Nhận Xét Chung Về Tổng Quan Các Vấn Đề Nghiên Cứu

+ Các sở, ngành và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác của Thành phố là thành viên trong Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố cũng đã chủ động thực hiện nhiều nội dung hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức nhiều buổi tọa đàm trao đổi, giải thích đến các hội viên, đoàn viên về chủ trương, chính sách của Thành phố trong công tác giải phóng mặt bằng, qua đó nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô đối với việc thu hồi đất thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố (Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, 2017).

1.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nói chung các tổ chức quốc tế và các nước xây dựng, sách dụng chính sách thu hồi đất bồi thường, tái định cư với những nguyên tắc sau:

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải tuân thủ pháp luật và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ được tiến hành

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải gắn với việc tái định cư, ổn định đời sống và việc làm cho người có đất bị thu hồi

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải được thực hiện công khai, dân chủ với sự tham gia của cộng đồng

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tư vấn thuyết phục để người dân tự giác thực hiện là quan trọng

* Các kinh nghiệm có thể áp dụng

- Việc Nhà nước nắm giữ quyền chủ thể tối cao đối với đất đai thể hiện trong việc thu hồi đất phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một vấn đề có tính phổ biến toàn thế giới, không phân biệt chế độ sở hữu đất đai, hình thức sở hữu đất đai, chế độ chính trị, bản sắc dân tộc. Tính phổ biến về quyền chủ thể tối cao đối với đất đai của Nhà nước trong việc thu hồi đất cho thấy, chúng ta có thể học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quản lý đất đai của các nước trên thế giới, kể cả các nước khác biệt với Việt Nam về chế độ chính trị hay chế độ sở hữu đất đai.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người bị thu hồi đất là một hợp phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải là một phần hoặc gắn bó chặt chẽ với dự án đầu tư có thu hồi đất.

- Phạm vi đối tượng được bồi thường hỗ trợ trong các dự án thu hồi đất không chỉ giới hạn trong số những người bị thu hồi đất mà phải mở rộng cho tới tất cả những người không bị thu hồi đất nhưng bị tác động tiêu cực bởi các dự án thu hồi đất. Theo đó, người không bị thu hồi đất nhưng nếu dự án thu hồi đất làm thay đổi môi trường sống, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội làm cho điều kiện sống, điều kiện làm việc của người đó khó khăn hơn thì người đó được coi là người bị ảnh hưởng và được đưa vào diện xem xét để bồi thường.

- Sự minh bạch hoá và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng bởi dự án thu hồi đất vào việc hoạch định chính sách, xây dựng phương án, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là việc hết sức cần thiết đảm bảo lựa chọn được những chính sách, giải pháp, phương án tốt nhất, nhân văn nhất và có tính khả thi cao.

- Người bị ảnh hưởng được bồi thường một cách thoả đáng, đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có đời sống phải đạt mức ngang bằng mức khi chưa có dự án. Điều này hàm ý phải áp dụng giá thay thế đối với tài sản bị thiệt hại, hỗ trợ di dời, khôi phục và ổn định đời sống, thu nhập; phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội nơi chuyển đến sao cho tương đương nơi ở cũ. Như vậy chi phí bồi thường thực chất lớn hơn nhiều so với giá chuyển nhượng trên thị trường của tài sản bị thiệt hại.

- Áp dụng các hình thức bồi thường, hỗ trợ rất đa dạng; rất chú trọng sử dụng hình thức bồi thường bằng hiện vật thay thế như nhà ở, đất, các công trình hạ tầng hoặc bằng các gói dịch vụ như đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, các hình thức bảo hiểm, các hình thức hỗ trợ thường xuyên thông qua các quỹ.

- Tránh các phương án thu hồi đất phải di dân, tái định cư. Trong trường hợp không tránh khỏi thì phải hạn chế tới mức thấp nhất số dân phải di dời, đồng thời đảm bảo cho người tái định cư không những ổn định về kinh tế mà còn phải bảo đảm cho họ hoà nhập nhanh chóng vào cộng đồng dân cư mới về mọi mặt.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TỪ ĐƯỜNG PHẠM HÙNG ĐẾN ĐƯỜNG LÊ ĐỨC THỌ TẠI PHƯỜNG MỸ ĐÌNH 1, MỸ

ĐÌNH 2, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Nam Từ Liêm

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

- Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội.

Hình 2 1 Sơ đồ hành chính quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội Quận Nam Từ Liêm 1

Hình 2.1. Sơ đồ hành chính quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32); một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía đông Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số 232.894 người.

Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm:

- Phía đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy;

- Phía tây giáp huyện Hoài Đức;

- Phía nam giáp quận Hà Đông;

- Phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai.

Là một phần của vùng đất Huyện Từ Liêm cũ quận Nam Từ Liêm có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, mang đặc trưng của nền văn minh sông Hồng rực rỡ và gắn liền với những thăng trầm lịch sử của đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Nhân dân Từ Liêm nói chung, nhân dân quận Nam Từ Liêm nói riêng có lòng yêu nước nồng nàn, bản chất cần cù, sáng tạo, trong lịch sử luôn có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Thủ đô, đất nước.

Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân quận Nam Từ Liêm đang vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng quê hương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chung của Thủ đô Hà Nội.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Quận nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ chảy qua. Địa hình nghiêng theo

hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0m - 6,5m; Khu vực có địa hình cao nhất tập trung ở phía Bắc dọc theo quốc lộ 32, cao từ 8m - 11m; Khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam của quận.

Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng.

2.1.1.3. Khí hậu

Quận nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm; độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82%.

2.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn Quận chỉ có sông Nhuệ là tuyến sông chính chảy qua và một số kênh rạch nhỏ tiêu thoát nước. Ngoài ra Quận còn có nhiều ao hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô.

