Luật Đất Đai Năm 2003 Đến Năm 2013

việc lập khu TĐC cũng như việc tổ chức thực hiện.

- Về việc áp dụng: Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC áp dụng chung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Đây là một điểm khác so với Nghị định số 90/CP.

- Đối tượng phải bồi thường thiệt hại: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về đất và tài sản cho người có đất bị thu hồi để giao hoặc cho mình thuê.

- Đối tượng được bồi thường thiệt hại: Phải là người có quyền sử dụng đất, người sở hữu tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Phạm vi bồi thường thiệt hại gồm:

Bồi thường thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi. Bồi thường thiệt hại về tài sản hiện có.

Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.

Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi.

Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, di chuyển, giải phóng mặt bằng.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất: Khi Nhà nước thu hồi đất thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có đất bị thu hồi được bồi thường bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất. Khi bồi thường bằng đất hoặc nhà ở mà có sự chênh lệch về giá trị thì người được bồi thường được nhận hoặc phải trả lại phần chênh lệch giá trị đo bằng tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Điều kiện được bồi thường: do chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử có nhiều thay đổi và do còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể, chi tiết các trường hợp được bồi thường thiệt hại về đất, về tài sản (Tổng cục địa chính, 2001).

Giá đất để tính bồi thường thiệt hại: Giá đất để tính bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính bồi thường phù hợp với khả

Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường Phạm Hùng đến đường Lê Đức Thọ tại phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 4

năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương.

Chính sách hỗ trợ: Thực tế, khi Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất ổn định, lâu dài, hậu quả là người dân bị mất đất ở, mất tư liệu sản xuất, nhiều trường hợp phải di chuyển chỗ ở, đời sống của người bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ để khôi phục thu nhập, cải thiện mức sống của những người bị ảnh hưởng là rất cần thiết. Chính sách hỗ trợ quy định trong Nghị định số 22/1998/NĐ-CP bao gồm:

Hỗ trợ về ổn định sản xuất và đời sống, chi phí đào tạo chuyển nghề.

Trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh đến lúc sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động bình thường.

Trợ cấp chi phí di chuyển, hỗ trợ tạo lập chỗ ở đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước, thưởng tiến độ.

Hỗ trợ cho các đối tượng chính sách.

Tái định cư: chính sách TĐC được đề cập đầy đủ hơn so với các Nghị định trước đó, việc Nhà nước chuẩn bị đủ điều kiện để lập khu TĐC; bao gồm quỹ đất, quỹ nhà ở và quỹ tiền mặt là một phần đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng thực hiện nhanh chóng. Lập khu TĐC được cụ thể hoá một chương riêng trong Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, bao gồm quy định thẩm quyền phê duyệt lập khu TĐC, điều kiện bắt buộc phải có khu TĐC, nguyên tắc bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu TĐC và nguồn vốn xây dựng khu TĐC. Ngoài ra còn có một số quy định về chính sách hỗ trợ lập khu TĐC, góp phần khôi phục cuộc sống của người dân trong vùng giải toả. Lập khu TĐC, thể hiện chính sách đổi mới của Nhà nước về quan điểm và mục tiêu lấy con người làm trọng tâm trong quá trình bồi thường thiệt hại đối với người bị thu hồi đất.

Tổ chức thực hiện: các văn bản trước đây mới chỉ quan tâm đến nội dung bồi thường cho đất bị thu hồi và các tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, thì Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về công tác tổ chức thực hiện, trách nhiệm của UBND các cấp và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp thành phố trong việc chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư của các dự án như lập phương án bồi thường, xác định mức bồi thường hoặc trợ cấp cho từng tổ chức gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện bồi thường theo phương án được phê duyệt. Các quy định này đã giúp cho các địa phương có sự chủ động trong việc lựa chọn phương án bồi thường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quỹ đất, tập quán của địa phương.

Trong việc thực hiện Luật Đất đai năm 1993, chính sách thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã có những tiến bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước ta. Tuy nhiên, cơ chế bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thời kỳ này vẫn còn một số nhược điểm như sau:

Giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất chưa được quy định chưa theo một chuẩn mực nhất quán. Có nhiều quyết định của UBND các tỉnh về giá đất để tính bồi thường còn thiếu cơ sở; giá đất do các địa phương quy định hầu hết đều thấp hơn giá đất trên thị trường; người bị thu hồi đất nông nghiệp thường chịu thiệt thòi, người bị thu hồi đất phi nông nghiệp thường được lợi.

Khi thực hiện thu hồi đất được tiến hành theo từng dự án, công trình đã được phê duyệt. Vì vậy Nhà đầu tư phải làm việc rất nhiều đối tác để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; có trường hợp phải làm việc với UBND cả ba cấp tỉnh, thành phố, xã, làm việc với ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư và làm việc với người có đất bị thu hồi.

Thời kỳ này việc thu hồi đất chủ yếu trả bằng tiền; nhiều trường hợp phải TĐC cho người bị thu hồi đất nhưng chưa được giải quyết thoả đáng, nếu có TĐC không bằng khu dân cư đã thu hồi.

1.2.2.2. Luật Đất đai năm 2003 đến năm 2013

Luật Đất đai năm 2003 đã mở rộng các quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền được nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Điều 4 Luật Đất đai xác định rõ: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” và định nghĩa “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”. Tuy nhiên điều này chưa

nói rõ về thu hồi đất của các cá nhân, đồng thời cũng chưa phân loại rõ các đối tượng bị thu hồi đất khác nhau vì đối với mỗi đối tượng bị thu hồi đất khác nhau thì ảnh hưởng đối với đời sống của hộ đó lại khác nhau.

Các trường hợp thu hồi đất của người dân cũng được quy định rõ trong Điều 38 và Điều 40 của Luật. Theo đó Nhà nước thu hồi đất nhằm phục vụ các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Trong Luật cũng đã giải thích rõ về mục đích phát triển kinh tế là trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. Như vậy khái niệm phát triển kinh tế còn khá mơ hồ nên chính quyền các tỉnh đã thu hồi đất nông nghiệp ồ ạt để xây dựng các KCN, cụm công nghiệp mà không quan tâm đến hiệu quả sử dụng đã dẫn đến nhiều khu, cụm công nghiệp không được lấp đầy, nhiều dự án treo, đất bỏ hoang hoá nhiều năm.

Luật Đất đai năm 2003 cũng đã quy định về việc bồi thường và TĐC cho người bị thu hồi đất, theo đó những hộ có GCNQSDĐ hoặc đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ khi bị thu hồi đất sẽ được bồi thường. Đồng thời người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Các dự án trước khi thu hồi đất phải lập và thực hiện các dự án TĐC để bồi thường cho người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở. Khu TĐC được quy hoạch chung cho nhiều dự án và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Nhằm cụ thể hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định theo Luật Đất đai 2003 Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004; NĐ 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25-5-2007 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyết khiếu nại về đất đai; NĐ 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày

27-7-2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và nhiều thông tư hướng dẫn.

1.2.2.3. Từ sau Luật Đất đai năm 2013 đến nay

Luật Đất đai được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 09/12/2013. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014. Để hướng dẫn việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản liên quan: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 (Có hiệu lực từ 01/07/2014) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013; Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014); Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 (Có hiệu lực từ 01/07/2014) quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.

Luật Đất đai năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới cụ thể hơn và phù hợp hơn so với Luật cũ và phù hợp hơn với yêu cầu của công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC cụ thể như sau:

* Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai 2003 được quy định trong 03 điều (41, 42, và 43), trên thực tế đã chưa thể chế hết các quy định mang tính nguyên tắc này để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương. Khắc phục hạn chế này, Luật Đất đai 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (74 và 88). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, nghành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện.

Cụ thể, Điều 74 Luật Đất đai 2013, quy định các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có

đủ điều kiện được bồi thường (theo quy định tại Điều 75) thì được bồi thường; việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thế của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất; việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kip thời và đúng quy định của pháp luật. Và Điều 88 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất: Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường; khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

* Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai 2013 bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 75), cụ thể:

- Bổ sung bồi thường đối với các trường hợp sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa người sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất (có cùng nghĩa vụ tài chính như nhau).

- Bổ sung bồi thường đối với trường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không phải là đất do nhà nước giao, cho thuê và có giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 này mà chưa được cấp (Luật Đất đai 2003 chưa quy định việc bồi thường, hỗ trợ đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích xản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi công nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện, không phải đất do được nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01/7/2004 nên gây vướng mắc trong thực hiện tại nhiều địa phương).

* Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: đất nông nghiệp, đất ở, đất phi công nghiệp không phải đất ở và theo từng loại đối tượng sử dụng đất (từ Điều 77 đến Điều 81). Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, việc xác định mức bồi thường cho người có đất bị thu hồi đối với đất sử dụng có thời hạn không chỉ căn cứ loại đất, đối tượng sử dụng đất mà còn phải căn cứ thời hạn sử dụng đất còn lại của người sử dụng đất đối với đất đó.

* Quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, cho một số trường hợp không được bồi thường đất (Điều 76). Theo Khoản 13, Điều 3 Luật Đất đai 2013, Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.

Những trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi, bao gồm: Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54; đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được được miễn tiền sử dụng đất; đất được Nhà nước cho thuê đất hàng năm, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đất nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

* Bổ sung quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án đặc biệt Điều 87, Luật Đất đai 2013 quy định theo hướng:

- Bổ sung trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất theo quy định của Chính phủ.

- Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ

tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách sách đó.

* Về chính sách hỗ trợ Luật Đất đai năm 2013 bổ sung một số quy định so với Luật Đất đai năm 2003:

- Quy định các nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. (Khoản 1, Điều 83)

- Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường. Cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề tìm kiếm việc làm; trường hợp người được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh” (Khoản 1, Điều 84)

- Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chổ ở. Cụ thể: Đối với hộ gia đình, các nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ nguồn kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển chổ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm (Khoản 2, Điều 84)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023