Quy Mô Đàn Bò Chăn Nuôi Trong Nông Hộ Tại Các Xã Điều Tra


còn mua thêm về từ các địa phương khác để nuôi cho sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chỉ giữ lại một số lượng nhỏ bò đực tốt để làm giống (đực giống 2,42 %, đực hậu bị 4,15%) và tỷ lệ bò đực thiến được chuyển sang nuôi thịt: 7,15 %

Đến tuổi thành thục về tính và thể vóc bò cái được giữ lại làm cái sinh sản là rất cao (41,09 %), trong khi chỉ giữ lại 2,42% đực giống. Với tỷ lệ này sẽ tránh được lãng phí khi nuôi quá nhiều đực giống.

Nếu so sánh số liệu của chúng tôi ở bảng 3.2 về cơ cấu tính biệt so với tổng đàn: Bò đực chiếm 24,91%, bò cái sinh sản chiếm 41,1%, Cái hậu bị 18,8%, đực hậu bị 4,15% với kết quả nghiên cứu của tác giả Nông Thị Ga [7] tại huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng thì so với tổng đàn: Bò đực chiếm 27,95%, bò cái sinh sản chiếm 40,63%, Cái hậu bị 10,74%, đực hậu bị 6,25% thì cơ cấu đàn bò ở huyện Chợ Đồn có chuyển biến tốt đó là tỷ lệ bò đực thấp hơn nhưng tỷ lệ bò cái sinh sản cũng như hậu bị cao hơn. Điều này sẽ thuận lợi cho việc tăng nhanh về số lượng cho đàn bò, phù hợp với mục đích chăn nuôi bò ở vùng núi là nuôi bò sinh sản kết hợp với cày kéo và lấy thịt, kết quả nghiên cứu này cũng phản ảnh các dự án khoa học đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển chăn nuôi bò của huyện.

3.1.1.3. Quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ tại các xã điều tra

Qua điều tra chúng tôi biết được quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ của Huyện Chợ Đồn và được thể hiện ở bảng 3.3:


Bảng 3.3: Quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ tại các xã điều tra



TT


Xã điều tra


Số hộ điều tra

Số bò điều tra

(con)

Bình quân bò/hộ

Quy mô đàn bò /hộ

(con)

Từ 1-2

3

≥4

1

Ngọc Phái

49

225

4,59

9

13

27

2

Phương Viên

98

352

3,59

43

26

29

3

Rã Bản

34

131

3,85

6

13

15

4

Bình Trung

36

159

4,42

14

5

17


Tổng số

217

867

3,99

72

57

88


So sánh (%)

100



33,18

26,27

40,55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 8

Qua bảng 3.3 cho ta thấy:

- Qua điều tra 217 hộ nuôi bò của 4 xã thì có tới 867 con bò. Bình quân 3,99 bò/hộ, tỷ lệ rất cao. Cao nhất là xã Ngọc Phái 4,59 bò/hộ, sau đó là Bình Trung 4,42 bò/hộ, Rã Bản 3,85 bò/hộ, Phương Viên 3,59 bò/hộ.

- Số hộ nuôi từ 1 - 2 bò chiếm 33,18%, số hộ nuôi 3 bò chiếm 26,27% số hộ nuôi từ 4 bò trở lên chiếm 40,55%. Tỷ lệ số hộ nuôi từ 4 bò trở lên khá nhiều; Ngọc Phái 27/49 hộ; Bình Trung 17/36 hộ; Rã Bản 15/34 hộ; Phương Viên 29/98 hộ.

Với 40,55% số hộ nuôi từ 4 bò trở lên cho thấy người dân đã nhận thức được vai trò chăn nuôi bò và hỗ trợ từ dự án mà các gia đình có điều kiện kinh tế đã đầu tư tăng quy mô đàn bò thành dạng trang trại.

Như vậy là mặc dù diện tích các bãi chăn thả đã bị thu hẹp, tốc độ tăng đàn nhanh, nhu cầu thức ăn của đàn bò ngày càng lớn mà quy mô của đàn bò/


hộ ở các xã điều tra vẫn khá cao đã minh chứng rằng: Triển khai trồng các loại cỏ năng suất cao, chất lượng tốt để giải quyết vấn đề thức ăn và nuôi bò theo phương thức bán thâm canh của các dự án đã đi đúng hướng và phát huy được hiệu quả trong việc phát triển đàn bò của huyện ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai.

