Nghiên Cứu Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chất Khoáng Sản


Các bao thể vàng phân tán mịn, khó tuyển thường trong asenopyrit, pyrit và các sulfua khác. Ví dụ: ở Kochkar (Nam Ural), mỏ Enhixei Taiga (Xô Viết), mỏ Сommunar (Alatau Kuznheski), mỏ Dmitrev (Phía đông Zabaikan), Kolar (Ấn Độ), Porkiupain (Canada), v.v. Các kiểu mỏ này có ý nghĩa quan trọng.

- Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ trung bình: phân bố ở mái của khối granitoid tuổi Meso-Kainozoi và Paleozoi hay nằm trong khối granitotid. Thân quặng thường là dạng mạch có chiều dày ổn định. Thành phần quặng chứa vàng: thạch anh, carbonat, barit, pyrit, chalcopyrit, sphalerit, galenit, quặng đồng xám. Vàng ở dạng tự sinh và dạng hợp chất trong sulfua.

Kiểu nguồn gốc này phân bố rộng rãi và có giá trị quan trọng. Xếp vào kiểu này có các mỏ ở Liên Xô (cũ) như mỏ Berezov (Trung Ural), mỏ Berikul và Saralin (Alatau Kuznhes), Stepniak (Kazastan), Daraskun (gần Baikan), Lebedin, Camodumov và Radost (Aldan), cũng như các mỏ lớn - mạch Materin và Gress-Beli ở Mỹ, bengigo và Ballarat ở Úc.

- Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ thấp: liên quan chặt chẽ với hoạt động núi lửa, quặng dạng mạch và đới mạng mạch vàng - bạc, hình thành ở độ sâu nhỏ. Quặng hóa không đều, có tính chất cụm. Thành phần gồm: thạch anh dạng calcedon, calcit, rhodochrosit, barit, adular, sulfua thông thường, khoáng vật bạc, vàng chứa bạc (Ag) và đôi khi có các hợp chất tellua của vàng.

Các mỏ kiểu này phát triển rộng rãi trong phạm vi đai Thái Bình Dương và ở Baikan. Ví dụ: mỏ Balei và Zond ở Liên Xô (cũ), Komshtok, goldphild và Kripl - Krich ở Mỹ, El - Oro ở Mexico, một loạt các mỏ ở Chile, Peru, NewJealand, Indonesia, Rumani (ở Transilvania). Kiểu mỏ này cung cấp một lượng bạc đáng kể.

- Các mũ sắt và chì của các mỏ sulfua: vàng là một khoáng vật bền với hóa chất, tích tụ cùng với hydroxit sắt, chì carbonat, các khoáng vật bạc thứ


sinh. Ví dụ: mũ sắt của mỏ conchedan Ural, Baikan; đới oxy hóa của các mỏ đa kim Atai và Đông Zabaikan. Giá trị của các mỏ thuộc kiểu này không lớn.

- Các mỏ nguồn gốc biến chất kiểu cuội kết chứa vàng: thuộc kiểu này có vàng trong cuội kết nổi tiếng ở Vitvatersrand Transveal (Nam Phi), là mỏ vàng lớn nhất thế giới.

Từ các dẫn liệu trên cho thấy các loại hình nguồn gốc công nghiệp quặng vàng trên thế giới đã được các nhà địa chất nghiên cứu khá chi tiết. Đây là điều kiện thuận lợi để so sánh với các loại hình nguồn gốc công nghiệp quặng vàng ở Việt Nam nói chung và vùng Phước Sơn nói riêng.

2.1.2.2. Ở Việt Nam

Loại hình nguồn gốc công nghiệp được các nhà địa chất nghiên cứu từ những năm 1980 trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu của các tác giả:

- Nguyễn Văn Đễ (1987), Nguyễn Nghiêm Minh (1990), Nguyễn Trường Tri (1990), Nguyễn Nghiêm Minh, Vũ Ngọc Hải (1991), Nguyễn VănChữ (1991). Trong đó đáng chú ý là bảng phân loại của Nguyễn Nghiêm Minh, Nguyễn Văn Chữ, Nguyễn Văn Phổ và Nguyễn Ngọc Trường (1993-1995) (Bảng 2.1) xếp loại hình nhiệt dịch nhiệt độ trung bình thấp là phổ biến nhất. Trên bình đồ kiến trúc, khoáng hoá vàng thường phân bố tập trung trong các cấu trúc vòm nâng, địa khối, phức nếp lồi, các võng núi lửa, rìa cấu trúc phá huỷ và đứt gãy sâu khu vực. Môi trường thạch học thuận lợi cho sự tích tụ khoáng hoá vàng là đá phiến tuổi Proterozoi và Paleozoi (44,4%), các trầm tích núi lửa Mesozoi (41,6%), đá magma granit, đá carbonat và đới vỡ vụn cà nát (11,2%), đá trầm tích xen lục nguyên carbonat (2,8%) [14]. Về tuổi, khoáng hoá vàng phổ biến rộng rãi và phong phú nhất vào Mesozoi, có liên quan đến quá trình địa động lực kiến tạo magma mạnh mẽ xảy ra trên toàn lãnh thổ. Quá trình tạo khoáng liên quan mật thiết với các phức hệ xâm nhập, phun trào - xâm


nhập, phun trào, á phun trào và các đai cơ kèm theo sự tái sinh khoáng của các thành tạo cổ trước Mesozoi.

- Trong cuốn tra cứu vàng, bạc, đá quý, 2010 [27], Nguyễn Khắc Vinh và nnk phân chia vàng thành hai kiểu thành tạo vàng gốc và vàng sa khoáng. Trong đó vàng gốc được tác giả tiếp tục chia ra: Mỏ dung ly sulfua Cu - Ni - Co chứa vàng; skarn chứa vàng; nhiệt dịch và quặng vàng trong đới biến chất. Trong đó phổ biến nhất là các mỏ vàng nhiệt dịch phân bố chủ yếu ở các cấu trúc Đông Bắc; Tây Bắc; Trường Sơn; Kon Tum và Đà Lạt. Bao gồm bốn kiểu quặng chính: Vàng - thạch anh; Vàng - thạch anh - sulfua; Vàng - bạc; Vàng - antimon.

- Nguyễn Kim Hoàng và nnk, năm 2010 khi nghiên cứu về đặc điểm quặng hoá đới Đà Lạt, ông cho rằng đới sinh khoáng có sự phân bố của vàng là một trong số ít khoáng sản kim loại nội sinh đặc trưng cho hoạt động magma - kiến tạo miền sinh khoáng Nam Việt Nam nói chung và đới Đà Lạt nói riêng, được thành tạo bởi các quá trình biến chất trao đổi nhiệt dịch và nhiệt dịch liên quan đến hoạt động magma kiến tạo cung rìa lục địa tích cực kiểu Đông Á cổ vào Mesozoi muộn. Quặng vàng nội sinh gồm các kiểu: vàng

- thạch anh - sulphur dạng mạch (chủ yếu), vàng - bạc - sulphur xâm tán trong đá phun trào (thứ yếu), vàng - sulphur xâm tán trong thể tường sẫm màu (hiếm gặp); ngoài ra, còn gặp quặng vàng cộng sinh trong các kiểu mỏ của chì

- kẽm, thiếc, đồng - molipden và antimon. Sự phân bố không đồng đều của quặng hóa vàng nội sinh trong đới Đà Lạt được quyết định bởi các nhân tố khống chế đó là: cấu trúc - kiến tạo, magma, thạch địa tầng [6].

- Công trình nghiên cứu có tính hệ thống về thành tạo quặng vàng ở Việt Nam dựa theo quan điểm của các nhà địa chất phương Tây là đề tài “Nghiên cứu xác lập các kiểu mỏ đồng - vàng porphyr trên lãnh thổ Việt Nam” của Lê Xuân Vinh, năm 2011. Trong công trình này, tác giả cho rằng


khu mỏ Phước Sơn thuộc kiểu mạng mạch giàu sulfua. Magma chủ đạo liên quan đến quặng vàng gốc porphyr? ở Phước Sơn là loạt xâm nhập tuổi kết tinh từ 248 triệu năm đến 240 triệu năm, mà đa số các nhà địa chất xếp vào phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn.

Nghiên cứu về mô hình hoá quặng vàng gốc để đánh giá tài nguyên, trữ lượng ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đáng kể nhất là Luận án Tiến sỹ Địa chất “Hoàn thiện hệ thống các phương pháp dự báo phát hiện và đánh giá tài nguyên vàng gốc. Lấy ví dụ trên mỏ vàng Nà Pái - Bình Gia - Lạng Sơn”, tác giả Đặng Văn Lãm, 1999 đã đưa ra phương pháp xây dựng và phân tích mô hình địa hoá cảnh quan để nhận thức các đặc trưng và mối quan hệ các yếu tố quặng hoá với trường địa hoá khoáng vật xuất hiện ở mỏ; mô hình hoá các đặc trưng của trường dị thường địa hoá liên quan đến các thân quặng; khai thác hệ thống các mô hình để xác lập tổ hợp các phương pháp phát hiện và đánh giá tài nguyên vàng phù hợp với kiểu mỏ.

Một số công trình nghiên cứu khác chỉ đề cập từng khía cạnh và công bố trong một số bài báo hoặc sách tham khảo.

Nhận xét: mức độ nghiên cứu về đặc điểm địa hoá, khoáng vật và loại hình nguồn gốc công nghiệp quặng vàng ở Việt Nam là cơ sở thuận lợi để nhận định về bản chất địa chất của các thành tạo liên quan quặng hoá vàng gốc trong vùng, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn.


Bảng 2.1. Bảng phân loại các kiểu quặng vàng gốc ở Việt Nam “Nguồn: Nguyễn Tiến Thành 2010” [22]


TT

Loại hình quặng

Nhóm thành hệ quặng

Kiểu quặng

1


Quặng vàng thực thụ

Vàng - thạch anh

Vàng - thạch anh

2

Vàng - thạch anh - tuamalin

3


Vàng - thạch anh - sulfua

Vàng - thạch anh - pyrit

4

Vàng - thạch anh - arsenopyrit

5

Vàng - thạch anh - antimonit

6

Vàng - thạch anh - bismutin

7

Vàng - thạch anh - đa sulfua

8

Vàng - sulfua - thạch anh - carbonat

9


Vàng - sulfua

Conchedan - đồng (Mo, TR) - vàng

10

Conchedan - vàng (Sulfua sắt - vàng)

11

Conchedan - đa kim - vàng

12


Vàng - bạc

Vàng - bạc - thạch anh - đa sulfua

13

Vàng - bạc - đa sulfua - sulfo muối

14

Vàng - bạc - telua - selen

15

Quặng vàng cộng sinh

Quặng chứa vàng


Quặng kim loại màu chứa vàng

Quặng đa kim Pb - Zn chứa vàng

16

Quặng sulfua đồng - nikel chứa vàng

17

Quặng đồng cát kết chứa vàng

18

Quặng kim loại đen chứa vàng

Quặng sắt chứa vàng

19

Quặng kim loại hiếm chứa vàng

Quặng thiếc/vonfram chứa vàng

20

Quặng antimon chứa vàng


21

Đá chứa

Đá magma bị biến đổi chứa vàng


Vàng porphyr ( Au - Mo/Au - Cu porphyr)


22

Đá carbonat bị biến đổi chứa vàng


Đá carbonat bị biến đổi chứa vàng

23

Đá lục nguyên - phun trào bị biến đổi chứa vàng

Đá phiến đen chứa vàng

24

Đá phiến lục chứa vàng

25

Acgilit/propylit/quazit chứa vàng

26

Molat chứa vàng

Cuội kết chứa vàng

27

Quặng vàng biểu sinh


Vàng biểu sinh

Mũ sắt chứa vàng

28

Laterit chứa vàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 6


2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Khảo sát, thu thập, tổng hợp tài liệu

2.2.1.1. Tài liệu lưu trữ, internet

a. Tài liệu lưu trữ

Tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu là khá phong phú, NCS đã tiếp cận, thu thập các tài liệu quý báu đó.

Vùng Phước Sơn thuộc các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, các tài liệu Bản đồ địa chất nhóm tờ A Hội, Đăk Glêi - Khâm Đức và nhóm tờ Tam kỳ - Hiệp Đức tỷ lệ 1:50.000. Vùng đã đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản vàng gốc ở tỷ lệ từ 1:25.000 đến 1:10.000 cho 7 khu và thăm dò ở khu Đăk Sa. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu chuyên đề, bài báo liên quan; các báo cáo thăm dò vàng gốc ở Việt Nam và nhiều tài liệu trên thế giới để so sánh và kiểm chứng.

b. Tài liệu trên internet

Ngày nay với công nghệ phát triển, từ các trang mạng đã thu thập được nhiều thông tin, cụ thể: trang mạng của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (dgmv.gov.vn); Viện Khoa học Địa chất và Kháng sản (vigmr.vn); Viện Địa chất (vast.ac.vn); Trường Đại học Mỏ - Địa chất (humg.edu.vn); Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Trường đại học Huế; Trung tâm thông tin Lưu trữ Địa chất, Silver doctors.com/Global gold mine and deposits ranking. Trong đó nổi bật là trang geology.com, là trang mạng khá đầy đủ và chi tiết các thông tin địa chất trên thế giới.