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong năm qua kinh tế của Quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá... được củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Kinh tế năm 2018 của quận tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất chung các ngành đạt 28.942 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2017.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng: 44,2%, giảm 1%; ngành thương mại dịch vụ: 55,65, tăng 1%; ngành nông nghiệp còn lại: 0,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 46 triệu đồng/ người, tăng 7% so với năm 2017. Cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế quận Nam Từ Liêm



Ngành kinh tế

Tổng hợp năm 2017

Tổng hợp năm 2018

GTSX

(triệu.đ)

Cơ cấu %

GTSX

(triệu.đ)

Cơ cấu %

Tổng số

28.891.000

100

33.751.000

100

- Thương mại, dịch

vụ

15.761.000

54,6

18.766.000

55,6

- CN, TTCN-XD

13.049.000

45,2

14.904.000

44,2

- Nông, thủy sản

81.000

0,2

81.000

0,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


2.1.2.2. Dân số lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê dân số toàn quận Nam Từ Liêm là 232.894 người với mật độ dân số 7.234 người/km²

Tiếp tục duy trì mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,01% ; giai đoạn 2011 - 2018 khảng 0,94%

Tổng hợp tác động thuận chiều và ngược chiều của các nhân tố sẽ dẫn đến tỷ lệ tăng dân số cơ học được đẩy lên nhịp độ khá giai đoạn 2011 – 2018 khoảng 7 - 8%

Tỷ lệ tăng dân số sẽ đạt khoảng 7,5 % - 8,0 % giai đoạn 2011 - 2018

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 60% vào năm 2018.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Cơ cấu lao động đến năm 2018: Thương mại, dịch vụ: 82%- Công nghiệp: 12% - nông nghiệp: 06%;

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường

2.1.3.1. Thuận lợi

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội.

Về kinh tế - xã hội trong những năm qua quận tăng trưởng khá cao bình

quân 16%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế hàng năm đều tăng. Lĩnh vực công nghiệp phát triển mạnh và đa dạng, nhất là ngành chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các sản phẩm được nâng lên. Hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp, một số dự án quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng như các khu đô thị mới, các khu, cụm công nghiệp, các trục giao thông qua nội thành, các khu nhà cao tầng, khách sạn…nên đã góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp - xây dựng, hoạt động thương mại-dịch vụ có thêm những thành tựu mới, doanh số tăng nhanh, chất lượng được nâng cao, nhất là dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm. Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn có nhiều chuyển biến quan trọng.

Cùng với phát triển kinh tế, quận Nam Từ Liêm chú trọng tập trung đầu tư mạnh để phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa. Có thể khẳng định chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội trên địa bàn quận ngày càng được nâng cao. Công tác xã hội hóa về giáo dục, y tế, thể dục thể thao được triển khai thực hiện tốt; đến nay nhiều xã, phường đã có các trường mầm non tư thục; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm.

2.1.3.2. Khó khăn, hạn chế

Về kinh tế xã hội; tăng trưởng kinh tế của quận chưa thật ổn định, thiếu bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh chưa cao. Tiềm năng, lợi thế của quận chưa được khai thác có hiệu quả, ngành công nghiệp phát triển chưa rõ nét, chất lượng nguồn nhân lực, thiết bị công nghệ của nhiều cơ sở sản xuất ở trình độ dưới mức trung bình, khu vực kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn, hoạt động chưa hiệu quả.

2.1.4. Khái quát về phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2

2.1.4.1. Phường Mỹ Đình 1

Phường Mỹ Đình 1 nằm ở phía tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 10 km. Vị trí địa lý của phường Mỹ Đình 1 tiếp giáp với các phường sau:

+ Phía Bắc giáp phường Mỹ Đình 2 và Cầu Diễn

+ Phía Nam giáp phường Mễ Trì và Phú Đô

+ Phía Đông giáp Quận Cầu Giấy

+ Phía Tây giáp phường Cầu Diễn, Xuân Phương và Tây Mỗ

Phường Mỹ Đình 1 được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP, trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình trước đây, với diện tích tự nhiên 228.2 ha và 23.987 nhân khẩu gồm các tổ dân phố:Nhân Mỹ, Đình Thôn, Tân Mỹ, tổ dân phố 1, 2, 3 Khu đô thị Mỹ Đình 3, tổ dân phố CT1 Sông Đà, tổ dân phố The manor.

Nơi đây có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như: đường Phạm Hùng, đường Lê Đức Thọ… thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.

2.1.4.2. Phường Mỹ Đình 2

Phường Mỹ Đình 2 nằm ở phía tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 10 km. Phường Mỹ Đình 2 tiếp giáp với các phường sau:

+ Phía Bắc giáp phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy

+ Phía Nam giáp phường Mỹ Đình 1

+ Phía Đông giáp phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy

+ Phía Tây giáp phường Cầu Diễn

Phường Mỹ Đình 2 được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP, trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình trước đây, với diện tích tự nhiên 197 ha và 26.991 nhân khẩu gồm các tổ dân phố: Phú Mỹ và 6 tổ dân phố ở khu đô thị Mỹ Đình 2.

2.2. Tình hình quản lý đất đai quận Nam Từ Liêm

2.2.1. Tình hình quản lý về đất đai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

2.2.1.1 Công tác thống kê đất đai và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2018

Hoàn thành công tác thống kê đất năm 2018 quận Nam Từ Liêm đúng tiến độ, được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu và đánh giá cao.

Công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2018 được tổ chức thực hiện hiệu quả: Đã triển khai thực hiện được 104 dự án (đạt 85%) so với danh mục các dự án trong kế hoạch được phê duyệt, 13 dự án chưa thực hiện đã đăng ký chuyển

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí