạnh hay phát dục mạnh hơn. Sinh


trưởng có thể phát sinh từ phát dục và ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (Trần Đình Miên, 1975) [15]

1.1.3.2. Những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục

Quá trình phát triển của gia súc thường tuân theo những quy luật nhất định. Trong chăn nuôi, muốn đánh giá đúng đắn sự phát triển của vật nuôi, cần nắm được những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục cũng như nhu cầu của cơ thể đang phát triển và những ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với quá trình này.

Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi thường tuân theo các quy luật chung, đó là: Sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, sinh trưởng phát dục không đồng đều và sinh trưởng phát dục theo nhịp điệu (Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Tường, 2004) [2].

+ Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: Quá trình phát triển của vật nuôi được phân chia thành 2 giai đoạn. Đó là giai đoạn phát triển trong bào thai và giai đoạn phát triển ngoài bào thai. Giai đoạn phát triển ngoài bào thai được chia làm 2 thời kỳ, là thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Sự tăng trưởng của cơ thể non trong giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường dinh dưỡng trong cơ thể mẹ. Khi cơ thể gia súc non được sinh ra đó là thời kỳ tiếp theo của giai đoạn bào thai, thì sự sinh trưởng phụ thuộc vào tính di truyền của đời trước nhiều hơn.

+ Quy luật phát triển không đồng đều của vật nuôi cho thấy nhịp độ phát triển của cơ thể và từng bộ phận qua các thời kỳ có những đặc điểm khác nhau.

+ Qui luật phát triển theo nhịp điệu: Sự sinh trưởng phát dục của sinh vật nói chung và gia súc nói riêng không phải là tuyến tính. Fedolop đã theo dòi sự tăng trưởng của bò trong điều kiện nuôi dưỡng ổn định cho thấy sự tăng trọng thường theo chu kỳ và mỗi chu kỳ khoảng 12 ngày. Các hiện tượng


khác trong cơ thể cũng diễn ra theo nhịp điệu như: Chu kỳ động dục, sự đồng hoá, dị hoá của cơ thể…..

Khi nắm được các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sẽ giúp chúng ta điều khiển 2 yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Hai yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ và biểu hiện rò rệt trong suốt quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi. Trên cơ sở đó chúng ta chủ động điều chỉnh các điều kiện cho phù hợp với sự sinh trưởng của từng loại vật nuôi nhằm đạt được mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

1.1.3.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò

Trong thực tế chăn nuôi, để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường dùng phương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể vật nuôi. Thông qua các số liệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

- Sinh trưởng tích luỹ (sự thay đổi về khối lượng kích thước các bộ phận và toàn bộ cơ thể vật nuôi theo thời gian)

- Sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng trong 1 đơn vị thời gian, thường được tính bằng gam/ngày)

- Sinh trưởng tương đối (mức tăng, giảm khối lượng tính bằng %).

Để dễ nhận biết và so sánh khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường biểu diễn bằng đồ thị và biểu đồ tăng trưởng.

Việc đánh giá sự phát triển của vật nuôi qua xác định kích thước các chiều đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá con giống theo hướng sản xuất của chúng.


1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng

Khi nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của vật nuôi, người ta thấy quá trình này chịu sự tác động của hai yếu tố chính đó là:

- Đặc điểm di truyền của giống

- Môi trường nuôi dưỡng và chọn lọc giống.

Theo nhận xét của Ewald Sasimonski (1987) [36] khối lượng của động vật phụ thuộc vào bản chất di truyền của loài, giống, tuổi, phụ thuộc vào tính biệt, yêu cầu thức ăn và thời tiết khí hậu.

Yếu tố ảnh hưởng đầu tiên, chủ yếu trực tiếp tới khả năng sinh trưởng của con vật là yếu tố di truyền. Thực tế cho thấy rằng: Các giống bò khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Những giống bò thịt như: Hereford, Santagertrudis có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1.000 - 1.200 g/ngày. Trong khi đó các giống kiêm dụng thịt, sữa như Zebu, Red Sindhi, Browrn Swiss chỉ đạt tăng trọng 600 - 800 gam/ngày.

Khi so sánh giữa bò Russian Black Pied (RBP) với bò lai Holstein Friesian (HF + RBP), các tác giả Ertuer. N.M; Koltosova I.Yu (1984) [37] đã đánh giá : Bò lai (HF + RBP) đã nặng hơn rò rệt so với bò RBP ở 3,6,12 và 18 tháng tuổi. Sự khác nhau trung bình là 11,2; 14,3; 17,5 và 21,6 kg.

So sánh năng suất sinh trưởng của các giống thuần Charolais, Holstein Friesian, Mentbeliard; Aberdeen - Angus với con lai giữa bò cái Adma với chúng, Saint Martin. G, Mesine. O và cộng sự (1991) [51] đã thấy có sự khác nhau giữa giống thuần và giống lai, giữa con đực và con cái. Khối lượng sơ sinh là 24,8 0,6 và 30,4 1,1kg đối với con đực 23,20,6 và 30,90,09 kg ở con cái. Tăng khối lượng gam/ngày là 47022 và 663176 gam ở con đực; 45318 và 66944 gam ở con cái.

So sánh khả năng sinh trưởng của bò F1 khi cho bò lai Zebu với bò Brown Swiss, Charolais, Chianina, Indobrazinlian, Limousine, Simmental dưới các điều kiện, quản lý thay đổi, các tác giả Montano. M, Martiner. G,


Reynoso (1990) [44] đã cho biết: Sinh trưởng của bò chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Bò lai giữa Charolais và Chianina có khối lượng sơ sinh cao hơn 4% so với những con lai khác.

Dashdamirov. K.SH (1991) [34] khi nghiên cứu bò đực Aberdeen Angus (AA), F1 Cuban Zebu (CZ) x (AA)và F2 CZ x AA đã thu được kết quả tương ứng là: Khối lượng sơ sinh trung bình là 29,9; 31,3 và 30,0 kg. Khối lượng 6 tháng tuổi là 207,9; 281,6 và 293,8 kg. Khối lượng 18 tháng tuổi là 405; 446,2 và 451,2kg. Như vậy giữa các nhóm có sự sai khác rò rệt.

Sung. Y.Y, Wang. K.C và cộng sự (1988) [53] nghiên cứu về năng suất của các giống bò Red Sindhi (RS) Santa Gertrudis (SG) và con lai của chúng với bò Taiwan Yellow cho thấy: Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và khối lượng lúc 1 tuổi ở bò SG (27,6; 130,7 và 177,7kg) cao hơn rò rệt so với những con bò khác. Tốc độ sinh trưởng của bò Red Sindhi nói chung là thấp.

Planas. T (1983) [49] khi nghiên cứu về năng suất sinh trưởng của 1.300 bê Zebu sinh ở Cu Ba vào những năm 1978-1980 đã cho biết: Hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi tương ứng là: 0,440,14; 0,160,07; 0,160,06; 0,110,25 và 0,160,06.

Kentamies. H (1983) [40] đã tính được hệ số di truyền về tốc độ tăng trọng/ngày của bò Finnish Ayrsline và bò Finnish Friesian tương ứng là: 0,390,1 và 0,770,25.

Theo Abasa. K.P, Wilcox C.J và Oson. T.A (1989) [31] khi nghiên cứu trên 1.401 bò Gobra thì hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, 12 và 18 tháng tuổi tương ứng là 0,14; 0,34; 0,33 và 0,15.

Burrow. H.M, Serfert. G.W và Hetzel. O.J.S (1991) [42] nghiên cứu trên bò Zebu, Bos Taurus và bò Zebu x Bos Taurus ở vùng nhiệt đới đã tính được hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và lúc 18 tháng tuổi của các giống tương ứng là 0,46 ; 0.21 và 0,22.


Sinh trưởng và phát triển của bò ngoài yếu tố di truyền còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như: Thức ăn và mức độ dinh dưỡng, các điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… Trong đó thức ăn, mức độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh trưởng.

Những thiếu thốn về dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn bào thai đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cơ thể con vật, làm cho chơ thể phát triển không hoàn chỉnh. Tình trạng này kéo dài cho đến khi con vật trưởng thành và thường được gọi là tình trạng phát triển suy yếu trong bào thai (Embryonalisme) và suy yếu ngoài bào thai (Ifantilisme). Có thể nói thức ăn và dinh dưỡng đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh trưởng của con vật. Khi thức ăn được cung cấp đầy đủ, cân đối về thành phần dinh dưỡng thì con vật tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng trọng.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy bò ở vùng ôn đới sinh trưởng, phát triển tốt hơn ở vùng nhiệt đới.

Theo kết quả nghiên cứu của Johnson (1958-1961) [38] về khả năng tăng trọng của bò cho thấy: ở vùng khí hậu nóng bò sinh trưởng chậm hơn so với bò ở vùng ôn đới có nhiệt độ trung bình 100C

Kết quả nghiên cứu tương tự, khi nuôi bò đực Hereford Angus trong điều kiện nóng ở Imperian valley (Mendel 1971, Johnson. H.D, Roman Ponce. H, trích dẫn, 1994 [43] Strees nóng làm giảm sinh nh iệt nội sinh, giảm thu nhận thức ăn cũng như đòi hỏi tăng sinh nhiệt và thay đổi tình trạng Hormore, giảm năng lực đạt được của bò đối với khả năng di truyền của chúng về mặt sinh trưởng.

Nhiệt độ môi trường cao luôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của bào thai. Những bò cái chửa trong điều kiện đó đã đẻ bê có khối lượng sơ sinh nhỏ hơn rò rệt (Johnson H.D trích dẫn 1994) [39]

Chu kỳ chiếu sáng cũng có ảnh hưởng rò rệt tới tốc độ sinh trưởng của bò.


Ở Michigal. U.S.A, Peters và CS (1978) đã làm thí nghiệm trên bê Holstein với phương pháp thay đổi độ chiếu sáng trong mùa đông. Cùng với thí nghiệm ở Michigal. U.S.A, Sorensen. T.M (1984) [42] đã thử nghiệm trên bê có khối lượng sống dưới 360 kg, cho thấy ánh sáng ảnh hưởng đển tăng trưởng của bê, còn đối với bò đã trưởng thành sự thay đổi về cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ít ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của bò tơ Boule, Zebu, Adama và Boule x Adama, các tác giả Poivery. F.P Menissien F và cộng sự (1988) [47] đã đánh giá sinh trưởng của bò trên 3 - 4 tháng tuổi phụ thuộc vào tính chất mùa vụ.

Khi nghiên cứu về mùa vụ trên bò cái Gobra Zebu, tác giả Abassa. K.P (1987) [30] đã nhận xét : Mùa vụ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản của bò và khối lượng sơ sinh cũng như mức độ tăng trưởng của bê. Những bò cái sinh ra từ tháng 10 đến tháng 3 có khối lượng trưởng thành nhỏ hơn so với những bê sinh ra từ tháng 4 đến tháng 9.

Ảnh hưởng của tính biệt và thiến tới tốc độ sinh trưởng của bò cũng khá rò rệt. Nhiều nghiên cứu của Newmans, Deland. M và cộng sự (1988)

[46] về hiệu quả phối giống của bò Hereford với đực Sahiwal, Charolais, Simmental, Jersey đã cho thấy: So với những con cái, con đực có khối lượng sơ sinh cao hơn 2kg, nặng hơn 15kg khi cai sữa và tăng trọng cao hơn 66 gam/ngày. Bê lai với các giống Châu Âu có khả năng sản xuất cao hơn khi cho lai với giống Zebu.

Khi nghiên cứu về năng suất sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của các giống bò Finnish Ayrsline (FA), Finish Friesian (FF) , Finish (F) Charolais và Hereford, tác giả Kentamies. H (1983) [40] đã nhận xét: Bò Charolais có khả năng tăng trọng cao nhất và tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò F1,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022