2.2.1.2. Khảo sát nghiên cứu thực địa

NCS đã tiến hành các lộ trình địa chất bổ sung theo tuyến, kết hợp với các công trình thăm dò và công trình khai thác đã có trong vùng và khu mỏ để thành lập các mặt cắt chi tiết, v.v. Phân khu Bãi Đất và Bãi Gõ đã có 4 tầng lò khai thác, các lò bằng, lò nghiêng chuẩn bị khai thác có tiết diện, ánh sáng,


thông gió rất thuận tiện, dễ dàng khảo sát hai thân quặng chính (BĐMQ và QTZ3). Kết quả khảo sát thực địa cho thấy về cơ bản đặc điểm địa chất thân quặng giữa tài liệu thăm dò và tài liệu lò khai thác không khác nhau nhiều. Để kiểm chứng thành phần vật chất quặng và biến đổi đá vây quanh, NCS lấy và phân tích bổ sung mẫu thạch học, khoáng tướng.

Cụ thể mẫu lấy phân tích trên mặt cắt chi tiết như sau:

- Mẫu khoáng tướng tập trung chủ yếu ở phân khu Bãi Đất và Bãi Gõ, trên các tầng lò và các lỗ khoan khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu sự thay đổi về thành phần khoáng vật quặng theo đường phương và hướng dốc.

- Mẫu lát mỏng lấy tập trung vào các đới biến đổi cạnh mạch, biến đổi trong thân quặng và các đá chứa quặng.

2.2.2. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản

Để tiện ích cho quản lý, nghiên cứu, khai thác thông tin phục vụ công tác xây dựng mô hình và đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc, thuận tiện cho sử dụng trong tương lai, NCS đã xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chất khoáng sản vùng Phước Sơn.

2.2.2.1. CSDL địa chất - khoáng sản

a. Khái niệm cơ bản

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu được tổ chức có cấu trúc (theo một khuôn dạng nhất định) để mô tả một đối tượng cụ thể [13], [17].

Có nhiều cách tổ chức cơ sở dữ liệu, song thường được cấu thành từ các bảng dữ liệu (tables). Các bảng dữ liệu gồm:

- Hàng (bảng ghi - record);

- Cột (trường - file), mỗi trường có một kiểu dữ liệu: Character, Real, Interger, Boole.

Các bảng dữ liệu liên kết với nhau thông qua trường khoá nhất định.

b. Quan điểm thiết kế cơ sở dữ liệu


- Mục đích của cơ sở dữ liệu: để quản trị, tra cứu, trợ giúp xây dựng mô hình, khai thác mô hình phục vụ công tác đánh giá tài nguyên, trữ lượng;

- Các trường dữ liệu cần thiết: phân rã dữ liệu đến mức thấp nhất, không tạo các trường mà giá trị của chúng được tính toán từ các trường khác, không tạo các trường tương tự nhau;

- Xác định các bảng (tables) cần thiết: mỗi bảng chỉ chứa các thông tin về một chủ đề của đối tượng, xác định mối quan hệ của các bảng;

- Xác định các trường của các bảng: một trường, trừ trường khoá, chỉ xuất hiện ở 1 bảng.

Cơ sở dữ liệu được xây dựng theo mô hình quan hệ. Tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể mà sử dụng loại quan hệ nào, cụ thể là quan hệ 1:1, quan hệ 1- nhiều (1:N) và quan hệ nhiều - nhiều (N:N). Trong Luận án, NCS xây dựng cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ 1- nhiều và nhiều - nhiều.

2.2.2.2. CSDL hệ thông tin địa lý (GIS)

a. Sơ lược về GIS

Có khá nhiều định nghĩa về GIS (Geographic Information System), một trong những định nghĩa: Hệ thông tin địa lý là một môi trường có khả năng quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu và xử lý chính xác các lớp thông tin trong mối quan hệ không gian [11].

Tuy có nhiều định nghĩa song, đa số các nhà khoa học đều thừa nhận Hệ thông tin địa lý (HTTĐL-GIS) là một hệ thống được kết hợp bởi bốn thành phần chính: phần cứng; phần mềm; cơ sở dữ liệu; đội ngũ chuyên gia.

Các thành phần cấu thành có liên quan mật thiết với nhau. Phần cứng là hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi trên đó có một HTTĐL hoạt động.

Phần mềm hệ thông tin địa lý bao gồm moduls kỹ thuật cơ bản: nhập, kiểm tra và chỉnh sửa dữ liệu; lưu trữ dữ liệu, điều hành dữ liệu; thành lập dữ liệu đầu ra và biểu diễn dữ liệu; đối thoại với người dùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022