3.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn bò Chợ Đồn

3.1.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của bò vàng theo tuổi

Chúng tôi tiến hành điều tra sinh trưởng tích luỹ của bò vàng địa phương từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Sinh trưởng tích luỹ của bò vàng địa phương từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi (kg)


Tuổi bò (tháng)


Bò đực


Bò cái

So sánh đực cái

n (con)


X m

x

Cv (%)

n (con)


X m

x


Cv(%)


(kg)


%

Sơ sinh

16

15,80,31

7,59

18

14,50,31

8,81

1,3

108,9

3

27

42,30,79

8,57

26

40,50,76

8,84

1,8

104,4

6

21

69,00,99

6,41

17

62,50,63

4,05

6,5

110,4

9

22

89,21,61

2,27

26

80,50,64

3,98

8,7

110,8

12

24

106,70,91

4,09

21

95,00,89

4,19

11,7

112,3

18

16

140,10,90

2,49

25

123,51,19

4,72

16,6

113,4

24

14

170,51,54

3,26

26

149,11,87

6,27

21,4

114,3

36

21

206,23,04

6,59

18

178.22,85

6,59

28,0

115,7


Các số liệu ở bảng 3.4 cho thấy:

Khối lượng bình quân của bò vàng địa phương qua các giai đoạn tuổi tăng lên rò rệt, nó thể hiện sự tích luỹ về lượng qua các giai đoạn từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi. Giữa con đực và con cái cũng có sự chênh lệch nhất định, cụ thể là ở cùng độ tuổi con đực có khối lượng lớn hơn con cái. Sơ sinh con đực là 15,8 kg; Con cái là 14,5 kg chênh lệch 1,3 kg, Giai đoạn 12 tháng tuổi con đực là 106,7 kg, con cái là 95,0 kg, chênh lệch 2,81 kg, đến giai đoạn 36 tháng tuổi con đực là 206,2 kg, con cái là 178,2 kg, chênh lệch 28 kg.

So sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của Lê Quang Nghiệp (1984) [16] về sinh trưởng của bò vàng Thanh Hoá: Bê cái sơ sinh có khối lượng bình quân 14,15 kg; 6 TT: 60,18 kg; 12 TT: 97,08 kg, 24 TT: 167,07 kg và 36 TT đạt 181,87 kg. Bê đực có khối lượng ở các độ tuổi tương ứng là 15,56; 63,9; 100,25; 183,01 và 217,08 kg. Chúng tôi thấy: Ở các lứa tuổi sơ sinh, 6 TT và 12 TT bò địa phương Chợ Đồn có khối lượng gần tương đương so với bò Thanh Hoá, nhưng khi đến giai đoạn tuổi từ 24 đến 36 TT thì bò vàng Thanh Hoá có khối lượng lớn hơn, hay nói cách khác là lúc trưởng thành bò Thanh Hoá có tầm vóc và khối lượng lớn hơn bò vàng huyện Chợ Đồn.

Tương tự như vậy nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Phạm Huy Thuỵ (1996) [24] về khả năng sinh trưởng của bò vàng ở huỵên Thanh Hoà - Phú Thọ: Bê cái có khối lượng sơ sinh là 15,1kg; 6 TT: 61,5kg; 12 TT: 98,6 kg; 18 TT: 148,3 kg; 24 TT: 172,1kg và 36 TT: 195,4 kg. Các số liệu tương ứng ở bê đực là 16,5; 65,4; 102,6; 150,1; 185,4 và 221,7 kg. Chúng tôi thấy: Ở các lứa tuổi sơ sinh, 6 TT và 12 TT bò địa phương Chợ Đồn có khối lượng gần tương đương so với bò Phú Thọ, nhưng khi đến giai đoạn tuổi từ 18 đến 36 TT thì bò vàng Phú Thọ có khối lượng lớn hơn, hay nói cách khác là lúc


trưởng thành bò Phú Thọ có tầm vóc và khối lượng lớn hơn bò vàng huyện Chợ Đồn.

250.0


200.0

150.0


100.0

®ùc

C¸i

50.0


0.0

ss

3t

6t

9t

12t

18t

24t

36t

Th¸ng tuæi

Khèi l•îng (kg/con)

Lý giải vấn đề ở độ tuổi sơ sinh cho đến 12 tháng tuổi bò vàng Chợ Đồn có khối lượng tương đương với bò Thanh Hoá và bò Phú Thọ nhưng càng về sau thì khối lượng lại thấp hơn phải chăng là điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, hơn nữa tiểu khí hậu cũng có sự khác nhau nhất định hoặc sự giao phối cận huyết làm cho bò tầm vóc bị hạn chế .


Đồ thị 3.1 Sinh trưởng tích luỹ của bò vàng địa phương từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi


3.1.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bò vàng qua các giai đoạn tuổi

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bò vàng địa phương trên cơ sở kết quả thu được qua điều tra theo dòi về khối lượng ở các giai đoạn (từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi). Chúng tôi xác định sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bò vàng ở từng tính biệt, kết quả được thể hiện ở bảng 3.5:


Bảng 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bò vàng địa phương


Giai đoạn sinh trưởng (Tháng tuổi)

Sinh trưởng tuyệt đối

(gr/con/ngày)

Sinh trưởng tương đối

(%/tháng)


Đực


Cái

So sánh đực/cái (%)


Đực


Cái

So sánh đực/cái (%)

SS - 3

294,44

300,00

98,15

30,41

32,14

94,60

3 - 6

296,67

233,33

127,14

15,99

13,46

118,80

6 - 9

224,44

200,00

112,22

8,51

8,39

101,44

9 - 12

194,44

161,11

120,69

5,96

5,51

108,12

12 - 18

185,56

158,33

117,19

4,51

4,35

103,75

18 - 24

168,89

142,22

118,75

3,26

3,13

104,22

24 - 36

97,81

79,73

122,68

1,58

1,48

106,59


+ Sinh trưởng tuyệt đối của bò vàng qua địa phương

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối của bò cao nhất ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, ở bò đực là 294,44 gr/con/ngày, bò cái là 300,00gr/con/ngày. Sau đó giảm dần theo độ tuổi: Ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi con đực là 194,44 g/con/ ngày và con cái là 161,11 g/ con/ngày và giảm thấp nhất ở 24-36 tháng tuổi (con đực là 97,81 g/con/ngày, con cái là 79,73 g/con/ngày.

Sinh trưởng tuyệt đối của bò đực và bò cái địa phương đều có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển theo giai đoạn của gia súc. Hầu như ở tất cả các giai đoạn tuổi tốc độ sinh trưởng


tuyệt đối của bê đực đều chênh lệch với bê cái. Ở giai đoạn SS-3 tháng tuổi bê đực có sinh trưởng tuyệt đối chênh lệch bê cái là 5,56%; 9-12 tháng tuổi là 20,69%; 24- 36 tháng tuổi là 22,68 %.


T¨ng khèi l•îng

(g/con/ngµy)


300.00

300.00

294.44

296.67

250.00

233.33

224.44

200.00

200.00 194.44


161.11

150.00

185.56

168.89

158.33

142.22

Bß ®ùc

Bß c¸i

100.00

97.81

79.73

50.00


0.00

SS _ 3 3 _ 6 6 _ 9 9 _ 12 12 _ 18 18 _ 24 24 _ 36

Th¸ng tuæi


Biểu đồ 3.1: Sinh trưởng tuyệt đối của bò vàng tại các xã điều tra.

+ Sinh trưởng tương đối của bò vàng qua các giai đoạn tuổi.

Ta thấy sinh trưởng tương đối của bò cao nhất ở giai đoạn SS - 3 tháng tuổi, con đực 30,41%, con cái 32,14%. Ở các giai đoạn sau đó sinh trưởng tương đối của con đực cao hơn so với con cái nhưng khoảng cách là không đáng kể. Đến giai đoạn từ 24 - 36 tháng tuổi sinh trưởng tương đối giảm đến mức thấp nhất và bò đực vẫn cao hơn so với bò cái: Bò đực là 1,58% so với 1,48%.

Nhìn chung sinh trưởng tương đối của bò đực và bò cái là tương đương nhau và đều giảm dần qua các giai đoạn tuổi, sự giảm rò rệt thể hiện ở giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi.


35.00

30.00

25.00

20.00

15.00

10.00

5.00

0.00

Bò đực

Bò cái

SS _ 3 3 _ 6 6 _ 9 9 _ 12 12 _ 18 18 _ 24 24 _ 36

Tháng tuổi

R(%)

Để thấy rò được sinh trưởng tương đối của bò vàng qua các tháng tuổi chúng tôi biểu diễn thông qua đồ thị 3.2


Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tương đối của bò vàng (%/ tháng)

3.1.2.3. Kích thước một số chiều đo cơ thể của bò vàng

Để đánh giá sự phát triển về tầm vóc của đàn bò vàng địa phương, chúng tôi xác định một số chiều đo chính ở các lứa tuổi 3, 6, 9, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí